www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 

NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT CỦA BỒ TÁT HẠNH
THÍCH TUỆ SỸ

II. NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT

Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lư, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lư này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu. (Trung luận, k. xxiv.8-9.) Cho nên, từ chỗ quy ước trong mối quan hệ giao tiếp thường nhật, trao đổi của hai vị Đại sỹ mà phong cách ngôn ngữ có vẻ nghịch thường đối với hàng trưởng giả bấy giờ dẫn vào thế giới mà ở đó những giá trị cũng nghịch thường so với những ǵ được chúng ta nhận thức bằng các giác quan thường nhật.

Quả thật, chúng ta vốn chỉ quen với những giá trị được nhận thức bởi mắt, tai thường nghiệm. Vượt qua giới hạn đó, là thế giới huyễn hoặc, không tưởng. Chúng ta giống như những con cá trong câu chuyện cổ, nghe những ǵ con rùa kể sau chuyến du lịch dông dài trên đất liền, tất cả đều là bịa đặt. Giới hạn ấy c̣n khắt khe hơn nữa, khi những ǵ người khác nhận thức và tư duy khác với ta. Tất cả mọi nền văn minh đều cố nâng nhận thức cá biệt của các thành viên của nó lên tầm cao hơn, phổ quát hơn, những giá trị được chấp nhận bởi nhiều cá thể hơn. Một nhà thiên văn học Trung hoa khi nh́n lên những ngôi sao gần nhau bên kia bờ sông Ngân; ông liên kết chúng lại thành h́nh ảnh cô gái dệt lụa. Ông gọi đó là cḥm sao Chức nữ. Ông có thể cười thầm, khi nghe một nhà Thiên văn Hy lạp, cũng nh́n cḥm sao đó, gọi đó là một cây đàn Thất huyền. Cho nên, chúng ta không mong đợi tấm ḷng bao dung quảng đại của một người mà suốt đời nhận thức không vượt qua khỏi lũy tre làng.

Người hành Bồ tát đạo v́ vậy thường được hướng dẫn chu du bằng trí tưởng tượng qua nhiều thế giới hệ khác nhau; để thấy vô vàn sai biệt nhưng cũng thấy tính b́nh đẳng qua vô vàn sai biệt ấy.

Trong kinh Hoa nghiêm (Hoa nghiêm, bản 60, quyển 23, tr. 545b09; bản 80, quyển 34, tr. 181c10. Cf. Daśabhūmika, tr. R. 15.) Bồ tát Kim Cang Tạng, nương oai thần của Phật, thuyết minh mười địa của Bồ tát. Khi giới thiệu địa thứ nhất, trong đó Bồ tát bắt đầu dự hàng Thánh giả, tự khẳng định ḿnh là một thành viên trong gia tộc của Như lai, của tất cả Như lai chứ không phải chỉ một Như lai. Để đạt được điều đó, trước hết, Bồ tát kia cần phải thành tựu mười đại nguyện, mà mỗi nguyện đều hướng đến tất cả Như lai, tất cả chúng sinh, tất cả đại dương thế giới, quảng đại như hư không. Tất cả chúng sinh, hoặc hữu h́nh hoặc vô h́nh, hoặc có tưởng hoặc không có tưởng, hoặc thai sinh, hoặc thấp sinh, vô lượng vô biên sai biệt. Tất cả mọi h́nh thái thế giới: họăc thế giới cực kỳ nhỏ bé, hoặc cực kỳ to lớn, hoặc đứng thẳng, hoặc đứng nghiêng, hoặc lộn ngược, hoặc bằng phẳng, hoặc tṛn, hoặc vuông, trùng trùng như trong mạng lưới của Đế Thích. Tất nhiên, lớn hay bé, thẳng hay nghiêng, hay lộn ngược, hay bằng phẳng, đều so với vị trí đứng của chúng sinh trong thế giới hệ này. Nguyện của Bồ tát chỉ có thể lớn, tâm tư chỉ có thể bao dung, nếu vị ấy biết rằng từ vị trí đứng thẳng của ḿnh mà ở nơi kia, trong thế giới phương trên hay phương dưới, tồn tại các chúng sinh đang di chuyển với trạng thái chúc đầu xuống; biết vậy mà vẫn không cho là nghịch thường, là điên đảo. Từ đó mới có thể chấp nhận những giá trị cá biệt ở đó cũng b́nh đẳng như ở đây; hết thảy b́nh đẳng như hư không.
 

