www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 

GIỚI THIỆU
PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA BỒ TÁT GIỚI

Thích Thái Ḥa


 

I. Tổng Luận Và Ư Nghĩa:
1. Tổng luận:


Ư thức tự giác là yếu tố cơ bản để xác định con người có khả năng trưởng thành, về tư duy và sáng tạo, có khả năng đạp vỡ mọi trói buộc và mở ra một chân trời giải thoát. Ư thức ấy đă được khơi mở từ nơi đời sống của Bậc giác ngộ, Bậc thanh tịnh hoàn toàn, siêu xuất trần thế không để lại chút nào phiền muộn cho bất cứ ai. H́nh ảnh của Đấng có ư thức tự giác, là một h́nh ảnh tuyệt đẹp, v́ ở đó không có gợn lên một tí xi của sự sống nô lệ. Và hiển nhiên, đó là h́nh ảnh tuyệt vời để cho chúng sanh quy ngưỡng và là mảnh ruộng ph́ nhiêu để cho chúng sanh gieo trồng phước đức.


Bởi vậy, ai là người đánh mất ư thức tự giác, th́ đó là kẻ sống đời nô lệ, là kẻ phàm t́nh, là kẻ bị mê hèn bởi năm uẩn, bị dục vọng đánh lừa, là đồng lơa với hèn nhác và bị ch́m đắm khổ đau.
Và hễ tu tập mà để đánh mất ư thức tự giác, th́ không mong ǵ bước đi được những bước đi tự do, không mong ǵ dự vào ḍng Thánh để trở thành và chứng đắc các Thánh quả.


Muốn có ư thức tự giác, th́ trước hết con người phải thọ tŕ “Biệt giải thoát luật nghi”, nghĩa là luật nghi có khả năng đưa hành giả thoát khỏi từng đối tượng cá biệt của nghiệp đạo, để rồi ung dung tự tại, cỡi trên sóng thức mà vượt qua muôn ngàn trùng dương sanh tử.


Bồ Tát giới là đặt trên nền tảng của “Biệt giải thoát luật nghi”, nên hễ nếu không thọ và tŕ Biệt giải thoát luật nghi, th́ không thể thọ và tŕ Bồ Tát giới.


V́ sao? V́ không có cơ sở để Bồ Tát giới phát sinh.


Lại nữa, Bồ Tát giới là giới bao gồm cả ba tụ thanh tịnh, mà thuật ngữ Phật học gọi là “Tam tụ tịnh giới”.


Tụ thứ nhất là Nhiếp luật nghi giới, gồm có:

  • Thanh tịnh về biệt giải thoát luật nghi, đó là sự thanh tịnh về “chỉ tŕ”, mà các điều cấm chỉ ở trong giới bổn đă quy định.

  • Thanh tịnh về căn luật nghi, đó là luật nghi có khả năng pḥng hộ, khiến các quan năng khi nhận thức, không bị trần cảnh bên ngoài khuấy động.

  • Thanh tịnh về mạng luật nghi, đó là luật nghi nuôi dưỡng thanh tịnh về mạng bằng Bốn Thánh Chủng.

  • Thanh tịnh về niệm luật nghi, đó là luật nghi làm cho bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi đều ở trong sự thanh tịnh.

Do đó, một người tu tập viên măn về tụ Nhiếp luật nghi là viên măn về Pháp thân thường trú ở chư phật.


Tụ thứ hai là Nhiếp thiện pháp giới, gồm tất cả giới thuộc về thực hành pháp Thiện vô lậu, nghĩa là Thiện do đ́nh chỉ các ác của thân, ngữ và ư mà phát sinh, do thanh tịnh ba nghiệp mà phát sinh, do thực hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo, do thực hành ba pháp quy y, thể hiện bốn đức tin kiên cố, tu tập Lục độ, Tứ vô lượng tâm… mà phát sinh.


Tụ giới nầy, không những nhắm đến chỉ tŕ mà c̣n nhắm đến tác tŕ nữa.


