www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 
  TOÀN NHẬT THIỀN SƯ
với những nẻo đường cát bụi
của quê hương

Thích Phước An

 

(tiếp theo ts số 16)
(tiếp theo ts số 18)

Nhưng Toàn Nhật là ai?
Thật là khó khăn khi chúng ta muốn đi t́m lại dấu vết của vị Thiền sư đă bị quên lăng gần hai thế kỷ này.
Có lẽ, Toàn Nhật cũng giống như bao nhiêu người khác trên cuộc đời này, nghĩa là cũng đă đến trên mặt đất hoang vu này rồi lặng lẽ ra đi như bao nhiêu tỷ người khác. Nhưng Toàn Nhật th́ khác chúng ta ở chỗ, đă đi rồi, nhưng nói theo hai câu thơ của Nguyễn Du:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đă ṃn con mắt phương trời đăm đăm.

Tác giả Lê Mạnh Thát trong lời giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Toàn Nhật cũng phải công nhận sự khó khăn này:
“Tài liệu cho ta nghiên cứu về cuộc đời Toàn Nhật hiện nay tương đối hiếm. Chúng gồm: thứ nhất là long vị của Toàn Nhật thờ tại Chùa Phổ Quang, thôn Phổ Trạch, xă Phước Thuận huyện Tuy Phước tỉnh B́nh Định. Đây là một long vị tương đối cổ, không những ghi pháp danh pháp hiệu của Toàn Nhật, mà c̣n ghi lại cho ta cả năm tháng, ngày sinh cũng như ngày mất của Toàn Nhật. Nó thuộc tài liệu quư giúp chúng ta có được hiệu niên đại Toàn Nhật một cách chính xác”(Toàn Nhật Quang Đài toàn tập của Lê Mạnh Thát tập 1, NXB Tp HCM 2005.)

Cứ theo long vị c̣n thờ ở Chùa Phổ Quang tỉnh B́nh Định th́ ta chỉ biết được “Toàn Nhật sinh vào giờ Tỵ ngày 28 tháng 10 năm Đinh Sửu (1757) và thị tịch vào giờ Dần ngày 6 tháng 4 năm Giáp Ngọ (1834) thọ 78 tuổi.
Chỉ có vậy, c̣n quê quán của ông ở đâu th́ gần như ta không được biết ǵ hết Nhưng tác giả Toàn Nhật Quang Đài Toàn tập cho rằng: “Căn cứ vào văn ngôn dùng trong Hứa Sử truyện văn, ta thấy xuất hiện một số ngữ hiện c̣n dùng rất phổ biến tại vùng Trị Thiên ngày nay. Chẳng hạn ngữ mần ri”(Sđd tập 1, tr.22) :

Sơn lâm luận sự tu tŕ
Dường như khó mà dễ ư ǵ mần ri.

hoặc:

Điệu An mới nói mần ri
Thanh Sơn mỹ hiện trụ tŕ nơi đây.
….

Hứa Sử, một trong những nhân vật chính của Hứa Sử truyện văn cũng xác nhận rằng ḿnh là người ở chốn kinh thành:

Rằng tôi ở chốn kinh thành
Tên là Hứa Sử phận ḿnh mồ côi.

Nhưng kinh thành trong hai câu thơ nói ở đây là kinh thành nào?
“….Ở Đàng Trong thời Toàn Nhật th́ kinh thành đây, tất nhiên là kinh thành Phú Xuân được chúa Nguyễn Phúc Khoát dời từ Kim Long xuống từ những năm 1738”(Sđd tập 1, tr.25) .
Đó là Toàn Nhật t́m thấy trong long vị và Toàn Nhật suy đoán từ tác phẩm Hứa Sử truyện văn. C̣n chính Toàn Nhật th́ sao? Toàn Nhật có nói ǵ về chính ḿnh không? Trong tác phẩm Tam giáo nguyên lưu kư, đă cho ta thấy sự thông thái và uyên bác của Toàn Nhật về ba Tôn giáo chính của dân tộc ta là Phật giáo, Khổng giáo và Lăo giáo. Trong đoạn cuối của tác phẩm, Toàn Nhật đă cho biết v́ sao ông đă trở về với Phật giáo:


Ta xưa cũng dự Nho gia
Mười hai tuổi học đến ba mươi rày
Hỏi thăm năm bảy ông thầy
Không ai tỏ đặng tánh trời huyền môn
Tông nguyên uẩn áo thánh nhân
Cũng là Chân Lạc hạo nhiên đề truyền
Sau ta đầu học phép Thiền
Thuở ba mươi tuổi vậy liền xuất gia
Duyên lành may gặp thầy ta
Người thương chỉ thị thoát nhà tử sinh
Thiền môn khăn khắn tu hành
Bốn mươi ba tuổi tánh lành chút thông.
Soạn làm một kệ mừng ḷng
Để cho người thế cũng đồng xem coi.

Vậy là đến ba mươi tuổi th́ Toàn Nhật mới xuất gia. Trong Xuất gia vân, Toàn Nhật cho biết sở dĩ ông xuất gia trễ như vậy là v́ phải phụng dưỡng cha mẹ già:

Xưa c̣n ân nặng cù lao
Vậy nên nấn ná ra vào dưỡng nuôi

Là chỉ sau khi cha mẹ đă khuất núi rồi, th́ Toàn Nhật mới thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo mà có lẽ ông đă ôm ấp từ lâu.

Thảo thân nay đă khẳm rồi.
Tay giơ gươm tuệ chân lui thị thành.

Dường như trong các tác phẩm văn học cổ điển của Phật giáo Việt Nam chưa có câu nào diễn tả được chí nguyện xuất gia học đạo một cách hoành tráng như câu của Toàn Nhật:

Tay giơ gươm tuệ chân lui thị thành

Câu ấy, theo tôi có thể so sánh được với câu nổi tiếng trong Quy Sơn Cảnh sách: Phát túc siêu phương mà HT Trí Quang đă chuyển sang Việt ngữ rất mực tài hoa là: Người xuất gia cất bước là muốn vượt đến phương trời cao rộng.
Nhưng trong Tam giáo Nguyên lưu kư, ta c̣n nghe ra được tiếng thở dài năo ruột của Toàn Nhật trước khi ông đi xuất gia:

Bởi chưng căn trước vụng tu
Thân sau nên chịu trượng phu lỡ th́
Cho hay thế sự không v́
Hiền ngu lộn lạo bạc ch́ khôn phân

Thế có nghĩa là ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ già ra, Toàn Nhật chắc đă từng đi theo tiếng gọi mà ta có thể đoán chắc rằng, bất cứ một người trẻ tuổi có ư chí, có lư tưởng cũng đều ấp ủ trong ḷng. Đó là lư tưởng muốn dời non lấp biển, muốn vượt lên khỏi cuộc đời tầm thường và nhàm chán này, như hai câu thơ bằng chữ Hán sau đây của Toàn Nhật:

B́nh sinh dưỡng tựu xung tiêu chí
Trúc nhuyễn tùng phong cánh bất di
B́nh sinh nuôi chí xông trời thẳm
Trúc yến tùng lay chẳng biến dời

Trong bài phú có nhan đề là thơ Bà Văi, Toàn Nhật cho biết, lúc ba mươi tuổi nghĩa là lúc chưa xuất gia ông đă từng ở nơi doanh liễu:

Thuở chưa xuất gia
Ḷng vốn đă tin kính.
Nay nguyền học đạo
Tinh há dễ đơn sai.
Riêng tưởng sự đời.
Đem thân huyễn luống trau sắc huyễn
E theo lưới nghiệp
Sa biển mê ắt nhuốm ḷng mê
Nên tuốt dép lánh xa, khỏi nơi doanh liễu
Dốc liều ḿnh t́m tới, vào chốn Thiền môn.

