www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
BỒ TÁT GIỚI

(Ấn Độ - Trung Quốc - Việt Nam)
Thích Thái Ḥa


- Ấn Độ
Sau khi đức Phật diệt độ, kinh điển đă được kết tập nhiều lần bởi các hàng đệ tử của Ngài qua các thời kỳ khác nhau.
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
Nếu chúng ta đọc kỹ kinh Mahàpadàna (Đại bản) thuộc văn hệ kinh tạng Pàli hay Nam Phạn, chúng ta thấy tinh thần Bồ tát giới hiện rơ ở trong kinh này.
Ngay ở trong kinh này đức Phật Thích Ca Mâu Ni đă kể lại cho các tỷ kheo về thân thế, chí nguyện xuất gia, phương pháp tu tập, thành đạo và giáo hóa chúng sanh của chư Phật quá khứ. Và cũng chính sự ra đời của Ngài cũng là để kế thừa truyền thống tu tập, giác ngộ, và giáo hóa chúng sanh của chư Phật quá khứ mà thôi.
Và ở trong kinh điển này, đă nêu rơ tâm chí của người xuất gia rất là cụ thể, đó là "v́ khéo tu phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh, khéo hành thiện hạnh, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ ǵn không hại chúng sanh, khéo có ḷng từ bi đối với chúng sanh". (1 Kinh Đại Bản - Trường Bộ III, ĐHVH, 1972.)

Trong đoạn kinh nêu rơ tâm chí của người xuất gia ở trên, chúng ta thấy rơ trong đó có hàm đủ tinh thần Bồ tát tam tụ tịnh giới.
Chẳng hạn: "Khéo tu phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh", là Nhiếp luật nghi giới.
"Khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp", là Nhiếp thiện pháp giới.
"Khéo giữ ǵn không hại chúng sanh, khéo có ḷng từ bi đối với chúng sanh", là Nhiêu ích hữu t́nh giới.
Tuy nhiên, kể từ khi đức Phật Niết Bàn, khoảng 200 năm, Phật giáo Ấn Độ đă trải qua những thời kỳ phân hóa và chuyển hóa để phát triển đến mức độ rộng lớn, không những về mặt tư tưởng mà c̣n về mặt địa dư nữa.
Nên tinh thần Bồ tát giới không những thấm sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của những hàng đệ tử Phật, mà c̣n biểu lộ rất cụ thể trong đời sống đạo đức của dân Ấn.
Vua Asoka (A Dục) của Ấn Độ, lên ngôi vào khoảng năm 267 trước Tây Lịch, là một vị Vua anh hùng, đă đem quân chinh phạt các lân bang và đă thống nhất sơn hà Ấn Độ lúc bấy giờ.
Nhưng, sau khi quy y và thọ giới pháp của Phật, vua đă tự ḿnh bỏ việc săn bắn, ra lệnh nhân dân cấm sát sanh, bảo vệ các loài sinh vật, giảm bớt đời sống xa hoa, ra lệnh kiến thiết chùa chiền, khuyến khích việc từ thiện và rất tận tụy với việc tuyên dương chánh pháp.
Vua đă thực hiện hạnh từ bi một cách cụ thể như: Ban bố các sắc lệnh trồng các cây dược thảo để chữa bệnh cho nhân dân, đào giếng bên đường để lấy nước cho người và vật uống. Thiết lập các thí liệu viện để chữa bệnh, nuôi người già yếu và tàn tật.
Vua c̣n ra lệnh cho nhân dân, quan lại phải mở "vô giá đại hội", để cúng dường cho các bậc sa môn, bà la môn, tôn trọng tính mạng của sinh vật, tránh các việc xa xỉ, cấm nhân dân không được bạo ác phóng đăng, phải tôn kính cha mẹ, sư trưởng, các bậc già cả, hài ḥa với những người tật bệnh, thương yêu những kẻ nô lệ, tôn trọng và khuyến khích nhau làm điều thiện. (Lược sử Phật giáo Ấn Độ - Thích Thanh Kiểm, tr91-93, Vạn Hạnh 1963.)

