www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 

TRIẾT HỌC THẾ THÂN
Tái Khảo Sát Về Sự Tri Nhận

Lê Mạnh Thát

(V́ giới hạn của fonts, một số âm từ trong ngữ Sankry ở phần phụ chú (...) đă không tŕnh đúng dạng theo nguyên tác, kính xin Chư Tôn và Độc Giả hoan hỉ khoan dung)

(II)

Như vậy, cùng với tŕnh bày vừa dẫn, phản ứng trên phát biểu rơ ràng một đối tượng của tri nhận phải được định nghĩa như thế nào. Nó phải được định nghĩa bằng nơi chốn, thời gian, tính phổ quát và tác dụng. Đây là bốn tiêu chuẩn để xét một đối tượng có thật sự là một đối tượng hay không.

Một đối tượng là cái mà nó được tri nhận ở một nơi nào đó vào một lúc nào đó, điều mà mọi người t́nh cờ có mặt ở nơi đó vào lúc đó đều thừa nhận, và nó có khả năng gây ra một tác dụng nào đó. V́ vậy, nếu bất kỳ vật ǵ đáp ứng được các tiêu chuẩn này phải được thừa nhận là một đối tượng của tri nhận. Nay nếu ta xét các tiêu chuẩn này th́ chúng đều không có khiếm khuyết nào cả. Tôi đă nh́n thấy pho tượng Đại Phật ở Đông Đại Tự khi tôi t́nh cờ có mặt ở đó vào một chuyến du lịch chứ không phải ở nơi nào khác. Và tôi đă t́nh cờ đi chuyến đó vào một ngày mùa đông, v́ thế tôi đă thấy nó vào ngày đông đó chứ không phải mọi lúc cũng không phải vào các thời điểm khác. Vào ngày đó đă t́nh cờ có nhiều người đi hành hương ở đó và mọi người đă nh́n thấy nó như tôi nh́n thấy, và tôi không phải là người duy nhất nh́n thấy nó. Và pho tượng, tôi đă thấy, đă thật sự tạo ra một âm thanh êm dịu cho mọi người nghe thấy, khi tôi gơ nhẹ vào nó. Như vậy, pho tượng Đại Phật ở Todaji đúng là một đối tượng thật của tri nhận, mà không phải là một bức tượng hiện ra trong giấc mơ hay trí tưởng tượng của tôi. Kết quả, ta phải thừa nhận rằng bốn tiêu chuẩn phán xét một đối tượng ở trên, tức nơi chốn, thời gian, tính phổ quát và tác dụng, không phi lư chút nào cả. Thật vậy, chúng hoàn toàn thỏa đáng ở phạm vi rất rộng, như chúng ta đă thấy thí dụ được cho. Luận đề “nhận thức không thuộc về đối tượng”, v́ thế, bị kẹt trong t́nh huống phiền toái và cần phải giải quyết.

Sau khi đă nói rơ làm thế nào để định nghĩa một đối tượng của tri nhận, Nhị Thập Tụng tiếp tục đưa ra lư do tại sao tri nhận không thuộc về một đối tượng, như vừa được định nghĩa. Hăy nhớ rằng đối tượng được định nghĩa qua nơi chốn, thời gian, tính phổ quát và tác dụng của nó. Nhị Thập Tụng sẵn sàng chỉ ra nếu một đối tượng của tri nhận có thật có thể được định nghĩa như thế, th́ đối tượng của một tri nhận không thật như tri nhận tôi có trong giấc mơ về một đối tượng nào đó cũng thế.