Sống bằng đời sống không gây tổn hại cho người khác, chính nó đă là Thiện, chính nó đă là phụng hành các Thiện, nhưng Thiện ấy, không kiên cố, không lớn mạnh, không siêu việt, bằng Thiện do vận khởi tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả để là lợi ích cho ḿnh và người. Bởi vậy, Nhiếp Thiện Pháp Giới cũng được gọi là “Trưởng Dưỡng Thiện Pháp Giới”. Do đó, hễ hành tŕ viên măn tụ thứ hai nầy là viên măn về Báo thân trang nghiêm của chư Phật.


Tụ thứ ba là Nhiêu Ích Hữu T́nh Giới, gồm tất cả giới thuộc về Thệ và Nguyện.


Thệ nguyện của tụ giới nầy là lấy Bồ Đề Tâm làm nhân hạnh tu tập, lấy đạo quả Vô Thượng Bồ Đề làm mục tiêu hướng đến và lấy hết thảy chúng sanh làm đối tượng phục vụ. Do đó, hễ hành tŕ viên măn tụ nầy là viên măn Thiên bách ức hóa thân của chư Phật.


Thệ nguyện viên măn Thiên bách ức hóa thân của chư phật, là để Bồ Tát phục vụ chúng sanh đem lại lợi ích cho họ và Bồ tát có thể sử dụng mọi phương tiện, mọi h́nh thức để giáo hóa chúng sanh, khiến họ quay lưng lại với trần lao mà hướng đến quả vị giác ngộ. Sự phục vụ chúng sanh như vậy, gọi là Bồ Đề Hạnh, Bồ Đề Nguyện.


Do thực hành Bồ Đề, mà người thọ tŕ Bồ tát giới cầu học các trí, tu tập các pháp môn tâm địa và làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, không biết mệt mỏi, không biết chán nản.
Họ là bạn của chúng sanh không mời mà tự đến, phục vụ xong việc liền đi, không có một điều kiện nào để thủ và xả.


Đối với chúng sanh nào thiện căn chưa có phát khởi, th́ làm cho phát khởi, đă phát khởi th́ làm cho tăng trưởng, đă tăng trưởng th́ làm cho chứng đắc các Thánh quả.


Đối với chúng sanh nào, khổ do bệnh hoạn, th́ trao cho phương pháp trị liệu và dược liệu, khổ do ngu dốt th́ trao cho văn hóa, khổ do lạc đường th́ chỉ cho nẻo chánh, khổ do bội phản th́ dạy cho pháp quán thi ân không mong cầu đáp trả, khổ do sợ hăi các nạn, th́ dạy cho cách bảo hộ, khổ do nghèo nàn th́ dạy cho cách làm tăng trưởng phước đức, và đối với chúng sanh ương ngạnh, th́ t́m cách điều phục, huấn luyện.


Sự thực hành Bồ Đề như vậy là nhờ có Thệ, có Nguyện, nếu không có Thệ và Nguyện độ chúng sanh th́ không có Bồ Tát Giới.
Do đó, chính Thệ và Nguyện đă tạo thành ư nghĩa Bồ Tát giới một cách linh hoạt và mầu nhiệm.


2. Ư Nghĩa:


Bồ Tát Giới là ǵ? Bồ Tát Giới hay c̣n gọi là Bồ Tát Tâm Địa Giới, đó là giới lấy tâm làm thể, làm chỗ tu nhân, làm đức tin, làm đối tượng chuyển hóa, quán chiếu để thấy rơ không- lư; lấy tâm làm cứ điểm để lập Thệ và Nguyện, nhằm xác quyết mọi hành động; lấy tâm làm chủ đích hướng đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề; lấy tâm làm lănh địa để duy tŕ và sinh trưởng các Thiện pháp, sinh trưởng các địa vị giác ngộ của Bồ Tát và Phật, nên Bồ Tát Giới là giới tâm của bốn mươi địa vị Hiền Thánh.


Bồ Tát Giới là giới thuộc về Phật tính, Phật tính là bản thể của giác ngộ, là chủng tử của giác ngộ có khả năng sinh trưởng sự giác ngộ, nên Phật tính không bị khu biệt bởi thời gian, bởi không gian và bởi chủng loại.