Đối với chính trị, Vua đă quan niệm rất rơ ràng, Vua nói: "Làm chính trị là v́ lợi ích và an lạc cho mọi người, nếu không giúp được lợi ích cho dân, th́ sao được gọi là chính trị".
Lại có người hỏi: Thế nào là tạo lợi ích cho nhân dân? Vua đáp: "Dân là ai? Dân là ta chứ c̣n ai nữa. Mọi người dân đều là ta, mọi gia đ́nh đều là gia đ́nh ta, mọi con dân đều là con ta".
Đối với địa vị quốc vương, vua nói như sau: "Vua cũng là một chúng sanh trong hằng hà chúng sanh, mà có khác chăng, Vua là người được hưởng ân huệ, mà chúng sanh khác chưa hưởng".
Đối với việc tín ngưỡng, Vua dạy như sau: "Sống trên thế gian này, cứ dốc ḷng quy y Tam Bảo, nỗ lực làm điều thiện, tránh sát sinh, là không có việc cúng tế nào hay hơn thế nữa rồi". (Lịch sử triết học Ấn Độ - Thích Măn Giác, tr169-171, ĐHVH, 1967.)
Qua nội dung phát biểu và hành động của Vua A'soka, chúng ta thấy rằng, tinh thần Bồ tát giới thấm sâu vào nếp nghĩ và cách hành động, không những riêng bản thân Vua mà ngay cả chính sách trị dân của Vua nữa, cũng như tinh thần Bồ tát giới ảnh hưởng trong quảng đại quần chúng, dưới thời Vua Asoka là như thế nào rồi?
Tinh thần Bồ tát giới đến thời đại Ngài Mă Minh (Asraghosa) ra đời, th́ phát triển và cực thịnh hơn.
Thời đại của Ngài Mă Minh Bồ tát ra đời là thời đại đầu thế kỷ thứ II-Tây lịch. Ngài không những trác việt về chứng ngộ tâm linh mà c̣n là một nhà Phật học uyên áo, một thi hào, một văn hào kỳ tuyệt và một nhà biện thuyết tăm tiếng bấy giờ.
Ngài đă trước tác nhiều tác phẩm vĩ đại, trong đó có bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín c̣n truyền đạt đến ngày nay.
Luận Đại Thừa Khởi Tín là ǵ? Đó là luận chứng nói về tâm lượng rộng lớn, để phát khởi đức tin đối với giáo nghĩa Đại thừa.
Do đó, các nhà sử học nhận định, Ngài là nhà xiển dương và làm hưng thịnh Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ II-Tây lịch, không phải là không có căn cứ.
Xiển dương giáo nghĩa Đại thừa, chính là nêu rơ cách nh́n cuộc đời, cách nh́n thân tâm và phương pháp tu tập thích ứng rộng lớn với tâm lượng Bồ tát đạo, mà chính ở trong bài kệ tụng mở đầu của Luận Đại Thừa Khởi Tín, Ngài Mă Minh đă nêu rơ:
"Kính lễ hết thập phương
Bậc cứu thế đại bi,
Thân vô ngại tự tại,
Tâm tối thắng biến tri,
Và thể tướng thân ấy,
Biển pháp tánh chân như.
Cùng Bậc tu như thật,
Chứa vô lượng công đức.
V́ muốn khiến chúng sanh,
Trừ nghi bỏ tà chấp,
Khởi chánh tín Đại thừa
Ḍng dơi Phật bất tuyệt".