Cứ theo lời chú thích của tác giả Toàn Nhật Quang Đài: “Tướng Chu Á Phu đời Tần đóng bản doanh nơi Tế liễu, văn ngôn thường dùng chữ doanh liễu để chỉ doanh trại của các tướng lănh”.
Vậy ta có thể suy đoán “trượng phu lỡ th́” mà Toàn Nhật đă tâm sự trong Tam giáo nguyên lưu kư, có nghĩa là ông đă từng là một tướng lănh, để thực hiện ước mơ “nuôi chí xông trời thẳm” của tuổi trẻ ḿnh vậy. Nhưng Toàn Nhật đă từng là một vị tướng chỉ huy cho triều đại nào? Đó là việc ta sẽ bàn đến sau này.
Cũng theo lời tâm sự của Toàn Nhật trong Tam giáo nguyên lưu kư th́ đến: “Bốn mươi ba tuổi tánh lành chút thông”, thế có nghĩa đến tuổi 43 th́ Toàn Nhật mới đắc Pháp. Vậy Toàn Nhật đă đắc Pháp với ai? Và ai là vị thầy của Toàn Nhật? Và vị thầy của Toàn Nhật đă đắc Pháp nhất định phải là một bậc đạo sư đầy thông tuệ, nên Toàn Nhật mới nói về thầy ḿnh một cách tuyệt đối qua 2 câu:

Duyên lành may gặp thầy ta
Người thương chỉ thị thoát nhà tử sanh

“Căn cứ từ Quang tự sa môn Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm Thiền Sư xuất thế nhân do sự tích chí” th́ Toàn Nhật là một trong 28 vị “Pháp truyền đăng” của Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm. Nói cách khác, ông là một người đệ tử đắc Pháp với Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm, do đó phải xuất gia với vị thiền sư này”(Sđd tập 1, tr. 18 –19.) .
Theo Lược sử Phật giáo và các chùa ở Phú Yên của hai tác giả Nguyễn Đ́nh Chúc và Huệ Nguyễn th́: “Diệu Nghiêm sinh quán ở làng cổ Pháp, Phủ Thăng Hoa nay là Thăng B́nh tỉnh Quảng Nam (…) bẩm tính thông minh, học giỏi. Năm 15 tuổi ra kinh đô học và năm 18 tuổi (1755) thi đậu tú tài” (NXB Thuận Hóa 1999).

Biến cố có thể được xem là quan trọng nhất đă làm đảo lộn cuộc đời Diệu Nghiêm là: “Đến năm Quư Hợi (1743) lúc đă 18 tuổi, tổ vừa chiếm được công danh t́nh cờ xem một đoạn tuồng Tam Kinh Cố Sự, sau đó lại xem Long Hổ Sự Duyên, bèn tỉnh ngộ, biết giàu sang là một trường ảo mộng, sao bằng sống ở núi khe mà học đạo, bắt chước những bậc cổ nhân kia. Bèn trở về nhà, lạy tŕnh cha mẹ xin được xuất gia như các bậc cổ nhân kia vậy”(Sđd tập 1, tr. 58).

Sau khi đến chùa Phước Lâm (Quảng Nam) đầu sư học đạo với Thiền sư Minh Hải, người đă sáng lập ra chùa Chúc Thánh, Diệu Nghiêm lại lặn lội từ Quảng Nam và B́nh Định học với danh sư Liễu Triệt và nghiên cứu Đại Tạng kinh (mà theo giáo sư Lê Mạnh Thát th́ lúc đó chùa Thập Tháp đă có Đại Tạng kinh do Tổng trấn Hà Tiên lúc bấy giờ là Mạc Thiên tử đem ra hiến cúng).

Tại B́nh Định, ngoài học Phật và đọc Đại Tạng kinh ra, Diệu Nghiêm c̣n đến chùa Linh Phong (thường gọi là chùa Ông Núi). Theo hai tác giả Lược sử Phật giáo và các Chùa Phú Yên, th́ Diệu Nghiêm đến chùa Linh Phong: “Cất riêng một am để tả kinh Pháp Hoa bằng chữ vàng một bộ, Kinh Kim Cang, Hồng Danh mỗi thứ một quyển, lấy mực tả một bộ kinh Pháp Hoa, lấy mực viết một tiểu bổn cộng tất cả là 10 bộ, Tam Thiên Kinh 5 bộ. Đêm th́ tọa thiền và tụng Pháp Hoa, ngày th́ tả kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa Kim Cang”.
Điều đó chứng tỏ rằng Diệu Nghiêm học Phật không phải chỉ để thỏa măn tri thức của một nhà Nho, mà học với tất cả khát khao mong uống được ngụm nước đầu nguồn.
Chùa Linh Phong tọa lạc trên đỉnh núi Bà, một trong những rặng núi dài và hùng vĩ nhất của tỉnh B́nh Định. Vị thiền sư khai sáng ra chùa này thường được người dân gọi là Ông Núi (Mộc y sơn ông), hành tung của ông Núi không khác ǵ những cụm mây trắng trên đỉnh núi cao này, nghĩa là đă đến rồi lại ra đi mà không hề để lại dấu vết ǵ hết, nhưng cái hang đá mà tương truyền ông Núi đá ngồi thiền suốt đêm ngày th́ vẫn c̣n y nguyên ở đó.
Khoảng cuối thập niên 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi c̣n là một chú tiểu ở vùng quê này, mỗi khi có dịp theo thầy đến chùa kỵ tổ hoặc mừng tuổi đầu năm, tôi có thấy nhiều bản gỗ khắc kinh chữ Hán để trong một căn nhà được xây riêng biệt sau chùa.
Năm 1974 tháp tùng cùng giáo sư Lê Mạnh Thát về B́nh Định sưu tập tư liệu về Phật giáo Việt Nam, giáo sư t́m được bản viết Linh Phong tự kư của Đào Tấn trong tủ sách của chùa. Đào Tấn cho biết rằng, các Tổ sư ở đây đă chú giải Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang đến 200 quyển kinh Pháp Hoa. Có thể đó là chú giải Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang của Diệu Nghiêm, trong những năm Thiền sư đến ở chùa Ông Núi chăng?
Khi Đào Tấn viết điều này, không phải nghe kể lại mà chắc chắn Đào Tấn đă chính ḿnh đọc được những bản chú giải này. V́ tiểu sử của Đào Tấn cho biết vào năm 1885, sau khi từ quan rời Phú Xuân về lại B́nh Định, Đào Tấn đă đến ở tại chùa Linh Phong gần 2 năm, mà dường như Đạo Tấn đă thấy được cảnh cửa huyền vi của đạo Thiền qua bài thơ sau đây:

Vi tiếu lậu thiền cơ
Phong trần không măn y
Linh Phong tam thập tải
Vị kiến thử tăng quy.