Chẳng hạn, tôi đă nh́n thấy một cô gái xinh đẹp và gợi cảm trong giấc mơ của tôi vào một tối mát trời mùa hè vừa rồi. Cô gái đẹp và gợi cảm đặc biệt mà tôi nh́n thấy đó t́nh cờ ngồi cùng tôi trong pḥng tôi, xem một chuyện phim buồn trên truyền h́nh. V́ thế, tôi nh́n thấy cố ấy chỉ trong căn pḥng đó mà không phải nơi nào khác. Việc chúng tôi ngồi xem truyền h́nh với nhau t́nh cờ xảy ra chỉ vào buổi tối mát trời đặc biệt đó mà không phải mọi lúc. Và việc chúng tôi ngồi với nhau vào tối đó cuối cùng đă dẫn đến sự cấu trược trong đêm tối của tôi, đồng thời cũng làm đứt đoạn giấc mơ đẹp và gợi cảm với sự tiếc nuối về phần tôi. Như vậy, cô gái trong mơ đó thực sự có tác động với một kết quả cụ thể, tức sự cấu trược không thể chối căi của chính tôi. Cuối cùng, khi tôi mô tả cô ta cho bạn tôi, anh ta đă đồng ư là cô ta thật sự đẹp và gợi cảm. Cô gái tôi thấy trong mơ, v́ thế thật sự có tính phổ quát, như đă được định nghĩa. Vậy th́ rơ ràng đối tượng của một tri nhận không thật cũng có mọi đặc tính của một đối tượng của tri nhận thật. Như vậy, những tiêu chuẩn được thiết lập để phán đoán, và qua đó ngầm ư phân biệt, đối tượng của một tri nhận thật và đối tượng của một tri nhận không thật là một thất bại hoàn toàn. Một khi chúng đă thất bại th́ việc nói rằng tri nhận thuộc về một đối tượng cũng sẽ giống với việc nói ngược lại, một điều đă được chỉ ra rất hiển nhiên. Nay khi đă chứng minh được rằng người ta không thể dựa vào bốn tiêu chuẩn đó để xác định đối tượng của tri nhận th́ điều bắt buộc là phải t́m ra các chọn lựa khác để xem có thể định nghĩa nó như thế nào.
Nhị Thập Tụng đề nghị xét vấn đề từ quan điểm cấu trúc nguyên tử của chính đối tượng. Dĩ nhiên, điều này chẳng có ǵ mới v́ một quan điểm như thế đă được diễn đạt và thử đến trong Câu Xá Luận. Trong đó, Thế Thân cho ta biết theo Tỳ Bà Sa thực thể vật lư có thể được phân tích thành các nguyên tử và các vi trần, bao gồm mười bốn loại sau: các nguyên tử của đất, của lửa, của nước, của gió, của màu, của thanh, của mùi, của vị, của xúc chạm, nguyên tử mắt, nguyên tử tai, nguyên tử mũi, nguyên tử lưỡi, và nguyên tử thân, trong đó năm cái cuối được phân biệt trước tiên như là tác dụng của một hệ sinh vật có ư thức như ở con người (Vimśatikā ad 3.) Trong mười bốn loại này, Tỳ Bà Sa chủ trương có ít nhất tám loại phải kết hợp với nhau để tạo thành một phân tử cho khả năng tri nhận thật sự về một đối tượng vật lư, và chúng là các nguyên tử của đất, lửa, nước, gió, màu, mùi, vị và xúc chạm. Nếu phân tử có tính chất thuộc về thính giác th́ một nguyên tử thứ chín, tức nguyên tử của thanh, phải được thêm vào số tám nguyên tử tối thiểu nói trên. Tương tự, các phân tử của các giác quan khác phải có các nguyên tử của riêng chúng, ngoài chín nguyên tử kể trên. Như vậy mỗi giác quan bao gồm ít nhất mười nguyên tử. (Abhidharmakośa II ad 22, LVP pp.144-149.) Nhưng nếu nhiều sự kết hợp khác nhau của các nguyên tử để tạo thành một phân tử cho khả năng tri nhận thật sự về một thực thể, th́ chúng sẽ như thế nào trong những kết hợp này? Cái ǵ duy tŕ chúng để chúng khỏi tách rời nhau?