Do đó, Bồ Tát Giới khẳng định, hết thảy chúng sanh đều có Phật tính, nghĩa là hết thảy họ đều có Bồ Tát Giới tính, v́ hết thảy chúng sanh đều có Bồ Tát Giới tính, nên hết thảy chúng sanh đều có thể thọ và tŕ Bồ Tát Giới để thành Phật. V́ Bồ Tát Giới không bị khu biệt bởi không gian, nên hết thảy chúng sanh trong mọi không gian đều có thể thọ và tŕ Bồ Tát Giới, và v́ Bồ Tát Giới không bị khu biệt bởi thời gian nên chúng sanh ở ba đời đều có thể thọ và tŕ Bồ Tát Giới để tu tập và thành Phật. Bồ Tát Giới là vậy, nên Bồ Tát Giới c̣n có những ư nghĩa như sau:


a- Giới Pháp Vô Tận:
Bồ Tát Giới mà gọi là giới pháp vô tận, v́ người thọ và tŕ giới này, khi xả thân và thọ thân, giới thể Bồ Tát vẫn tồn tại không mất, tồn tại cho đến khi nào vị đó thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Và vị đó dù ở bất cứ cảnh giới nào, chủng loại nào th́ giới thể Bồ Tát ở họ vẫn hằng tồn.
Như vậy, Bồ Tát Giới mà gọi là Giới Pháp Vô Tận, v́ nó vô tận với không gian, vô tận với thời gian và vô tâïn với sinh mệnh.


b- Giới Pháp Tâm Thọ:
Bồ Tát Giới là giới pháp thuộc về tâm thọ, v́ nó luôn tồn tại với tâm và nó là tâm, do tâm thệ nguyện lănh thọ mà giới thể thành tựu.


c- Giới Pháp Thuộc Về Công Đức:
V́ thệ độ hết thảy chúng sanh và nguyện thành Phật là từ nơi giới này mà phát sinh; v́ Tứ Vô Lượng Tâm và Lục Ba La Mật từ nơi giới này mà phát sinh, các Thiện pháp vô lậu cũng từ nơi giới nầy mà phát sinh, các địa vị Hiền Thánh cũng từ nơi giới nầy mà phát sinh, trí tuệ siêu việt cũng từ nơi giới nầy mà phát sinh, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp cũng từ giới nầy mà phát sinh, thiết lập Vương quốc Tịnh độ với Y báo, Chánh báo trang nghiêm cũng từ giới nầy mà phát sinh và ngay cả Phật địa cũng do giới nầy mà phát khởi.


Do đó, giới kinh nói:
“Chúng sanh thọ Phật giới,
tức nhập chư Phật vị.
Vị đồng đại giác dĩ,
chơn thị chư Phật tử”.
(Phạm Vơng Kinh, tr 1004, Đại Chính 24).


Nghĩa là:
Chúng sanh thọ Phật giới,
chính vào địa vị Phật.
Vị đă đồng đại giác,
đích thị là Phật tử.

 

Từ ngữ Phật tử là một từ ngữ đích thực xứng gọi cho những ai có thọ và tŕ Bồ Tát Giới.
V́ người đó trong hiện tại, họ đang chuyển hóa tự tâm để thành tâm của Bồ Tát và Phật, thân đang làm việc của Bồ Tát và Phật, miệng đang nói lời của Bồ Tát và Phật, và tương lai họ sẽ tiêu sạch hết các vọng tưởng sai lầm về tự ngă, về con người, về chúng sanh, về sinh mệnh và họ sẽ đầy đủ các đức tướng, các đức tính của một vị Đại Giác Ngộ.
Do đó, Bồ Tát Giới là giới pháp thuộc về mọi công đức.


d- Giới Pháp Bản Nguyên:
Tất cả chúng sanh đều có gốc rễ từ nơi Tự Tánh Thanh Tịnh, mà tự tánh ấy chính là Bồ Tát Giới tính. Bồ Tát Giới tính là tính b́nh đẳng với tâm, b́nh đẳng với Phật, b́nh đẳng với chúng sanh. Sỡ dĩ, chúng là b́nh đẳng, v́ chúng đều có gốc rễ từ nơi Tự Tánh Thanh Tịnh.
Do đó, hễ chúng sanh nào trở về với Tự Tánh Thanh Tịnh ấy, th́ chúng sanh ấy là Phật, Phật chính là bản nguyên Tự Tánh Thanh Tịnh.
Do đó, hễ tự tâm của chúng sanh nào lắng hết tất cả vọng trần, tiêu hết các duyên trần, th́ tâm đó là tâm của Phật và Phật đó chính là tâm, chúng sanh nào đạt được tâm như vậy, th́ chúng sanh ấy có tâm của Phật.