Miệng mỉm cười như để lộ vẽ huyền vi trong đạo Thiền. Mà gió bụi đă bám đầy áo
Chùa Linh Phong đă hơn 30 năm qua, vẫn chưa thấy Lăo Tăng này trở về trở về.
Và trên đỉnh núi cao của chùa Linh Phong, Diệu Nghiêm có lẽ cũng đă “miệng mỉm cười như để lộ lẽ huyền vi của Đạo Thiền” chăng?
Ta không thể nào xác quyết được, ta chỉ có thể xác quyết là Diệu Nghiêm rất say mê cảnh núi non của chùa Linh Phong. Điều ấy rất dễ nhận ra, nếu ai đă từng đến viếng chùa Từ Quang ở Phú Yên, ngôi chùa mà Diệu Nghiêm đă khởi đầu bằng một thảo am rất nhỏ để tiếp tục sự nghiệp chú giải và sáng tác của ḿnh.
Dù núi non không hùng vĩ như chùa Linh Phong ở B́nh Định, nhưng cảnh trí chùa Từ Quang cũng rất đẹp. Chùa toạ lạc trên vùng núi Đá Trắng (Bạch Thạch). Phía Bắc dựa vào dăy núi Xuân Đài, nh́n xuống phía Nam trước chùa là con sông Cái Ngân Sơn.
Toàn Nhật sau khi đă xuất gia với Diệu Nghiêm chắc đă sống ở chùa Từ Quang này nhiều năm, và có lẽ thỉnh thoảng cũng đă cùng với Thầy ra B́nh Định leo lên đỉnh núi Bà để viếng thăm lại chùa Linh Phong. Những năm cuối thập niên 50 và đầu những năm 60, lúc đất nước chưa ly loạn (sau những năm đó đến 1975 th́ không lên chùa được nữa) th́ đường lên chùa đă quả khó khăn rồi, huống chi vào thời của Diệu Nghiêm và Toàn Nhật, nghĩa là ở nửa cuối thế kỷ 18.
Tôi cứ tưởng tượng hồi đó muốn lên được tận đỉnh núi của chùa th́ hai thầy tṛ phải ṃ mẫm vịn từng cành cây hay vách đá mà đi. Bởi vậy, chỉ có những ai ôm khát vọng “thoát nhà tử sinh”, th́ mới đủ nghị lực và ư chí để t́m đến những nơi xa xôi và hiểm nguy như vậy.
Trong Hứa Sử truyện văn, Toàn Nhật đă nhiều lần nói đến con đường đi lên đầy khó khăn và nguy hiểm:

Cheo leo non nước xa đàng
Quyết ḷng cầu đạo gian nan chẳng từ
Và một đoạn khác :
Chí tôi muốn tới lâm tuyền
Quyết phương tịch cốc liệu đường tử sinh
Thân người như bọt lênh đênh
Nắng không dời gót, ắt đành mắc mưa.

Khi đọc những câu sau đây cũng trong Hứa Sử truyện văn, tôi có cảm tưởng là Toàn Nhật đă ghi lại niềm thanh b́nh của nội tâm ḿnh khi sống tại những ngôi chùa như Linh Phong và Từ Quang:

Ba năm ẩn chốn non xanh
Đói no chẳng quản, rách lành chi nao
Bốn mùa cảnh vắng thanh tao
Chim kêu tiếng Pháp, suối xao máy Thiền
Nhiệm màu khuya sớm luận bàn
Mặc khi vui ngắm hoa vàng trúc xanh.

Đối với Toàn Nhật yêu núi non rừng thẳm cũng có nghĩa là yêu luôn sự từ bỏ. Cho nên ta chẳng lấy ǵ làm lạ, hễ khi nào Toàn Nhật nhắc đến những con người đă can đảm vứt bỏ những lợi danh những hạnh phúc mong manh của cuộc đời để lên đường đi t́m con đường tuyệt đối th́ cây bút của Toàn Nhật luôn luôn làm ta bồi hồi xúc động.
Đây là Nhan Hồi trong Tam Giáo Nguyên lưu kư:

An bần lạc đạo thanh tao
Đẫy cơm bầu nước chẳng nao chẳng nài
Sang giàu dong ruỗi mặc ai
Đạo mầu chân tánh hôm mai trau dồi.
Và Lục Lỗ Huệ Năng trong Lục Tổ Diễn Ca:
Dầm sương dăi nắng không sờn
Đói no chẳng quản thiệt hơn chi màng
Phận ḿnh bần khổ gian nan
Có thân có khổ, dặm ngàn sá chi.

Nhưng nói đến từ bỏ, nói đến vứt bỏ để ra đi th́ dễ, và ai cũng có thể ba hoa được, nhưng thực hiện được ước mơ đó như Nhan Hồi như Lục Lỗ Huệ Năng đă thực hiện th́ vẫn là một điều thiên nam vạn nan với những con người vẫn c̣n đang mê ngủ trong đêm dài tối tăm trên cuộc đời này. Toàn Nhật ư thức được điều này, nên trong hai câu thơ cuối trong Thiền Cơ Yếu ngữ văn, Toàn Nhật đă thống thiết kêu gọi:

Có bi có lực có hùng
Mới đủ sức dùng vượt biển trèo non

Nhưng mặc dù Diệu Nghiêm cũng như học tṛ của ḿnh là Toàn Nhật đă “Biết giàu sang là một trường ảo mộng” và đă quyết định “bắt chước những bậc cổ nhân kia” rồi quyết định từ bỏ để “sống ở núi khe mà học đạo”. Nhưng trong những tác phẩm của ḿnh Diệu Nghiêm và Toàn Nhật đă chứng tỏ là những nhà truyền giáo đầy bản lĩnh, không chấp nhận “khuôn vàng thước ngọc” do truyền thống đă để lại mà đă công khai một cách can đảm đặt ngược lại vấn đề. Ví dụ trong tác phẩm Tam Bảo biện hoặc luận Diệu Nghiêm dám nêu lên những hoài nghi cũng như thắc mắc mà ta đoan chắc rằng bất cứ ai cũng đă ít nhất một lần thắc mắc và hoài nghi như: “Từ xưa đến nay, người chết th́ làm Phật sự để dâng cho vong linh, nhưng có ai thấy họ thoát khỏi địa ngục mà sanh lên thiên đàng đâu. Phải chăng đó là sự bày vẽ đối trá của các thầy tu” (Sđd tập 1 tr. 56).

Trong Hứa Sử truyện văn, Toàn Nhật cũng đặt vấn đề như Diệu Nghiêm, thầy ḿnh:

Hứa Sử tôi mới thưa rằng
Mấy ai cho biết lánh đường tử sinh
Điều rằng thầy săi trớ trinh
Kiếm ăn bày đặt dỗ dành người ta
Giấy trắng mực đen chép ra
Rằng Phước rằng tội phỉnh phờ thế gian.