Cho nên, khi Duy-ma-cật thị hiện thần thông du hư, khiến cho đại chúng từ nơi phương trượng của ḿnh trông thấy thế giới Chúng hương, mà các vật liệu xây dựng đều là hương. Và rồi, một hóa thân Bồ tát lại vượt qua vô số thế giới để đến đó; nếu khi nh́n hoạt cảnh ấy mà các đại chúng ở đây thảy đều ngạc nhiên, thấy điều chưa từng thấy, khó tin, khó biết, khó chấp nhận đó là hiện thực, điều cũng là tự nhiên.

Rồi trong thế giới kia, khi hóa Bồ tát xuất hiện; các đại chúng ở đó cũng kinh ngạc, thấy điều chưa từng thấy: ở đâu, thế giới nào, lại tồn tại sinh vật tí hon, bé như một vi sinh vật so với thân thể cực đại ở đây? Tuy bé nhỏ như thế, nhưng sao lại có thần thông quảng đại như thế, vượt qua bao nhiêu thế giới hệ để đến đây, điều mà Bồ tát cực đại thân ở đây không ai làm được? Sau khi biết được có thế giới như vậy, các Bồ tát này muốn được hướng dẫn đến đó. Trước khi các Bồ tát ấy lên đường, đức Phật Hương Đài của thế giới Chúng hương giáo giới họ: Hăy thu lại mùi hương, hăy thu nhỏ thân thể, và cẩn thận chớ sinh tâm khinh mạn. Đó có thể là bài học khởi đầu cho việc giao lưu văn hóa liên vũ trụ cho các Bồ tát. Nhưng thời đại chúng vẫn c̣n khó tin tồn tại những thế giới khác trong đó có sinh vật thông minh như ở trong trái đất này. Vậy, hăy gác qua không gian vũ trụ vô cùng tận ấy, mà xem đó chỉ là mô tả h́nh tượng, để hướng dẫn mở rộng tầm nhận thức vốn chật hẹp của chúng ta v́ chỉ biết cái ǵ là tồn tại và chân lư, nếu cái đó phù hợp với quy luật nhận thức của ta.

Điều mà chúng ta có thể học được từ họat cảnh thị hiện thần thông của Duy-ma-cật, là hăy tưởng tượng một sứ đoàn truyền giáo, đi đến một địa phương xa lạ, trong đó sắc dân được đánh giá là xấu xí hơn, v́ màu da không trắng trẻo, thân không cao lớn; tư duy cũng thấp kém hơn, v́ không tín ngưỡng tồn tại đâu đó một đấng Chí tôn nhân từ nhưng đôi khi cũng hung bạo nếu loài người chống lại ư định của Người bất kể ư muốn ấy là thế nào, nghịch lư hay thuận lư đối với nhận thức người thường. Trong cách đánh giá ấy, cái ǵ sẽ xảy ra? Những cuộc tàn sát không thương tiếc, do bên này hay bên kia. Chấp nhận những giá trị dị biệt trong những nền văn hóa dị biệt, đó là điều kiện cơ bản cho một thế gới ḥa b́nh. Đó là bài học lịch sử viết bằng máu của nhân loại.

Thế th́, điều cần thiết với một vị Bồ tát, sau khi đă đi vào cánh cửa bất nhị, bấy giờ điều cần làm là làm sao để mở rộng tâm tư b́nh đẳng đến mọi chúng sinh trong vô vàn thế giới sai biệt? Cho nên, Phật Hương Tích sau khi căn dặn các Bố tát những điều cần làm để đến tiếp xúc với thế giới Ta bà, Ngài kết luận: “Bởi v́ mười phương quốc độ đều như hư không.” Hư không vốn quảng đại, vô hạn, b́nh đẳng; tâm tư của Bồ tát cũng vậy, quảng đại, vô lượng, b́nh đẳng. Bằng tâm tư đó mà đi trên Thánh đạo.

Trong thế giới bên kia, bài học cho các Bồ tát lên đường đi vào thế gới vô tận là vậy. Bên này, Duy-ma-cật cũng khuyến giáo đại chúng: “Đừng ăn cơm này với ư hữu hạn; v́ như vậy sẽ khó tiêu.” Ông lại nói thêm: “Đừng lấy đức trí nhỏ mà đo lường phước huệ vô lượng của Như lai. Nước của bốn đại dương c̣n có thể khô cạn, chứ cơm này vô tận… Tại sao? V́ đó là thức ăn c̣n dư của người đă thành tựu công đức của vô tận giới, định, huệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến.”