Bởi vậy, Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt”. Nghĩa là Tâm, Phật, và chúng sanh, cả ba đều b́nh đẳng, không có sai khác. Sự không sai khác ấy, chính là sự không sai khác về Bản Nguyên Tự Tánh Thanh Tịnh giữa Tâm, Phật và chúng sanh.
Giới pháp thuộc về Bản Nguyện Tự Tánh Thanh Tịnh là bảo vật vô giá của hết thảy chúng sanh, nên chúng sanh cần phải trở về để tiếp nhận và giữ ǵn.


Trong Giới Kinh Phạm Vơng, Đức Phật Thích Ca nói: “Giới pháp ấy là giới quư báu như ngọc kim cương và là bản nguyên của chư Phật, của Bồ Tát, là chủng tính của Phật. Hết thảy chúng sanh đều có Phật tính, nên hết thảy chúng sanh có thân, có tâm, có ư, có thức, những loài có t́nh, có tâm ấy, đều nhập vào trong giới pháp tính Phật. Đương nhiên, v́ đă có gốc rễ như vậy, th́ chắc chắn sẽ có hoa trái của pháp thân thường trú. Mười Ba La Đề Mộc Xoa, ta đă nói ra ở trong thế giới nầy, giới pháp ấy, hết thảy chúng sanh trong ba đời, phải phụng kính thọ tŕ. Ta nay sẽ v́ đại chúng, mà nói lại mười giới pháp vô tận, mà nguồn gốc của giới là Tự Tánh Thanh Tịnh nơi hết thảy chúng sanh. (Phạm Vơng Kinh, tr 1003, Đại Chính 24).


e- Giới Pháp Viên Măn Cụ Túc:
Bồ Tát Giới mà gọi là viên măn cụ túc, v́ là giới đầy đủ cả ba tụ. Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu t́nh giới. Và đồng thời Bồ Tát Giới cũng đầy đủ cả Tín, Hạnh, Nguyện và Nhiếp thọ. Tín là gốc của Hạnh, Nguyện và nhiếp thọ. Mọi Hạnh, Nguyện và Nhiếp thọ phải phát xuất từ Tín.


Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện”.


Luận Đại Trí Độ th́ nói: “Biển cả Phật pháp mênh mông, sâu thẳm, nếu không có Tín, th́ không thể vào được”.


Thật vậy, có những vị chưa hiểu Phật pháp là ǵ, nhưng chỉ do họ có đức tín thuần tịnh, nên họ đi vào biển cả Phật pháp và an trú vào bậc Hiền Thánh một cách an toàn và kiên cố, họ thực hành các thiện pháp một cách vững chắc, họ hướng nguyện Bồ Đề về nhiếp hóa, làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh không có ǵ lay chuyển nổi. Bởi vậy, trong bất cứ lời thệ nguyện nào của Bồ Tát cũng đều có đủ cả ba tụ thanh tịnh giới. Trong mười nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng cũng hàm chứa đủ cả ba tụ thanh tịnh nầy. Bồ Tát Phổ Hiền là vị Bồ Tát có đủ hiền trí và hiền đức để phổ nhiếp chúng sanh, khắp trong mọi không gian và thời gian, một vị Bồ Tát thường xuất hiện trong các thời thuyết giáo của Đức Phật Thích Ca, để làm tiêu biểu cho bậc có đức tin và có khả năng thực hiện đức tin Đại Thừa, tức là thực hiện đức tin đối với Bồ Tát Giới. Ngài thường xuyên xuất hiện qua h́nh thức cỡi trên voi chúa trắng sáu ngà. Voi chúa có sức mạnh, có bước đi vững chắc, ấy là tượng trưng cho Bồ Tát Phổ Hiền, là vị có đức tin kiên cố, đối với giới học, định học và tuệ học Đại Thừa, và có đức tin vững chắc đối với đại Hạnh và đại Nguyện.
Màu trắng của voi chúa là tượng trưng cho Bồ Tát Phổ Hiền có khả năng thực hành giới đức một cách thanh tịnh, đó là sự thanh tịnh về Biệt giải thoát, về các căn, về sinh mạng và về các oai nghi tế hạnh trong lúc phụng hành các thiện pháp và nhiếp hóa chúng sanh. Sáu ngà là tượng trưng cho Bồ Tát Phổ Hiền có khả năng thực hành viên măn Lục độ một cách hiện thực qua sự vận khởi bi và trí để giáo hóa, làm cho chúng sanh thuần thục đối với đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Nên, mười hạnh nguyện Phổ Hiền là một mô thức căn bản cho những người thọ tŕ Bồ Tát Giới, thực hành Bồ tát Đạo.