Thật khó trả lời những câu hỏi này cho hợp lư, nhất là khi các nguyên tử được định nghĩa là không thể phân chia và không có thành phần. Nếu không có thành phần, chắc chắn chúng không thể chạm nhau, và v́ thế không thể có trong bất kỳ kết tụ nào. Tỳ Bà Sa trả lời rằng đúng là “nếu các nguyên tử chạm nhau ở bất kỳ một điểm nào đó th́ chúng phải có thành phần; nhưng theo định nghĩa th́ chúng lại không có thành phần... Tuy nhiên, nếu chúng không chạm nhau và phân tử không vỡ ra khi bị nghiền nát, th́ đó là v́ môi trường của gió (phong giới) kết tụ và giữ chúng lại với nhau. Có một loại gió có tác dụng giống như một lực phân tán như vào thời kỳ hoại thế và một loại gió giống như lực kết tụ ở thời kỳ sáng thế.” (Abhidharmakośa I ad 12, LVP pp.21-23.) Tỳ Bà Sa định nghĩa thêm phong giới là một trường của lực (force-field). Đối với họ, mặc dù nguyên tử được định nghĩa là không thể phân chia và không có thành phần nhưng chúng vẫn có thể kết tụ để tạo thành một phân tử cho khả năng tri nhận thật sự một đối tượng vật lư. Những ǵ các nguyên tử làm là xúc chạm nhau trong tổng thể của chúng, có nghĩa chúng vẫn là các nguyên tử riêng rẽ nhưng trộn lẫn với nhau trong một môi trường được cho (Abhidharmakośa I ad 20a-b, LVP pp.38-39.) V́ vậy, nếu ta có thể tri nhận một đối tượng trong một h́nh dáng nào đó của một màu nào đó, điều này hoàn toàn do “việc tự sắp xết của các nguyên tử theo cách nào đó”, (Abhidharmakośa IV ad 3c, LVP pp. 10-12.) và có thể được giải thích qua các sắp xếp này. Như vậy, các giải pháp cho vấn đề cấu tạo nguyên tử được t́m thấy trong thuyết về trường của lực, và các giải pháp cho vấn đề cấu trúc phân tử nằm ở thuyết về sự sắp xếp các nguyên tử. Trong cả hai trường hợp, phải thừa nhận rằng các giải pháp được Tỳ Bà Sa đề nghị không chỉ phức tạp mà c̣n rất thú vị, nhất là xét đến khoảng cách giữa thời đại của họ với thời đại chúng ta. Bởi v́ họ làm chúng ta nhớ ngay đến thuyết kết hợp hóa học ngày nay, một thuyết đă đóng góp rất nhiều cho việc thuyết minh nhiều sự kiện thuộc về nguyên tử và phân tử cho đến nay vẫn không được giải thích và không thể hiểu. Thí dụ, Tỳ Bà Sa chủ trương rằng nếu nước bốc hơi th́ đó là do sự có mặt của tính chất hủy diệt ở trong bản chất của nó, trong trường hợp này đó là sự cân bằng của trường lực giữ nó lại với nhau. Do một thâm nhập nào đó của năng lượng từ các nguồn bên ngoài như lửa hoặc mặt trời đă dẫn đến sự bốc hơi của nước (Abhidharmakośa IV ad 3b, LVP pp.7-8.) Tuy nhiên, lư thuyết phức tạp này của Tỳ Bà Sa về cấu trúc nguyên tử phải chịu một cú đấm chí tử từ quan điểm triết học của họ vốn cho rằng chỉ có nguyên tử là thực trong khi phần c̣n lại của những ǵ được chúng cấu thành chỉ là những mô tả. Quan điểm này của họ đă được chúng ta bàn đến ở Chương III. Từ sự bàn luận trong chương đó, chúng ta đă biết rằng đối với họ cái thực không thể bị nghiền nát hay phân tích theo bất cứ cách nào, dù h́nh dạng hay thể cách. (Abhidharmakośa I ad 20a-b, LVP pp.37-39.) Theo định nghĩa, các nguyên tử đáp ứng một điều kiện như thế cho nên chúng thực sự tồn tại. Chúng không phải là những ǵ cấu thành chúng bởi v́ một cấu thành như thế chắc chắn bị nghiền nát như một cái b́nh hay bị phân tích bởi tâm thành các nguyên tố tối hậu như nước. V́ thế, những cái này không thực sự tồn tại mà chỉ là một quy ước, có nghĩa là người ta đồng ư cái b́nh có tồn tại, tồn tại như thế, và chẳng có ǵ khác nữa. Một tồn tại như thế không có thực thể nào cả. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào sự quy ước trong một cộng đồng nào đó về việc gắn cho nó một nhăn hiệu ‘tồn tại’. Từ sự phân biệt như thế về cái thực và không thực, điều tất yếu xảy ra là chỉ có các nguyên tử mới có thể và phải được xem là đối tượng của tri nhận, bởi v́ chỉ có chúng là có thực, tức các vật thực sự tồn tại trong thế giới vật lư. Phần c̣n lại trong thế giới đó đều do chúng cấu thành, và v́ thế có thể bị nghiền nát hoặc tách rời thành các nguyên tố tối hậu; v́ vậy, chúng nhất định không phải là đối tượng của tri nhận, v́ lư do đơn giản là những ǵ không thực sự tồn tại không thể được tri nhận thực sự.

Cần phải lưu ư thêm là mặc dù ngày nay chúng ta không thể nói chắc có phải thuyết trên về cấu trúc nguyên tử đă được Tỳ Bà Sa phát triển để đáp ứng thuyết về cái ǵ là thực hay không, thế nhưng chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng một thuyết về cái có thực như thế, vốn kéo theo nó ư nghĩa về các lănh vực khác như sự tri nhận, thật sự đă đặt ra những vấn đề nghiêm trọng cho thuyết tri nhận của họ, một thuyết đă được giảng giải tiếp theo đó.