Trong một đoạn khác, Diệu Nghiêm cũng làm cho ta ngạc nhiên không kém. Diệu Nghiêm đă đặt lại vấn đề mà gần như bất cứ một nhà Phật học ở thời nào cũng có thể đă nghĩ trong đầu nhưng mà chẳng bao giờ đủ can đảm nói thẳng ra. Đó là vấn đề đi tu, thực sự có phải là đi t́m giải thoát hay chỉ là hèn nhác trốn thuế, bỏ ơn cha mẹ, vô tích sự, không ích lợi ǵ cho kẻ khác? Diệu Nghiêm viết: “Người giàu sang thế gian ở nhà vàng điện ngọc, ṭa báu đài quỳnh, thê thiếp ba ngàn, hầu hạ vài vạn, áo gấm thức ngon, giường nệm châu ngọc, vàng bạc châu báu vô biên, thứ vật đời không lường, theo ḷng vui muộn, nhàn nhă tự do, cho đến người giàu có đủ thê thiếp, rượu thịt béo ngon, theo ư hưởng lạc không khoái ư? Sao lại đi làm thầy tu, bỏ hết dục lạc thế gian như thế, mà ở núi rừng vắng vẻ thâm u, mặc áo vải, đi xin ăn để t́m sự sống, mặc áo cỏ, ăn lá cây, khổ hạnh đói khát. Chịu những điều như vậy đó, ấy là rất hèn, khác ǵ với kẻ ăn xin đâu? Chỉ là để trốn sưu thuế vua, bỏ quên ơn cha mẹ, quăng vứt cương thường, trở thành người lăng đăng, không có ích ǵ cho kẻ khác, há không là sai lầm sao?” (Sđd tập 1 tr. 56 – 57).

Diệu Nghiêm c̣n đem lư thuyết “nghiệp báo” của chính Phật giáo đề ra đẩy vấn đề có vẽ như đến cùng đường của sự bế tắc nữa: “Ta thường thấy người đời quy y tam bảo, bỏ tục đi làm thầy tu, v́ lư do ǵ mà vứt bỏ cuộc đời vinh hoa, năm dục khoái lạc, để mặc áo thô, ăn cơm xin chịu đựng những sự cực khổ, nhạt nhẽo, vắng vẻ hiu quạnh. Há chẳng phải như ngạn ngữ nói là do ‘nghiệp báo’ đó sao?” (Sđd tập 1 tr. 57-58)


Con người từ nhiều thế kỷ nay, luôn luôn phải sống trong sự nghịch lư, nghĩa là lúc nào cũng mơ ước một cuộc sống ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay. Chính v́ thế, nên mới có nhiều tôn giáo, nhiều ư thức hệ, lư thuyết ra đời để đáp ứng sự khát khao muôn thưở đó của con người.
Nhưng đau đớn thay, tôn giáo nào, ư thức hệ nào cũng muốn chứng minh rằng chỉ có tôn giáo, lư thuyết, ư thức hệ của ḿnh mới đáp ứng được nỗi khát khao ấy của con người, nên đă thi đua nhau “tô hồng” cho tôn giáo và ư thức hệ của ḿnh. Hậu quả hiển nhiên là, hiện nay một phần của nhân loại lại đang là nạn nhân thê thảm cho cái “màu hồng” mà các tôn giáo và ư thức hệ tự tô vẽ rồi dùng quyền lực bắt buộc con người phải chấp nhận “màu hồng” do chính họ tự tô vẽ ấy.
Đức Phật đă thấy được rằng, mọi cực đoan đều nguy hiểm, ngay cả cực đoan về những điều tốt lành nhất cho chính cuộc đời đi nữa th́ cũng đều là những tai hoạ giáng xuống cho con người. Bởi vậy, thông điệp đầu tiên mà Đức Phật muốn gởi đến cho thế giới cực đoan này là: “Này các Tỳ Kheo, có hai cực đoan (antà) mà hàng xuất gia phải từ bỏ.”
Và Đức Phật cũng xác quyết rằng chính v́ ngài đă từ bỏ hai cái cực đoan (antà) ấy nên Đức Phật mới đạt được trí tuệ siêu việt (abhinnàya) và đưa đến sự an tịnh (vupasamàya).
Và ta chẳng lấy ǵ làm ngạc nhiên khi Diệu Nghiệm và học tṛ của ḿnh là Toàn Nhật đă dám thẳng thắng nêu lên mặt trái của vấn đề, rồi sau đó mới t́m cách để giải quyết vấn đề.
Thật ra, bất cứ một nhà Phật học đúng nghĩa nào th́ cũng đều phải nh́n thẳng vào sự thật của vấn đề như vậy, v́ Đạo Phật c̣n được gọi là đạo của Như Thật (Yathàbhùtam) nữa. Nhưng chúng ta chỉ ngạc nhiên là sự giải thích Phật giáo một cách hết sức khách quan khoa học như vậy lại xảy ra vào thời điểm ở nửa cuối thế kỷ 18, thời điểm mà đất nước đang chứng kiến sự khởi nghĩa gần như long trời lỡ đất của những người nông dân.
Nhưng không chỉ trong lĩnh vực Phật học mà thôi mà trong các lĩnh vực khác, Diệu Nghiêm cũng đều thể hiện tinh thần phê phán khách quan và tôn trọng sự thật. Trong Tam bảo lư hoặc luận, Diệu Nghiêm c̣n phê phán ngay cả sự cực đoan cũng như đầu óc hủ lậu của các nhà Nho. Những nhà Nho này, lúc nào cũng tự măn với xác chết Nho giáo đă lỗi thời của ḿnh. Đứng trước sự bảo thủ hẹp ḥi như vậy, Diệu Nghiêm đă nghiêm chỉnh đặt vấn đề với họ: Nếu vậy th́ Tây Phương không có Nho giáo, sao lại văn minh đến thế?
Khi nghiêm chỉnh đặt vấn đề như vậy, chứng tỏ rằng Diệu Nghiêm đă có tầm mắt nh́n xa trông rộng, đă thấy được sự văn minh tiến bộ vượt bậc của các nước Tây Phương và đau ḷng khi thấy đất nước ḿnh đang bị vây khổn bởi ư thức hệ Nho giáo đă hết thời. Nói cho cùng th́, các nhà Nho chỉ lợi dụng Nho giáo nhưng thực ra chỉ để bảo vệ những đặc quyền đặc lợi của chính họ mà thôi. Lịch sử đă và đang chứng minh rằng, không phải chỉ Nho giáo mà bất cứ một triều đại nào, chế độ nào, hệ thống tổ chức nào khi đến hồi chung cuộc th́ cũng đều xảy ra sự lợi dụng như vậy cả.
Và phải chăng lời chất vấn trên của Diệu Nghiêm đối với các nhà Nho thủ cựu ở cuối thế kỷ 18 cho đến bây giờ vẫn c̣n giữ nguyên giá trị và vẫn tiếp tục là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với một thiểu số người vẫn khư khư ôm chặt những chủ thuyết không tưởng để khiến cho dân tộc cứ sống măi trong hận thù và lạc hậu đó sao?
Toàn Nhật c̣n thừa lệnh Diệu Nghiêm chú thích và hiệu đính lại tác phẩm Sa di Oai nghi tăng chú giảo ngụy tự tiểu thiên. Sách này do Hoằng Tán chú thích và in ở Trung Quốc, nhưng khi truyền vào nước ta th́ nhiều chữ đă sai, do vậy Toàn Nhật phải hiệu đính từ lại.
Khi đọc tiểu luận, tác giả Toàn Nhật toàn tập phải thốt lên rằng: “Ngày nay, đọc lại Sa di Oai nghi tăng chú giảo ngụy tự tiểu thiên, ta cảm thấy bồi hồi xúc động trước tinh thần và phong cách làm việc của những người như Toàn Nhật, và tác giả cho rằng: “Trong lịch sử văn học và tư tưởng của dân tộc, ta ít khi gặp một tác phẩm văn học thuộc loại như của Toàn Nhật. Cá nhân tôi cũng chưa từng đọc hoặc gặp một tác phẩm như thế. Do đó, Sa di Oai nghi tăng chú giảo ngụy tự tiểu thiên thực xứng đáng là một tác phẩm mẫu mực về khảo chứng văn bản học”.
Và như vậy, theo tác giả qua tiểu luận Sa di Oai nghi tăng chú giảo ngụy tự tiểu thiên, Toàn Nhật hoàn toàn xứng đáng là một nhà trí thức tiêu biểu của Việt Nam đứng chung với các nhà trí thức của thế giới ở cuối thế kỷ 18, thế kỷ đang ṃ mẫm đi t́m kiếm ánh sáng, t́m kiếm chân lư bằng chính sự nổ lực của con người, tác giả viết:

“Thái độ của Toàn Nhật trong tiểu luận khảo chứng văn bản học này không những đă cho thấy t́nh trạng trí thức của Phật giáo Việt Nam ở nữa cuối thế kỷ 18, mà c̣n của trí thức Việt Nam nói chung vào thời điểm đó. Nó thể hiện một nổ lực phê phán, đi t́m sự thực một cách khách quan khoa học. Phải chăng nó đáp ứng lại xu thế chung của lịch sử thế giới thời bấy giờ, thể hiện một xu thế đi t́m ánh sáng, đi t́m chân lư, dựa trên khả năng hiểu biết và t́m kiếm của con người, chứ không c̣n tin tưởng một cách mù quáng vào những ǵ do truyền thống hay những quyền uy khác để lại” (Sđd tập 2, tr. 290 – 291).

Nếu như các tác phẩm văn học ở thời Lư Trần (hầu hết là của các Thiền sư) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên hệ đến giới quư tộc đang cầm quyền, th́ ngược lại Thiền sư Toàn Nhật ở nữa cuối thế kỷ 18, nếu không phải là người nông dân th́ ít nhất cũng là một người gần gũi với giới nông dân nghèo khổ?

Hồi năm 1974, tôi được tháp tùng với giáo sư Lê Mạnh Thát đi sưu tập tư liệu về Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh B́nh Định và Phú Yên, và giáo sư đă phát hiện được nhiều tác phẩm của Diệu Nghiêm và Toàn Nhật ở hai tỉnh này. Và nhờ thế, tôi mới biết được rằng, Diệu Nghiêm là vị Thiền sư đă khai sáng ra chùa Đá Trắng Từ Quang ở quận Tuy An tỉnh Phú Yên, đă viết nhiều tác phẩm bằng Hán văn, trong đó nổi tiếng nhất là Tam Bảo lư hoặc luận, và học tṛ là Toàn Nhật lại viết hơn 20 tác phẩm bằng chữ Nôm, trong đó có tác phẩm Hứa Sử truyện văn, mà nghe nói một thời đă được Phật tử cũng như nhân dân ở các tỉnh Nam Trung Bộ đọc nằm ḷng để ngâm vịnh, giống như người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngâm nga Lục Vân Tiên của Nguyễn Đ́nh Chiểu vậy. Nhưng Nguyễn Đ́nh Chiểu th́ may mắn hơn Thiền Sư Toàn Nhật nhiều, v́ trong khi ngâm nga th́ ai cũng biết Lục Vân Tiên là của Nguyễn Đ́nh Chiểu, trong khi Hứa Sử truyện văn th́ gần như là một tác phẩm khuyết danh, chẳng ai bận tâm đến tác giả của nó cả.

B́nh Định và Phú Yên là hai tỉnh mà hầu hết người dân đều sinh sống bằng nghề nông. Làm lụng vất vả quanh năm, hết cày sâu cuốc bẩm ở đồng án th́ lại phải vào rừng để phát rẫy hoặc đốn củi.
Có phải chính từ vùng đất nghèo khổ và cơ cực này mà Toàn Nhật mới đủ điều kiện để dựng lên những nhân vật chính trong Hứa Sử truyện văn, của ḿnh chăng?

Đồng thời có người thế gian
Vợ chồng Đào Thị nghèo nàn khó khăn
Hái rau bán củi nuôi thân
Cửa nhà cực khổ truân chuyên.
Chồng đi làm mướn tay sần lưng chai.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là dù nghèo khổ nhưng những nhân vật trong tác phẩm của Toàn Nhật lại tràn đầy t́nh thương và nhân nghĩa. Nói cách khác, họ chỉ nghèo khổ về vật chất nhưng lại rất giàu sang về tấm ḷng.

Ta hăy nghe Toàn Nhật tả lại hai vợ chồng Đào Thị này bàn bạc với nhau nên nhịn bớt miếng ăn để lên chùa thăm viếng vị thầy đă quy y cho họ:

Vợ chồng năn nỉ cùng nhau
Những điều khổ năo thần sầu quỷ thương
Chồng đi làm mướn bốn phương
Nhà nghèo con dại ghê đường xót xa
Đặng chị nhịn miệng bớt ra.
Kính thầy đă sau mà mới ăn
Thương thầy chẳng quản xa gần
Nhớ thời lại viếng chưa từng lăng quên.

Nhưng Toàn Nhật không phải chỉ ngồi yên trong chùa tụng kinh gơ mơ mà tưởng tượng ra đời sống lam lũ cơ cực của người nông dân đâu, mà chính bản thân Toàn Nhật cũng đă nỗi trôi theo nỗi cơ cực ấy từ những ngày đầu mới xuất gia với Thầy là Thiền sư Diệu Nghiêm, trong Xuất gia tối lạc tỉnh thể tu hành văn, Toàn Nhật viết:

Mỗ nay Săi ở tha hương
Tới đâu ngụ đó cũng nương nhờ làng
Xuất hành chen học theo ông Cả
Biết lấy chi mà trả ơn nhau.

Rồi trên bước đường hoằng pháp độ sinh nỗi cơ cực ấy vẫn không chịu buông tha:
Gạo cậy đàn na năm bảy chốn

Lần hồi ăn bữa đói bữa no
Áo nhờ tín thí một hai nhà
Chập chùng vá tấm lành tấm rách
Cơm y bồ dầu kẻ cúng theo phận theo thời
Canh cốt đổng mặc người cho chẳng từ chẳng hổ.
(Thơ Bà Văi)

Đôi khi vị Thiền sư thi sĩ của chúng ta cũng cố gắng tự khôi hài với chính ḿnh về những nghịch cảnh khó khăn trên bước đường du hoá đă gặp phải:

Ngồi tựa cột như thầy bói ế
Buồn quy y các chúng ăn mày
Lại sẵn giường những bạn hàng quen
Dụ thế phát mấy con kẻ cắp.