Ngay trong nội dung bài tựa, Ngài đă nói lên tâm nguyện chân thành quy kính Tam Bảo và mục đích tạo luận của Ngài.
Mục đích đó là v́ tâm đại bi, thương xót chúng sanh, muốn chúng sanh không bị rơi vào đường tà, v́ muốn chúng sanh có lợi ích lớn, có đức tin và học giáo nghĩa Đại thừa, v́ muốn hạt giống Phật pháp được tung vải khắp mọi không gian và mọi thời gian để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh và hạt giống đó không bao giờ để cho bị khô kiệt và hư mất.
Ngay cả trong bài kệ đó, chúng ta nh́n sâu và kỹ, th́ cũng thấy ngay tinh thần thọ và tŕ Bồ tát giới của Ngài Mă Minh là như thế nào rồi, chứ không cần phải bàn luận nữa.
Đến Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) ra đời, khoảng thế kỷ thứ III, Ngài có công lớn trong việc hệ thống và khai triển giáo nghĩa Đại thừa.
Ngài là vị thông minh tuyệt vời, không những thông hiểu giáo pháp nguyên thủy, quan điểm của các bộ phái Tiểu và Đại thừa Phật giáo mà Ngài c̣n thông hiểu hết thảy mọi triết thuyết của Ấn Độ lúc bấy giờ. Không những vậy mà ngay cả các môn khoa học như Thiên văn, Địa lư, Lịch số và các thế pháp khác, Ngài cũng đều thông thạo.
Do đó, Ngài đă được Vua nước Kosa là Satvàhana ngưỡng mộ và phát tâm theo Ngài để quy y Tam Bảo, thọ tŕ giới pháp.
Ngài đă trước tác rất nhiều bộ luận nổi tiếng như Trung Quán Luận, Đại Trí Độ Luận, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Bồ Đề Tư Lương Luận...
Nếu đọc kỹ Bồ Đề Tư Lương Luận, là bộ luận Ngài bàn đến Tứ vô lượng tâm, Thập ba la mật. Hoặc Bồ Đề Tâm Ly Tướng Luận, là bộ luận Ngài giải thích về Bồ đề tâm, và cho rằng: Bồ đề tâm là lấy tâm nguyện đại bi làm thể.
C̣n ở trong tác phẩm Khuyến Phát Chư Vương, th́ Ngài khuyến khích các bậc quốc vương, ngoại hộ Phật pháp nên thực hành Pháp Thập Thiện.
Và ở trong tác phẩm Quảng Đại Phát Nguyện Tụng, th́ Ngài nói về cảnh giới của chúng sanh là vô tận, nên quốc độ của chư Phật cũng là vô tận. Và hễ tu tập hạnh kính lễ chư Phật th́ diệt trừ vô lượng tội lỗi, sinh trưởng vô lượng phước đức và đem vô lượng phước đức ấy mà hồi hướng cho hết thảy chúng sanh.
Do đó, ngay ở trong tác phẩm của Ngài Long Thọ, cũng đủ để chứng minh tinh thần tu tập Bồ tát giới và sức truyền Bồ tát giới của Ngài đối với thời đại ấy và mai hậu.
Đến thế kỷ thứ IV, Ngài Bồ tát Di Lặc (Maitreya) ra đời, ở xứ Ayodhya nước Magadha (Ma Kiệt Đà), có trước tác nhiều bộ luận nổi tiếng, để xiển dương giáo nghĩa Đại thừa, trong đó có bộ Du Già Sư Địa Luận 100 cuốn và Thập Địa Kinh Luận, hai bộ luận này của Ngài nêu rơ tinh thần thọ tŕ và giới tướng của Bồ tát giới và xiển dương tinh thần Bồ tát đạo rất triệt để.
Cũng thế kỷ này, có Ngài Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) cũng ra đời.
Theo tương truyền, Ngài Vô Trước đă học giáo nghĩa Đại thừa với Bồ tát Di Lặc, sau đó Ngài đă có nhiều tác phẩm để xiển dương giáo nghĩa Đại thừa như: Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận, Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật Đa Kinh Luận...
Sau đó, Ngài Vô Trước lại chuyển hóa tâm nguyện của người em là Thế Thân hướng đến Đại thừa và Ngài Thế Thân đă lănh hội giáo nghĩa Đại thừa một cách sâu xa.
Về sau, Ngài Thế Thân đă trước tác nhiều luận pháp nổi tiếng để xiển dương giáo nghĩa Đại thừa như: Duy Thức Tam Thập Tụng, Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận, và nhất là Phật Tính Luận, Ngài đă đề cập đến tinh thần Bồ tát giới một cách sâu xa.
Trong Phật Tính Luận, Ngài luận bàn về tinh thần hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng tu tập để thành Phật.
Nói tóm lại, trong lịch sử phát triển Phật giáo tại Ấn Độ, hễ Phật giáo Đại thừa hưng phát và cực thịnh ở thời đại nào và ở đâu, th́ ở đó và lúc đó có sự trao truyền và học tập Bồ tát giới.

(Trung Quốc)  (Việt Nam)

T.T.H.