Thật vậy, chính v́ thuyết về cái ǵ là thực của họ mà Tỳ Bà Sa đă cố giải thích làm thế nào để tri nhận cái thực đó. Thí dụ, Tỳ Bà Sa ở Kaśmīra chủ trương ta có thể tri nhận chính các nguyên tử trong điều kiện nguyên tử-phân tử của chúng, tức các nguyên tử trong kết tụ tối thiểu của chúng gồm tám nguyên tử hay nhiều hơn (Abhidharmakośa I ad 43d, LVP pp.88-90.) Lúc đó, cái ta tri nhận là các vật thật, tức các nguyên tử, chứ không phải cái nhăn ‘tồn tại’ được gán ghép bởi quy ước như trường hợp của phân tử hay cái b́nh, v.v. Hiển nhiên, đây là một quan niệm rất dễ tin. Trong Câu Xá Luận, Thế Thân đă có những nghi ngờ trầm trọng về điều này. Chẳng hạn, về vấn đề các nguyên tử có xúc chạm nhau hay không khi tạo thành một phân tử, ông chỉ ra rằng nếu chúng vẫn c̣n riêng rẽ và được một năng lượng giữ lại ở một điểm nào đó, tức chúng vẫn có khoảng cách nào đó giữa chúng cho dù khoảng cách đó có nhỏ bé và hết sức vi tế như thế nào đi nữa, th́ “cái ǵ ngăn không cho các nguyên tử này di chuyển trong khoảng không do khoảng cách giữa chúng tạo ra?” Khái niệm về chuyển động của nguyên tử do Thế Thân phát biểu lại nghe có vẻ hiện đại đến lạ lùng. Thế nhưng nó được đưa ra như một công cụ để bẻ găy quan niệm của Tỳ Bà Sa cho rằng người ta có thể nh́n thấy cả các nguyên tử. Bởi v́ nếu các nguyên tử di chuyển quanh trong đường giao thoa ngăn cách chúng th́ bất cứ ai cũng khó có thể tri nhận bất cứ vật ǵ trong ṿng xoáy của nguyên tử chuyển động. Thật không dễ dàng theo dấu cho dù chỉ tám nguyên tử của một phân tử nhỏ nhất, tức đơn vị vốn có thể được tri nhận thật sự, để có thể phân biệt một nguyên tử mới được đưa vào với các nguyên tử cũ.