Vượt qua định kiến h́nh thành từ nhận thức thường nghiệm, giới hạn của các quan năng, để tiến tới những giá trị tâm linh phổ quát; đó là thuận tự trong quá tŕnh tu dưỡng để khai phóng tâm tư. Cho nên, tiếp theo sau đó, Duy-ma-cật hỏi các Bồ tát từ nước Chúng hương về sự thuyết pháp và tu tập trong thế giới đó. Các Bồ tát này thuyết minh: “Như lai ở quốc độ chúng tôi không thuyết pháp bằng ngôn ngữ, mà chỉ dùng các hương thơm khiến cho tất cả trời và người có thể thâm nhập luật hành. Mỗi Bồ tát ngồi dưới những cội cây hương, cảm nhận mùi hương vi diệu của cây mà chứng nhập tam-muội Nhất thiết công đức tạng. Ai chứng được tam-muội này tất đầy đủ các phẩm chất mà Bồ tát có.”

Sự nghe pháp, và sự tu tập như vậy quả thật đơn giản. So với thế giới của chúng ta, có quá nhiều điều cần phải học, quá nhiều điều cần phải làm. Như thuyết minh của Duy-ma-cật cho các Bồ tát từ cơi Chúng hương: “Chúng sinh trong cơi này cang cường, khó chuyển hóa, nên Phật giảng thuyết bằng ngôn ngữ cứng rắn để điều phục. Ngài nói: Đây là địa ngục. Đây là súc sinh…Đây là tà hành của thân; đây là quả báo của tà hành của thân…cho đến…Đây là hữu lậu, đây là vô lậu. Đây là chính đạo, đây là tà đạo. Đây là hữu vi, đây là vô vi. Đây là thế gian, đây là niết-bàn…”

Do cách ăn và những ǵ được dùng làm thức ăn; do biểu hiện ngôn ngữ mà những ǵ cần học, nhiều điều cần tu không giống nhau; từ đó h́nh thành những giá trị cá biệt. Nhưng không v́ vậy mà có sự phân biệt hơn kém. Không phải cao đẹp hơn, hay cao thượng hơn, v́ nhỏ bé mà xinh xắn dễ thương, hay to lớn mà thô kệch; không phải hay v́ lời nói khắc khổ, dài ḍng, hay nhẹ nhàng mà ngắn gọn. Mọi giá trị sai biệt đều b́nh đẳng. Từ đó phát hiện, qua những giá trị sai biệt, tồn tại những giá trị phổ quát giữa các thế giới hệ khác nhau. Cho nên, nghe xong, các Bồ tát từ cơi Chúng hương đều cất tiếng ca ngợi: “Thật chưa từng nghe. Đức Thế tôn Thích-ca Nâu-ni Phật đă ẩn đi vô lượng khả năng tự tại, hóa độ chúng sinh bằng pháp mà người nghèo ưa thích. Các Bồ tát ở đây cũng nhẫn nại những khó nhọc, bằng vô lượng đại bi mà sinh nơi cơi Phật này.”

Thật vậy, các vị này thoạt tiên nhận xét chúng sinh ở cơi Ta-bà thuộc loại “nghèo khó nhưng ương ngạnh.” Sau đó tỏ ra hối hận v́ nhận xét này, khi được nghe Phật Thích-ca thuyết pháp. Họ nói: “Bạch Thế tôn, lúc mới nh́n thấy thế giới này chúng con có ư tưởng nó thấp kém, bây giờ hối hận, chẳng c̣n ư đó nữa. V́ sao? V́ các phương tiện diệu dụng của chư Phật thật là bất khả tư nghị.”

Phát biểu này mang ư nghĩa xác nhận giá trị phổ quát. Giá trị phổ quát đó là tính b́nh đẳng giữa tất cả mọi quốc độ trong tất cả mười phương thế giới. Như Phật đă nói với A-nan: “Hết thảy Chư Phật đều b́nh đẳng về h́nh sắc, uy quang, vẻ đẹp, tướng hảo, chủng tộc, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến…”

Tính b́nh đẳng được ví dụ như hư không. Hư không ở đây không phải là khoảng không gian trống không giữa các vật thể hữu h́nh mà mắt thường có thể phân biệt hoặc sáng hoặc tối. Tính b́nh đẳng của hư không không có nghĩa là xóa hết tất cả dấu vết sai biệt để c̣n lại một thực tại trống không. Tất cả vẫn tồn tại ở đó; khi mọi vật sinh xuất hiện, hư không không tăng; khi các thứ biến mất, hư không không giảm. Không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, là những yếu tính để có thể nhận biết hư không.