Dù có cố khôi hài, cố che dấu những thất bại đau đớn do nghịch cảnh, chúng ta dường như vẫn cảm nghe được một nỗi xót xa cay đắng nào đó trào ra từ cơi thơ của Toàn Nhật, trong Bát Nhă ngộ đạo văn, ông viết:

Bữa rau muối đă an phận khó
Cũng hơn người bán chó treo dê.

Chính v́ Toàn Nhật đă sống và đă chịu đựng nhiều vất vả và cơ cực như một người nông dân chính hiệu, nên khi Toàn Nhật muốn tŕnh bày giáo pháp của Đức Phật cho người nông dân chân lấm tay bùn, ông đă sử dụng một cách rất thành thạo thứ ngôn ngữ của người nông dân để người nông dân có thể lănh hội dễ dàng điều ông muốn tŕnh bày. Ví dụ, khi Toàn Nhật muốn nói cho người nông dân hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà năm nay lúa thóc vào đầy nhà, mà đó là kết quả tất nhiên của những cố gắng từ năm trước:

Dữ lành họa phước máy trời
Ví như trong đời nông nghiệp cày gieo
Năm trước khó nhọc dăi dầu
Ắt là lúa thóc năm sau vào nhà
Thường năm thêm giống gieo ra
Lúa thóc trong nhà chẳng biết bao nhiêu
Nếu mà không biết nối gieo
Ngồi ăn hết giống nhà đều cơ nguy
Người đời ít biết xét suy
Nên hư muôn việc đều quy cho trời.
(Hứa Sử truyện văn)

Trong khi thừa lệnh Thầy ḿnh là Diệu Nghiêm giảng Sa di Oai Nghi tăng Chú giảo Ngụy tự tiểu thiên cho tăng chúng, Toàn Nhật cũng đă vận dụng việc làm của người nông dân ra để tŕnh bày. V́ chắc chắn giới tăng sĩ ở Phú Yên và B́nh Định thời bấy giờ đều xuất thân từ con nhà nông dân:
“Ví như ruộng màu mỡ mà có người gieo giống cày bừa, tuỳ sức nhiều ít th́ năm sau tất có được lúa. Mỗi năm trồng gieo thêm, dần dần trở thành tiểu phú, trung phú. Sau đến nỗi của cải lúa thóc tràn dư, tất trở thành đại phú trưởng giả. Nếu lúa thu được năm rồi, năm tới ngồi ăn, th́ chắc chắn sẽ hết lúa, đến nỗi phải bán hết ruộng đất mà không khỏi đói khát ly tán” (Sđd tập 2, tr. 294.).

Và từ ví dụ công việc đồng án của người nông dân trên, Toàn Nhật cảnh giác giới tăng sĩ rằng:
“Nếu không siêng năng tinh tấn, mà buông ḷng nhác nhớm, th́ khi sự may mắn đời trước đă hết, không khỏi việc bán Phật pháp để nuôi thân, đời sau rớt vào ba đường, khó gặp được Tam Bảo. Đó tức gọi là các Thầy gieo giống ruộng tốt vậy” (Sđd tập 2, tr. 295.).

Đó là những lời Toàn Nhật giảng giải cho giới nông dân cũng như tăng sĩ nông dân về luật nhân quả của Phật giáo, thứ quy luật mà Toàn Nhật đă khẳng định là, ngày mai tốt hay xấu đều do mỗi người trong chúng ta tự quyết định lấy chứ chẳng ai có thể thay thế chúng ta quyết định cả:

Nhân quả chẳng chạy hào ly
Muôn việc tóm lại đều quy ở người
(Hứa Sử truyện văn).

Và trong Tam giáo Nguyên lưu kư, Toàn Nhật cũng khẳng định lại như vậy:

Phải mà giữ của bo bo
Đời nay một miếng chẳng no lọ giàu
Chẳng bỏ mà luống vọng cầu
Ḿnh không cày ruộng thóc đâu vào nhà.

Khi giảng giải về đạo lư vô thường (anitya) cho giới nông dân, Toàn Nhật cũng sử dụng những sự vật hay cảnh vật mà người nông dân có thể trông thấy mỗi ngày. Trong Hoán Tỉnh Trần Ttâm Khuyến Tu Tịnh Độ văn:

Thân này lấp lững cheo leo
Cây bờ giây giếng có bao lâu dài.
Trong Thiền cơ yếu ngữ văn:
Xem giàu sang ví bằng mây nổi
Gẫm lợi danh dường đổi mưa dông.
Và trong Tam giáo Nguyên lưu kư:
Ví như sương dính ngọn cây
Bọt xao trên nước, phút giây thấy ǵ.

Mặc dù mộc mạc dễ hiểu nhưng không v́ thế mà cơi thơ của Toàn Nhật rơi vào tầm thường hay sáo ngữ:

Máy quang âm lướt thôi hơn nhíp
Người trăm năm chẳng khác chiêm bao
Cơi bờ này sóng bủa lao xao
Cái danh lợi gẫm như bọt nước.

Đó là bốn câu trong Bát Nhă Ngộ đạo văn, bốn câu mà tác giả TNQĐ đă cho là: “Có một nhận thức sắc bén về sự thật của cuộc đời”.
Nhưng những cụm từ như “cheo leo”, “cây bờ giếng”, “mây nổi”, những “mưa dông”, “sương dính ngọn cây” hay “bọt xao trên nước”… dù rất dễ hiểu đối với người nông dân, nhưng dù sao th́ những h́nh tượng ấy cũng đă sử dụng nhiều trong kinh điển, trong thi kệ của các Thiền sư và đặc biệt nhất là trong thi ca. Nhưng trái lại trong Khuyến tu hành quốc ngữ phú Toàn Nhật lại nhắc đến cái chợ hay quán khách để chỉ cái vắng vẻ heo hút của kiếp người và của cuộc đời:

Thân đời dường quán khách vào ra, đi rồi lại đến.
Việc thế như chợ đông xao xuyến, hợp ắt có tan.

Mỗi lần có dịp đi ngang qua chợ Đèo gần Chùa Viên Quang ở Phú Yên, tôi lại thấy những cái chợ quê nghèo xơ xác ở vùng này vẫn tiếp tục hợp và tan mỗi ngày, dù Toàn Nhật đă ra đi gần hai thế kỷ rồi, và chắc sẽ chẳng bao giờ trở về đứng nh́n cảnh hợp rồi tan của chợ đời để xao xuyến và bâng khuân nữa?
C̣n một cái khó khăn nữa là làm sao cho người dân quê hiểu được rằng “Ông Phật” mà họ đến chùa quỳ lạy cầu xin mỗi ngày đó không phải ở trên trời cao hay bên ngoài mà “Ông Phật” đó lại ở ngay trong chính họ.
Dường như đây là điều mà Toàn Nhật đă nổ lực giải thích trong hầu hết các tác phẩm của ông. Tất nhiên cũng bằng những ví dụ mà người nông dân có thể h́nh dung ra được.
Trước hết, Toàn Nhật ví Phật như nước trong, mà muốn có nước trong th́ phải lọc:

Cặn lọc th́ đặng nước trong
Ma Phật trong ḷng lọ phải t́m đâu.