Ngoài ra, Thế Thân c̣n lưu ư rằng tại sao người ta lại phủ nhận là các nguyên tử không chạm nhau, nếu phân tử thật sự không khác các nguyên tử tạo thành nó và chúng thật sự chạm nhau trong t́nh trạng lập thành phân tử. “V́ thế, thật phi lư khi một mặt th́ phủ nhận việc các nguyên tử chạm nhau và mặt khác lại thừa nhận chúng có chạm nhau khi ở trong một kết hợp phân tử.” Và cuối cùng, ông nhận xét rằng vấn đề các nguyên tử có chạm nhau hay không trong một phân tử thuộc về sự phân chia không gian. V́ vậy, “nếu các ông thừa nhận nguyên tử có sự phân chia về không gian th́ chúng chắc chắn có thành phần, cái mà chúng có thể hoặc không thể chạm đến; đàng khác, nếu các ông phủ nhận điều đó, th́ sẽ không có chút lư do nào giải thích tại sao các nguyên tử có thành phần, cho dù chúng có xúc chạm nhau” (Vimśatikā pp.7-8.) Qua nhận xét trên, rơ ràng Thế Thân không bằng ḷng chút nào với lư thuyết tiêu chuẩn về cái ǵ là thực được Tỳ Bà Sa đề ra. Thật vậy, cho dù chúng ta chấp nhận thuyết của họ về cấu trúc nguyên tử th́ một điều vẫn không rơ ràng là làm thế nào các nguyên tử trong một phân tử có số lượng tối thiểu lại có thể được tri nhận mà không phải ngược lại. Vấn đề này càng rắc rối hơn khi được nh́n từ quan điểm “phân tử th́ không khác ǵ các nguyên tử tạo thành nó”. Có nghĩa là, nếu các nguyên tử là các vật thật th́ tại sao phân tử, vốn được tạo thành bởi các vật thật, tức các nguyên tử, lại không thật? Thế nhưng, đáng chú ư nhất là quan niệm của Tỳ Bà Sa cho rằng các nguyên tử xúc chạm nhau trong một cấu trúc phân tử mà không phải nơi nào khác. Thật không đúng khi nói rằng chúng xúc chạm nhau trong những điều kiện nào đó mà không phải trong những điều kiện khác, giống như Thế Thân đă nói “vấn đề chỉ là chúng có chạm nhau hay không chạm nhau” ( Sylvain Lévi, Matériaux pour l’étude du système vijñaptimātra, Paris: H. Champion, 1932: 52-55; và Frauwallner, Die Philosophie des Buddhismus, Berlin: Akademie-Verlag, 1956: 374-377; Ui, Shiyaku taisho Yuishiki nijuron kenkyu, Tokyo: Iwanami shoin, 1953. Bản dịch của Hamilton từ bản Hán đă quá lỗi thời nên không đáng được nhắc đến ở đây.) trong khi xúc chạm nhau lại là đặc tính có sẵn của chúng. Như vậy, những khó khăn dường như không thể giải quyết đă được mang lại cho thuyết cấu trúc nguyên tử của Tỳ Bà Sa bởi chính những suy luận triết học của họ về cái có thực và cái có thể được tri nhận. Ta không thể không cảm thấy rằng đây là những khó khăn lớn lao và hoàn toàn không thể giải quyết khi xét từ những suy luận của họ. Như vậy, thuyết về đối tượng của tri nhận bị bẻ găy bởi ba nhận xét có phê phán trên của Thế Thân, mặc dù những quan niệm có sức thu hút rộng của chúng về cấu trúc nguyên tử và phân tử liên quan đến đối tượng đó. Tuy nhiên, những nhận xét này, đúng như ư nghĩa của nó, không được đưa ra để chính thức bác bỏ hay chủ trương một lư thuyết dù cho chúng có mang tính phê phán hay không. V́ thế, về việc điểm lại lư thuyết sâu sắc của Tỳ Bà Sa về đối tượng tri nhận, ta phải đợi đến khi Thế Thân viết Nhị Thập Tụng, trong đó có thể ông đă thực hiện một khảo sát đầy đủ về thuyết này. Luận thư này viết:
Các nguyên tử này, khi chúng nằm trong cấu trúc phân tử, hoàn toàn không phải là đối tượng của tri nhận, v́ nguyên tử, mỗi cái là một vật riêng rẽ, th́ không được chứng thực. Tại sao nó không được chứng thực? V́:
Nếu các nguyên tử kết nối với nhau vào cùng thời điểm với một số lượng là sáu, th́ chúng có sáu phần/12a-b/
Nếu các nguyên tử, tất cả là sáu, kết nối với nhau từ sáu hướng khác nhau, th́ điều tất yếu là chúng có sáu phần, mỗi cái đều có chỗ riêng của nó nơi mà cái khác không thể chiếm cứ.
Nếu cả sáu cái cùng chiếm cứ một chỗ, th́ khối lượng của chúng sẽ là khối lượng của chỉ một nguyên tử/12c-d/
Tức là, nếu chỗ của một trong số chúng cũng là chỗ của cả sáu, th́ do tất cả chúng đều có cùng một chỗ, khối lượng của chúng sẽ là khối lượng của chỉ một nguyên tử, và do chúng không khác nhau, khối lượng của chúng cũng sẽ không được nh́n thấy.
Tỳ Bà Sa ở Kaśmīra chắc chắn sẽ đáp lại điều đó, các nguyên tử không nối kết với nhau, v́ theo định nghĩa, chúng không có thành phần; và chắc chắn chúng tôi không phạm một sai lầm ngu ngốc như thế; tuy nhiên, chúng kết nối nhau trong cấu trúc phân tử. Thế nhưng, lúc đó phân tử của các nguyên tử là một vật thể khác với chính các nguyên tử?
Nếu các nguyên tử không kết nối nhau, th́ cái ǵ kết nối chúng trong trường hợp của cấu trúc phân tử?/13a-b/
Hoặc v́ các nguyên tử không có thành phần cho nên không có sự kết nối của chúng với nhau. [Trong cả hai trường hợp, nguyên tử, mỗi cái đều là vật riêng rẽ] th́ không được chứng thực/13c-d/
Tức là, nếu các phân tử không kết nối chúng với nhau, th́ chắc chắn ta không nên nói rằng do chúng không có thành phần nên chúng không được chứng thực là kết nối với nhau. Thật vậy, chứng cứ của các ông cho thấy rằng phân tử kết nối với nhau do nó có thành phần. V́ vậy, nguyên tử như là một vật riêng rẽ th́ không được chứng thực. V́ thế, ta phải thừa nhận rằng các nguyên tử hoặc kết nối với nhau, hoặc không. [Trong trường hợp trước]. (phần I) (phần III)


dịch Việt: Đạo Sinh

(trích đăng từ Tập San Nghiên Cứu Phật Học số 14)