Trong mô thức hành động nầy, hẳn nhiên, chúng bao gồm đủ cả ba tụ thanh tịnh giới như:
Lễ kính chư Phật.
Xưng tán Như Lai.
Quảng tu cúng dường.

Ba hạnh nguyện nầy thuộc về Nhiếp Thiện pháp giới. Nếu người thọ tŕ Bồ Tát Giới mà không có Hạnh và Nguyện như vậy, th́ không có tác tŕ, không có tác tŕ th́ không thể gọi là bậc có đại Nguyện, không có đại Nguyện th́ không thể vận khởi đại bi và đại trí để nhiếp hóa chúng sanh nhằm trang nghiêm bản thân và Phật độ.


Sám hối nghiệp chướng.
Hạnh nguyện nầy thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới. Nghiệp chướng là chướng ngại do nghiệp.
Chướng ngại nầy là do không có thanh tinh về thân, thanh tịnh về ngữ, thanh tịnh về ư, khiến trở ngại sự đoạn trừ các ác, trở ngại sự phụng hành các thiện, trở ngại sự nhiếp hóa chúng sanh, trở ngại sự thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Vậy, Bồ Tát do thực hành hạnh nguyện sám hối nầy mà đoạn trừ được các ác của thân, ngữ và ư, làm cho pháp thân thanh tịnh được biểu lộ.


Tùy hỷ công đức.
Thỉnh chuyển pháp thân.
Thỉnh Phật trụ thế.
Thường tùy Phật học.
Hằng thuận chúng sanh.
Phổ giai hồi hướng.

Sáu hạnh nguyện nầy, thuộc về Nhiêu ích hữu t́nh giới. V́ mục đích của Bồ tát là làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, và v́ vậy, Bồ Tát thực hiện sáu hạnh nguyện nầy thuần thục là có thể thành tựu Thiên bách ức hóa thân để giáo hóa chúng sanh một cách tự tại.


Tóm lại, ư nghĩa của Bồ Tát Giới là ư nghĩa của sự thực hành hạnh nguyện Bồ Tát đạo.


Kinh Đại Bát Nhă nói: “Tịnh giới vô lậu của hàng Thanh văn, Độc giác, chỉ hồi hướng đến Niết Bàn để cầu tự lợi, c̣n tịnh giới của Bồ Tát là v́ độ thoát vô lượng chúng sanh mà hồi hướng đến Vô thượng Bồ Đề. Do dó, tịnh giới của Bồ Tát, siêu việt hơn tịnh giới vô lậu của hàng nhị thừa”.( Đại Bát Nhă Ba La Mật Đa Kinh 586, tr 1032, Đại Chính 7).


Một hành giả từ nơi Bồ Đề Tâm mà phát khởi Hạnh và Nguyện để thọ tŕ Bồ Tát Giới, vị ấy hiện hữu giữa cuộc đời như là sự hiện hữu của Đấng t́nh yêu mang đầy đủ chất liệu của trí tuệ để làm tươi mát cho mọi sự sống.


Sự hiện hữu ấy, như là sự hiện hữu của lư tính mầu nhiệm, không hề làm trở ngại bất cứ một lư tính nào.