Để đạt đến tính b́nh đẳng như hư không đó, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đă thuyết minh cho các Bồ tát Chúng hương về môn giải thoát của Bồ tát gọi là “Tận Bất tận.” (Skt. ksayāksayo nāma bodhisattvānām vimoksah.) Tận, tức kiệt tận, xóa sạch hết mọi thứ cho đến khi tất cả không c̣n ǵ.

Thế nào là tận? Các pháp hữu vi đều có xu hướng suy hao, tàn hoại, kiệt tận. Hoặc tuổi thọ cạn hết, hoặc phước đức cạn hết, như có hạng chư thiên kia, do sự kiệt tận ấy mà chết nơi đó để tái sinh nơi đây. Hoặc Tỳ-kheo kia tu tập cho đến khi dứt sạch hết các lậu hoặc ô nhiễm, vị ấy trở thành vô lậu, tâm giải thoát, huệ giải thoát, ngay trong đời này bằng thắng trí, tự thân chứng ngộ và an trú (Định cú Pali, nói về Tỳ kheo đắc A-la-hán: idha, bhikkhave, bhikkhu āsavānam khayā anāsavam cetovimuttim paññāvimuttim dittheva dhamme sayam abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati.) Nói tóm lại, để đạt đến Niết-bàn giới vô vi, Tỳ kheo cần phải làm cạn kiệt tất cả khát ái, ly dục. Pháp như vậy được nói tối thượng trong tất cả các pháp hữu vi và vô vi. (Cf. A. ii. 34: yāvatā, bhikkhave, dhammā sankhatā vā asankhatā vā, virāgo tesam aggamakkhāyati, yadidam … tanhākkhayo virāgo nirodho nibbānam. ) Nghĩa quy ước của tận và vô tận là như vậy.

Theo nghĩa đó, Khi Duy-ma-cật được Văn-thù hỏi, “Bồ tát nên nh́n đời như thế nào”; đáp: Bồ tát nh́n đời như nhà ảo thuật nh́n vật ảo hay người ảo mà ḿnh tạo ra. (Phẩm vii “Quán chúng sinh.”) Thanh văn hay Bồ tát đều khởi đi từ một thế giới quy ước như vậy. Bởi thế gian này chỉ là tuồng huyễn hóa, không thực, nên Bồ tát đi t́m một cái ǵ đó chân thực không hư dối. Khởi điểm như vậy là chối từ thế giới đang tồn tại trước mắt. Như người đi t́m lơi cây, bóc dần các lớp vỏ ngoài, cho đến khi t́m t́m thấy cái ǵ là lơi cây chắc thực.

Đó là cái nh́n lạnh lùng về thế giới, nhân sinh. Bởi v́, mọi pháp trong thế giới Ta-bà này, có vị ngọt của sắc th́ đồng thời cũng có tai họa của sắc. Cho nên, đức Phật dạy: Biết thân này như bọt nước, các pháp, như quáng nắng, như ảo ảnh; ai hiểu rơ điều đó, thoát khỏi cảnh giới của Tử thần. (Dhp. 46.) Trên giường bịnh, Duy-ma-cật cũng giảng giải cho khách đến thăm bịnh chân lư như vậy về nhân sinh: “Thân này như đống bọt, không thể vốc nắm. Thân này như bong bóng nước, không tồn tại lâu dài. Thân này như quáng nắng bốc từ khát vọng yêu thương. Thân này như cây chuối, ruột không lơi chắc. Thân này như huyễn, h́nh thành bởi ư nghĩ điên đảo...”
Dù vậy, thân này đang tồn tại, và cần được nuôi dưỡng để tồn tại. Nó được nuôi dưỡng bởi bốn loại thực phẩm, mà chính yếu ở đây là đoạn thực, thực phẩm vật chất. Thực tế là, lọai thực phẩm ấy sau khi được hấp thu nó bài tiết ra những thứ ghê tởm. Cho nên Phật thí dụ, người thâu nạp đoạn thực, như kẻ lữ hành qua hoang mạc phải ăn thịt đứa con duy nhất thân yêu để sống. Sau khi ăn thịt con, nó vừa đi vừa kêu khóc: “Con tôi đâu? Con tôi đâu?” (Tạp A-hàm 15, kinh 373, tr. 102b18. Pāli, Puttamamsa, S.ii.98.) Nhưng trong thế giới Chúng hương, lọai thực phẩm được hóa thân Duy-ma-cật mang về cho đại chúng, không để lại hậu quả đáng tởm như vậy. Mà thực phẩm ấy, tuy cũng là loại đoạn thực, dù được ăn bởi kẻ phàm phu, vẫn lưu lại mùi hương vi diệu, không đáng nhàm tởm. Đoạn thực ở đó được nhận thức như là phương tiện thuyết pháp của Phật.