Phật như ngọn đèn, muốn nhà ḿnh sáng, không c̣n tối tăm, không sợ kẻ gian ŕnh rập th́ phải đốt ngọn đèn ấy lên:

Hăy khêu ngọn đèn nhà ḿnh cho sáng
Kẻ gian tà đâu dám phạm xâm

Từ những ví dụ này, Toàn Nhật mới bắt đầu khai mở cho họ biết rằng:

Thiên đường địa ngục nơi ta
Dữ lành ấy đó, Phật ma bởi ḿnh

Tất cả mọi cố gắng đi t́m đi cầu “Ông Phật” bên ngoài đều vô ích:

Chẳng phải cầu ta mà thành
Phật ở trong ḿnh, nào nhọc t́m đâu

Phật ở trong chính ḿnh, nhưng v́ sao không nhận ra, trong Hứa Sử truyện văn Toàn Nhật cho biết lư do:

Nếu ai trọc loạn tấm ḷng
Phật tuy có đó cũng không thấy rồi
Phật như trăng tỏ trên trời
Muôn phương soi thấu đ̣i nơi sáng loà
Giả như khe, chiếu giang hà
Lặng thinh đáy nước đâu mà không trăng
Nếu mà gió thổi sóng nhăn
Đâu đâu đáy nước nào từng thấy chi
Ḷng người ví dường nước kia
Thanh thời thấy Phật, trọc thời thấy đâu
Sắc tài danh lợi tham cầu
Mà đặng thấy Phật dễ hầu có ai.

Và đây có lẽ là lời khuyên quan trọng mà Toàn Nhật muốn gởi đến cho tất cả những người nông dân lam lũ mà ông hằng thương yêu với tất cả tấm ḷng:

Phật thương hết thảy chúng sanh
Chúng sanh tung hoành Phật độ làm sao?

Vậy là khi ta không c̣n “tung hoành” nữa th́ chính ta là Phật rồi, th́ ta cần ǵ “Ông Phật” ở bên ngoài thương ta nữa?
Người nông dân bản tính vốn hiền lành chân chất, nhưng chính sự hiền lành chơn chất này nên họ luôn luôn là nạn nhân của những kẻ cậy quyền cậy thế, những kẻ mang ḷng tham vô đáy.
Trước tiên, Toàn Nhật lên án những thứ thầy bói cùng “phù thủy bóng chàng”:

Thầy bói phù thủy bóng chàng
Mắc ṿng lao lụy ghê đường nhân gian
Người ta nhiễm chứng thương hàn
Cảm khí thiên địa ḿnh mang bệnh nghèo
Rồi tâu mở sách quẻ gieo
Khiến nên sát hại dê heo vịt gà
Bảo người mau trở về nhà
Lo cho đặng kịp kẻo mà chết oan
Người nghe lật đật kinh hoàng
Giàu thời lo đặng bần hàn chạy vay.
(Hứa Sử truyện văn)

Người nông dân vốn đă nghèo khổ, nhưng chính những bọn thầy bói cùng “phù thủy bóng chàng” này đă khiến đời sống của họ càng nghèo thêm.
Bởi vậy, nên Toàn Nhật kêu gọi:

Chớ tin phù thủy bóng chàng
Cùng lời thầy bói gây đường trái oan
Vă ḿnh bệnh khổ chăng an
Hoặc nhiễm thương hàn khí huyết già suy
Phép đời đă có lương y
Thuốc điều tiết dưỡng ắt th́ bệnh an.
(Hứa Sử truyện văn)

Và ta không ngờ rằng, vào những thập niên ở cuối thế kỷ 18, vị Thiền sư của chúng ta lại có một quan niệm rất đúng đắn về y học, rằng đă có thân th́ phải có bệnh, mà đă bệnh th́ phải chữa bệnh bằng thuốc của các lương y:

Phép đời đă có lương y
Thuốc điều tiết dưỡng ắt th́ bệnh an

Toàn Nhật c̣n vạch ra cho người nông dân thấy cái vô lư khi giết hại gà vịt dê heo dể cúng tế thần linh mà cầu mạng sống cho chính ḿnh:

Sát sanh mà đặng sống lâu
Th́ các nhà giàu ở chật đ̣i nơi
(Hứa Sử truyện văn)

Và càng phi lư hơn nữa, vẫn theo lời Toàn Nhật đă là “thần linh chánh trực” th́ họ đến gần, “những giống hôi tanh” ấy để làm ǵ?

Các vị chánh trực thần linh
Đến gần những giống hôi tanh làm ǵ?
(Hứa Sử truyện văn)

Và kẻ nào đă đến để hưởng thụ “những giống hôi tanh” đó th́ nhất định không phải là “thần linh chánh trực” mà phải là “loại ma lồi yêu tinh” vậy:

Và món máu thịt tanh hôi
Có dùng là loại ma lồi yêu tinh
(Hứa Sử truyện văn)

Với tất cả t́nh thương, Toàn Nhật đă tha thiết khuyên răng những kẻ thích giết hại súc vật để thỏa măn sự thèm khát của ḿnh nên hiểu rằng:

Huống chi kinh Phật ghi lời
Muôn vật cùng người một vóc khác chi
Cùng đồng chịu khí lưỡng nghi
Sanh nên người vật nối th́ đến nay
Chẳng qua một niệm trước sai
Làm đường ác nghiệp nhiều đời vô minh
Ắt sa vào lọai súc sinh
Hoặc làm cha mẹ chị anh ông bà
Phàm gian nhục nhăn tin tà
Vật chi cách vách coi mà thấy đâu
(Hứa Sử truyện văn)

Và nếu như đối với những lọai thầy bói hoặc “thầy thủy bóng chàng” th́ Toàn Nhật chỉ kêu gọi người dân hăy cảnh giác đừng nhẹ dạ cả tin theo bọn chúng chứ không có thái độ quyết liệt như lọai ngươi sau đây, loại người mà lúc nào cùng nhân danh nhân dân nhưng thực ra chỉ dùng quyền hành để ḅn rút của cải mà người dân lao động đă phải tốn biết bao nhiêu công sức mới có được:

Cậy ḿnh quyết quư hơn người
Làm điều hung hiểm hiếp hoài người ta
Kẻ gian hối lộ th́ tha
Người ngay không của bắt ra hành h́nh
Đặng thời phú quư hiển vinh
Hại người lấy của ích ḿnh không lo
Tạm ai bắt lấy phải lo
Chẳng thời thù oán không lo cả nhà
(Hứa Sử truyện văn)

Toàn Nhật căm phẩn loại người “quyền qúy” này đến nổi qua một phiên ṭa của nhân dân, ông đă để cho Diêm vương đuổi chúng ra khỏi thế giới của loài người, đày chúng xuống sống chung với bọn yêu ma quỷ quái:

Phú cho ngục tốt giam vào
Y luật hành tội ép dầu muôn năm
Roi cho hồn nó trầm luân
Ra loài ngạ quỷ ra làm bàng sanh
(Hứa Sử truyện văn)