Sự hiện hữu ấy, như là sự hiện hữu của t́nh yêu cao vợi, không làm trở ngại bất cứ thứ t́nh yêu nào.


Sự hiện hữu ấy, có mặt trong mọi sự hiện hữu để ǵn giữ bản chất và hành tŕ sự tướng của tuệ giác, nên bản chất của mọi sự tướng không hề trở ngại nhau.


Sự hiện hữu ấy, đi vào trong mọi sự hiện hữu, chúng không có mâu thuẫn giữa các giới Thanh Văn và Bồ Tát. Chúng có khả năng dung nhiếp hết thảy để đưa vào biển trí.


Do đó, Bồ Tát Giới hiện hữu như là sự hiện hữu của Bản Nguyên Tự Tánh Thanh Tịnh nơi hết thảy chúng sanh. Và chính đó là ư nghĩa cứu cánh của Bồ Tát Giới vậy.


II. Phân Tướng loại:
Theo Kinh và Luận Đại Thừa, th́ Bồ Tát Giới có chín tướng loại:


1- Tự tánh giới:
Bồ Tát Giới là giới thuộc về tự tính.
Sở dĩ gọi là tự tánh giới, v́ loại giới này có bốn đức tính.

  • a. Tùng tha chánh thọ: Lănh thọ thánh giới từ nơi Đức Phật, hoặc Bồ Tát, hoặc từ Tôn Tượng, hoặc từ vị đại diện Phật và Bồ Tát.

  • b. Thiện tịnh tâm thọ: Lănh thọ tánh giới từ nơi tự tâm thanh tịnh, trong sáng. Đây là h́nh thức tự thọ Bồ Tát Giới.

  • c. Phạm dĩ tức hối: Hễ thấy có phạm giới, th́ phải sám hối ngay tức khắc, không để cho nhiều sát na tâm trôi qua, v́ mỗi sát na trôi qua, th́ tội lỗi theo sát na ấy mà tăng trưởng trên tâm.

  • d. Chuyên tâm niệm trú, kiên tŕ bất phạm: Chuyên tâm an trú vào Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu t́nh giới không có vi phạm.


Tự tánh giới c̣n gọi là “Chơn thật giới”, ấy là giới đích thực không hư vọng của Bồ Tát. C̣n gọi là “Tự tha lợi giới”, đó là giới đem lại lợi ích cho ḿnh và người. C̣n gọi là “Nhiêu ích chúng sanh giới”, là giới làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh. C̣n goi là “Tăng trưởng nhân thiên giới”, là giới làm tăng trưởng phước trí cho cơi người và cơi trời. C̣n gọi là “Vô lượng công đức giới”, là giới có năng lực làm phát sinh công đức không kể số lượng.


2- Nhất thiết giới:
Hay c̣n gọi là “Thông giới”, nghĩa là giới thông cả hàng xuất gia và tại gia.


3- Nan giới:
Bồ Tát Giới là giới rất khó thọ tŕ, v́ chúng có những trường hợp như sau:

  • a.V́ người giàu có tài sản, đầy đủ thế lực mà từ bỏ để xuất gia, thọ tŕ Bồ Tát Giới, đây là một điều rất khó, nên Bồ Tát Giới là giới khó thọ tŕ.

  • b.V́ người thọ tŕ Bồ Tát Giới, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy khốn nào, cũng không để cho giới đă thọ tŕ bị sứt mẻ, bị khuyết tật, nên Bồ Tát Giới là giới rất khó thọ tŕ.

  • c. Người thọ tŕ Bồ Tát Giới, th́ đối với các hạnh tu tập, tất cả chánh thọ, tất cả sự nhớ nghĩ, tâm luôn luôn an trú Chánh niệm, không loạn động, cho đến đời kiếp các giới thuộc về tế hạnh, cũng không bị khuyết tật, chứ đừng nói đến các trọng giới, nên gọi giới Bồ Tát là giới khó thọ tŕ.

4- Nhất thiết môn giới:
Bồ Tát Giới là giới đi vào tất cả các cửa ngơ của Chánh thọ, tánh giới, tập giới, phương tiện giới.

  • a. Chánh thọ giới:
    Là giới Bồ Tát, thọ đủ cả ba tụ thanh tịnh giới.