Giữa hai thế giới, giá trị của cùng loại thực vật không giống nhau. Vậy th́, trong mỗi thế giới riêng biệt, các pháp tồn tại với giá trị riêng biệt, đặc thù của chúng. Để vượt lên những giá trị quy ước này, Duy-ma-cật khuyến cáo đại chúng không nên ăn cơm từ cơi Chúng hương bằng ư hữu hạn, bằng tâm ư bị ràng buộc trong giới hạn phương vực. Vượt lên giới hạn cá biệt của thế giới là để tiến lên nhận chân giá trị phổ quát, nhận thức tính b́nh đẳng của tất cả.

Nền tảng để đạt đến giá trị phổ quát, tính b́nh đẳng ấy là ǵ? Đức Phật Thích-ca nói với các Bồ tát từ cơi Chúng hương: “Bồ tát không kiệt tận hữu vi, không an trú vô vi. Thế nào là không kiệt tận hữu vi? Không rời đại từ, không xả đại bi, sâu sắc phát tâm cầu Nhất thiết trí không quên lăng; giáo hóa chúng sinh không hề biết mệt mỏi…”

Cũng như trong đời sống thường nhật, ta đến với một người bằng tất cả tấm ḷng yêu thương chân thật, th́ cá tính dù thế nào cũng không là bức tường ngăn cách giữa ta và người. Ở đây cũng vậy, bằng tâm đại bi, Bồ tát đến với thế gian không phải để cào bằng mọi giá trị của thế gian; nhưng để tự ḿnh thấy và chỉ cho mọi người thấy đâu là giá trị chân thực. Như vậy cho nên Bồ tát không giữ chặt cái thấy của ḿnh để cưỡng đặt lên những người khác. Chúng sinh trong thế giới Chúng hương có thân thể cao lớn, đồ sộ, luôn luôn toát ra mùi hương vi diệu. Chúng sinh trong thế giới Ta-bà này thân h́nh bé xíu, lại thường tiết ra mùi hôi hám. Nhưng chân lư của cái đẹp không thuộc về thế giới kia hay thế giới này. Không san bằng hết mọi dị biệt của hữu vi để đạt đến cái vô vi b́nh đẳng. Như vậy Bồ tát không tận hữu vi, không trụ vô vi.
Từ thế giới Chúng hương xa xôi kia, mà mọi thứ được làm bằng hương kia, đến nới Ta-bà ô trược này, để học môn giải thoát Tận-Vô tận, để rồi trở về quốc độ kia với tâm tư như hư không, v́ Phật tính vốn b́nh đẳng như không trong tất cả mọi loài, mọi quốc độ, với sự tôn kính vô cùng đối với đức Phật ở đây, đồng cảm vô hạn với các Bồ tát thị hiện trong thế giới này, và yêu thương không cùng tận hết thảy chúng sinh ch́m ngập trong cơi Tà-bà đầy thống khổ nhưng cũng cực kỳ ương ngạnh này.

Không tận hữu vi, Bồ tát chấp nhận sự tồn tại của dị biệt giữa các loại chúng sinh mà kiến thiết quốc độ thanh tịnh. Không trụ vô vi, Bồ tát nhận thức tính b́nh đẳng như hư không trong tất cả các loại chúng sinh, nên mọi giá trị cá biệt đều được kính trọng như là giá trị phổ quát. Không tận hữu vi, nên Bồ tát xây dựng quốc độ thanh tịnh không bằng hận thù tranh chấp. Không trụ vô vi, nên Bồ tát xây dựng quốc độ thanh tịnh bằng t́nh yêu và sự kính trọng giữa các loại chúng sinh. (phần I) (phần III)

T.S.


(trích đăng từ Tập San Nghiên Cứu Phật Học số 14)