Trong văn học cổ điển của nước ta, có lẽ phải đợi đến Toàn Nhật ở nửa cuối thế kỷ 18, với Hứa Sử truyện văn th́ nông dân lao động mới được đề cao, không chỉ đề cao chung chung, mà đề cao một cách rất cụ thể, nghĩa là xác nhận phẩm giá cũng như nhân phẩm của họ nữa. Họ, những người nông dân chân lấm tay bùn của Toàn Nhật không những được “Phật ngợi khen” mà c̣n “ đồng phẩm cao” như bất cứ giới nào, kể cả giới quư tộc, giới đang cầm quyền.
Trong Hứa Sử truyện văn, Toàn Nhật đă để cho Đổng Vân, một vị quan đầy quyền uy nhưng lại rất được nhân dân hâm mộ, xác nhận giá trị ấy:

Đổng Vân cười mới nói rằng
Hễ vui sanh khổ, khổ hằng đặng vui
Phát rẫy sen vàng đặng ngồi
Danh chói trong đời thầy tớ Châu Công
Hái rau bán củi tay không
Vợ chồng Đào Thị cùng đồng phẩm cao
Cùng là phát rẫy cần lao
Hái rau bán củi mặt nào làm nên
Phật c̣n phong tặng ngợi khen
Ấy phận khó hèn huống lọ là ta.

Tác giả Toàn Nhật Quang Đài đă nói rất đúng rằng: “đây có lẽ là lần đầu tiên và duy nhất mà lao động được ca ngợi và xác minh là yếu tố cho con người trở thành thần thánh” (Sđd tập 1, tr. 71.).

Khi viết lại hành trạng của Lục Tổ Huệ Năng trong Lục Tổ Diễn Ca, một vị Tổ sư mà D.T. Suzuki đă cho là “một trong những nhà huyền học vĩ đại nhất của Phương đông”, Toàn Nhật cũng nhắc nhở lại cho chúng ta biết rằng, Huệ Năng trước khi trở thành vị Tổ sư vĩ đại, cũng là một người đă từng “hái rau bán củi tay không” mà ra:

Thưa rằng tôi chủ Cát Lào
Thật là phụ quán tranh lau quê nhà
Người đà phận nói tỏ ra
Ḷng tôi dễ dám vậy ḥa dấu chi
Đạo là hỷ xă từ bi
Nào phân nam bắc thế th́ thiệt hơn
Ai ai có một tính chân
Thánh phàm chẳng khác, nhân nhân thể đồng
Người tuy phân cỏi tây đông
Đạo là vốn một đồng thông thánh phàm.

Và tất cả đều phải lao động, nghĩa là phải từ sự nổ lực trong gian khổ th́ mới tự ḿnh hoàn thiện được chính ḿnh:

Những ông Bồ Tát đầu trần
C̣n đi giă gạo ân cần sớm khuya
Những ông Bách Trượng xưa kia
Không làm một bữa chẳng hề ăn cơm.

Nhưng điều lạ lùng như ta đă biết là những con người hễ có “Bữa tối th́ thiếu bữa trưa” đó lại ít nghĩ đến sự bất hạnh và đau khổ của chính ḿnh, mà lúc nào cũng canh cánh trong ḷng những bất hạnh và đau khổ của kẻ khác, như vợ chồng Đào Thị trong Hứa Sử truyện văn chẳng hạn.
Như vậy ta phải giải thích như thế nào cái quan niệm xưa nay vẫn cho rằng “ phú quư sanh lễ nghĩa, nghèo hèn sinh đạo tặc”? có phải Toàn Nhật muốn vận dụng tinh thần của Phật giáo để đạp đổ cái quan niệm ngu si đă tồn tại từ lâu trong xă hội của chúng ta chăng? Tác giả Toàn Nhật Quang Đài đă viết:

“Nó là một gáo nước lạnh tạt vào mặt tuồng giả nhân, giả nghĩa của thứ đạo đức cho rằng: “giàu sang sinh lễ nghĩa, nghèo hèn sinh đạo tặc” đây là thứ đạo đức, nếu có thể gọi như vậy, để phục vụ cho bọn thống trị áp bức, cho hành động ngược đăi nhân dân, tại sao người nghèo lai không có đạo đức lễ nghĩa? Hể bần tiện nghèo khổ là sinh đạo tặc chăng? Chủ trương đạo đức loại đó, thực sự là khinh miệt đạo đức, nếu không phải là không đạo đức. Nó khinh miệt những người cùng khổ, tước đoạt nhân phẩm của họ. Cho nên, trên bối cảnh của thứ đạo đức suy đồi đốn mạt đó, nó nổi lên thật rơ nét thứ đạo đức trong sáng của vợ chồng Đào Thị. Sự có mặt của nó là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng với thứ đạo đức lấy của cải làm thước đo của bọn thống trị vừa nói. Nó đấu tranh để thiết lập nên một nền đạo đức căn cứ vào t́nh người gắn bó với nhau qua lao động và bằng thành quả của lao động. Trên cơ sở đạo đức ấy, nghĩa thầy tṛ, t́nh vợ chồng, ḷng thương con người mới có thể phát huy. Người ta thương nhau, chia xẻ cho nhau từng bát cơm manh áo rất ít ỏi do chính bàn tay lao động tạo ra”.

Và như vậy, tác giả kết luận: “có thể nói Toàn Nhật là người đầu tiên công khai nêu lên quan điểm ấy, và nó đă được cha ông ta tiếp nhận và truyền đạt lại cho con cháu” (Sđd tập 1, tr. 74.).

Thật cảm động biết bao khi ta biết được rằng vị Thiền sư của chúng ta đă “tuốt dép lánh xa khỏi nơi doanh liễu” và “cũng đă trải đường danh lợi”, nhưng rồi cuối cùng đă “dốc liều ḿnh t́m tới, vào chốn cửa thiền”. Sau đó lại cùng với thầy là Diệu Nghiêm lặn lội vào tận Phú Yên, mảnh đất của những người nông dân cày sâu cuốc bẩm, làm trụ tŕ tại một ngôi chùa mà cho đến ngày nay vẫn c̣n là nơi hoang vu hẻo lánh, âm thầm sống chung với người lao động để chia xẻ những đau khổ cũng như cơ cực của họ. Cuối cùng và theo tôi đều quan trọng hơn cả vẫn là qua những tác phẩm Toàn Nhật đă gây ư thức cho họ biết rằng: “chỉ trong khó nhọc lao động con người mới rèn luyện được ḿnh, nâng ḿnh lên tới cấp độ xứng đáng với phẩm chất và nhân cách con người” (Sđd tập 1, tr. 73.).

Và cũng thật xót xa biết bao cho đến bây giờ đă gần hai thế kỷ trôi quan rồi kể từ khi Toàn Nhật vĩnh viễn ra đi (1757 – 1834), vậy mà đại đa số người dân lao động ờ thôn quê vẫn c̣n sống trong lầm than cơ cực, dù đă có biết bao lư thuyết, biết bao ư thức hệ, biết bao tổ chức nhân danh sự đau khổ của họ để ra đời, nhưng cuối cùng khi mục đích của họ đă đạt được rồi th́ cũng bỏ mặc mà ra đi và những người nông dân vẫn tiếp tục kéo lê cuộc đời của ḿnh trong lầm than cơ cực. (C̣n tiếp 1 kỳ)

T.P.A.