  • b. Tánh giới:
    Là Bồ Tát có Bồ Tát giới tính, nên thanh tịnh về thân, thanh tịnh về ngữ, thanh tịnh về ư và hiền thiện vốn là bản chất của Bồ Tát.

  • c. Tập Giới:
    Là Bồ Tát vốn tu tập Bồ Tát Giới, nên đời này qua đời khác, nhân của giới vẫn c̣n, tam tụ tịnh giới đă từng tu tập, nên tâm thường nhàm chán điều ác mà không làm, chỉ thích làm điều thiện.

  • d. Phương tiện thành giới:
    Là người thọ tŕ Bồ Tát Giới, y vào bốn nhiếp pháp mà thực hành hiền thiện của thân ngữ đối với hết thảy chúng sanh.

5- Thiện nhân giới:
Bồ Tát Giới là giới của bậc Hiền trí và Hiền đức.
Hiền trí và Hiền đức có năm trường hợp để hành tŕ.

  • a. Tự tŕ tịnh giới:
    Nghĩa là tự ḿnh hành tŕ giới thanh tịnh.

  • b. Thọ dự tha nhân: Nghĩa là đại diện Phật và Bồ Tát để trao truyền cho người khác.

  • c. Tán thán tịnh giới:
    Ca ngợi công đức do hành tŕ giới đem lại.

  • d.Kiến đồng pháp giả sanh tâm hoan hỷ:
    Thấy chúng sanh đồng tu tập các pháp tịnh giới như ḿnh, liền sanh tâm hoan hỷ.

  • e. Thiết hữu hủy phạm như pháp hối trừ:
    Giả thiết rằng: Bậc hiền trí và hiền đức có phạm vào giới pháp, th́ sám hối trừ diệt đúng như pháp.


6- Nhất hành giới:
C̣n gọi là “nhất thiết chủng giới”. Nội dung của loại nầy, có hai trường hợp bao gồm mười ba loại như sau:
Trường hợp một có sáu loại:

  • a. Hồi hướng giới:
    V́ thọ và tŕ giới là quay ngược lại với điều ác, quay ngược lại với mê lầm mà hướng đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

  • b. Quảng bác giới:
    V́ trong giới Bồ Tát là thâu nhiếp hết thảy học giới.

  • c. Vô tội hoan hỷ xứ giới:
    V́ là giới tránh xa hai hành động buông lung tâm ư, một là phóng theo dục lạc, hai là tự khắc khổ ép xác.

  • d. Hằng thường giới:
    V́ người thọ tŕ Bồ Tát Giới tuy thân mệnh đă hoại chung, nhưng giới thể vẫn tiếp tục tồn tại, không mất.

  • e. Kiên cố giới:
    V́ người thọ tŕ Bồ Tát Giới, th́ tất cả các thứ lợi dưỡng, khen chê, phiền năo không thể làm phá hỏng.

  • g. Thi la trang nghiêm cụ tương ưng giới:
    V́ là giới tương ưng với sự trang nghiêm tốt đẹp.

Trường hợp hai có bảy loại:

  • a. Chỉ tức giới:
    Nghĩa là giới đ́nh chỉ và chấm dứt mọi hành vi giết hại…

  • b. Chuyển tác giới:
    Nghĩa là giới có khả năng thâu nhiếp tất cả thiện và làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.

  • c. Pḥng hộ giới:
    Nghĩa là giới có khả năng pḥng hộ các điều ác, chuyển khởi các điều thiện, và làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

  • d. Đại sĩ tướng dị thục giới:
    Nghĩa là giới làm cho thuần thục tướng mạo của hiền đức và hiền trí.

  • e. Tăng thượng tâm dị thục giới:
    Nghĩa là giới làm cho tăng trưởng sự thuần thục.

  • g. Khả ái thú dị thục giới:
    Giới thuần thục dẫn đến sự ái mộ.

  • h. Lợi hữu t́nh dị thục giới:
    Nghĩa là giới thuần thục làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.


7- Trừ năo giới:
Hay c̣n gọi là Toại Cầu Giới. Đó là giới mà người thọ tŕ mong cầu rằng: Những kẻ khác đừng năo hại họ và chúng sanh, bằng những hành vi như : giết mất mạng sống, đối với tài sản không cho mà lấy, uế hạnh, tà hạnh, nói dối, nói lời thêu dệt, nói ly gián, nói tục, đánh đập.
Nếu họ mong cầu được như vậy, th́ vui vẻ toại ư, nếu họ mong cầu như vậy mà không được, th́ tâm ư của họ không vui.


8- Thử thế tha thế lạc giới:
Nghĩa là Bồ Tát tu tập tịnh giới, đối với những điều ngăn chỉ th́ ngăn chỉ, những điều cần khai mở th́ khai mở, những điều cần nhiếp thọ th́ nhiếp thọ, những điều cần hàng phục th́ hàng phục và trong khi thực hành bố thí ba la mật đều có mặt của tŕ giới ba la mật, khi hành nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, trí tuệ ba la mật đều có tŕ giới ba la mật.
Bồ Tát tự ḿnh tu tập tịnh giới và giáo hóa kẻ khác tu tập để không những đời nầy họ an trú niềm vui, mà đời sau cũng như vậy.


9- Thanh tịnh giới:
Hay c̣n gọi là Tịch tịnh giới. Nội dung của thanh tịnh giới có mười trường hợp:

  • a. Sơ thiện thọ giới:
    Điều thiện đầu tiên thọ giới là để làm sa môn, là v́ đạo quả Bồ Đề mà không tiếc quư thân mạng.

  • b. Bất thái trầm giới:
    Tŕ giới không thái quá và không khởi lên nghi ngờ đối với các học xứ.

  • c. Ly giải đăi giới:
    Nỗ lực tŕ giới, không ham thích ngủ nghỉ.

  • d. Ly sự phóng dật sở nhiếp thọ giới:
    Thâu nhiếp tâm ư, khiến chúng không buông lung.

  • e. Chánh nguyện giới:
    Tu tập chánh nguyện Bồ Đề, không mong cầu tài lợi, không ước muốn sanh thiên mà chỉ thực hành hạnh tịch tịnh.

  • g. Quy tắc cụ túc sở nhiếp thọ giới:
    Ǵn giữ và khéo sử dụng oai nghi để thi hành các công việc, phương tiện tu hành các thiện, thân hành và ngữ hành đúng pháp độ, sống đầy đủ chánh mạng, tất cả những lời nói dối trá, nịnh hót và bao nhiêu loại nói sai lầm đều vĩnh viễn xa ĺa.

  • h. Tịnh mạng cụ túc sở nhiếp thọ giới:
    Tránh xa sự dối trá của tâm hành và ngữ hành cũng như mọi sinh hoạt tà mạng.

  • i. Ly nhị biên giới:
    Tránh xa hai cực đoan, không buông lung theo các dục và ép xác khổ hạnh.

  • k. Vĩnh xuất ly giới:
    Do tu tập giới mà vượt khỏi ác thú, xa ĺa các tà kiến của ngoại đạo.

  • l. Ư tiên sở thọ vô tổn thất giới:
    Giới đă được lănh thọ để tu tập, không để chúng bị khuyết tật tổn giảm.
    Mười nội dung này gọi là thanh tịnh giới, gọi là Bồ Tát đại giới tụ, tu tập để chứng đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. ( Bồ Tát Địa Tŕ Kinh 4 và 5, tr 910 – 918; Bồ Tát Địa Giới Kinh 4, tr 982 – 984; Du Già Sư Địa Luận 40, tr 510, Đại Chính 30).
    Thật ra, sự phân tướng loại của Bồ Tát Giới như thế nầy, cũng là để khai triển sâu rộng và chi tiết hóa của ba loại giới, là Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu t́nh giới.
    Do đó, Bồ Tát tam tụ tịnh giới là giới nói tổng, c̣n chín tướng loại là nói biệt.
    Lại nữa, thường nói tổng đă gọn mà đủ, nói biệt th́ rườm rà mà lại thiếu.
    Tuy nhiên, nếu đề cập đến cả tổng và biệt, th́ nó thông cho hết thảy các căn cơ học tập và nghiên cứu. (xem tiếp phần 2)