www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 

GIỚI THIỆU
PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA BỒ TÁT GIỚI

Thích Thái Ḥa

(tiếp theo)
III. NGUYÊN UỶ CỦA BỒ TÁT GIỚI
1- Từ Phật Pháp Thân:
Bồ tát giới có khởi điểm và truyền thừa từ đâu?

Theo giới kinh Phạm Vơng, th́ Bồ tát giới có nguồn gốc từ Đức Phật Tỳ Lô Xá Na. Nghĩa là từ Đức Phật nầy nói ra và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được truyền và thọ từ đó.

Như Kinh nói: “Bấy giờ Đức Phật Tỳ Lô Xá Na đă v́ Đại chúng mà khai thị một cách tóm tắt, chỉ bằng đầu sợi lông ở trong Pháp môn tâm địa, v́ pháp môn ấy nhiều ví như cát trăm ngàn sông Hằng không thể nói hết. Pháp môn tâm địa ấy, hết thảy chư phật trong thời quá khứ đă nói, chư phật ở thời vị lai sẽ nói, chư phật ở thời hiện tại đang nói, tất cả bồ tát trong ba đời đă học, sẽ học và hiện đang học. Tôi đă trăm kiếp thực hành Pháp môn Tâm địa ấy, hiệu của tôi là Lô Xá Na. Hỡi chư phật! Xin các Ngài hăy truyền đạt những điều tôi nói ra, cho hết thảy chúng sanh, nhằm khai thị con đường Tâm địa cho họ. Bấy giờ trên Ṭa Sư Tử sáng chói rực rỡ của Thế giới Liên Hoa Đài Tạng, Đức Phật Lô Xá Na phóng tỏa ra ánh sáng của hào quang, gọi một ngàn Đức Phật Thích Ca hóa thân, trên một ngàn cánh hoa mà bảo rằng:

Hỡi quư Ngài! Xin hăy đem pháp môn Tâm địa của tôi mà đi truyền đạt lại cho một trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca và tất cả chúng sanh.
Hỡi quư Ngài! Xin hăy nói tuần tự về pháp môn Tâm địa của tôi ở trên.
Hỡi quư Ngài! Xin các Ngài thọ và tŕ, đọc và tụng, nhất tâm mà thực hành.” (Phạm Vơng Kinh, tr 1003, Đại Chính 24).

Như vậy, Đức Phật Tỳ Lô Xá Na là ai, mà Ngài là vị đầu tiên trao truyền pháp môn Tâm địa tức là Bồ Tát Giới cho hàng ngh́n Đức Phật Thích Ca hóa thân và lại c̣n khuyến khích một ngàn Đức Phật Thích Ca hóa thân ấy, lại tuần tự trao truyền cho trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca hóa thân khác và hết thảy chúng sanh?

Tỳ Lô Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật là chuyển ngữ của Phạn âm Vairocanabuddha.
Vairocana, Hán dịch là “Biến nhất thế xứ”, nghĩa là có mặt khắp cả mọi không gian và mọi thời gian, có khi cũng dịch là “Tịnh măn”, nghĩa là hoàn toàn thanh tịnh; hoặc “Quảng bác nghiêm tịnh”, nghĩa là sự nghiêm tịnh cùng khắp; hoặc “Quang minh biến chiếu”, nghĩa là ánh sáng soi chiếu khắp hết thảy thời-không; và cũng dịch là “Đại nhật”, nghĩa là mặt trời soi chiếu vĩ đại.
Vậy, Vairocanabuddha hay Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Đức Phật có mặt khắp mọi thời-không; Đức Phật nghiêm tịnh cùng khắp, Đức Phật mặt trời vĩ đại…
Đức Phật nầy, hiện đang ngồi trên Ṭa Sư Tử sáng chói rực rỡ của thế giới “Liên hoa đài tạng”, một thế giới theo lời Ngài Phổ Hiền thuật lại, ở trong Kinh Hoa Nghiêm là rất nghiêm tịnh, được Đức Phật Tỳ Lô Xá Na tạo nên, bởi vô số đại nguyện thanh tịnh, trải qua vô số kiếp tu tập, gần gũi vô số đức Phật mà h́nh thành, và hiện nay, Ngài là vị đang làm giáo chủ trên thế giới ấy. (Hoa Nghiêm kinh, Phẩm Hoa Tạng Thế Giới, Đại Chính 10).

Đức Phật Tỳ Lô Xá Na cũng chính là bản thân hay Pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay ngàn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thọ nhận thân của Đức Phật Tỳ Lô Xá Na , và trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Biến hóa thân” của Đức Phật Tỳ Lô Xá Na.

Nói cách khác, ngàn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trên ngàn cánh hoa sen, ở nơi thế giới “Liên hoa đài tạng”, hay trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca đều là báo thân, ứng hóa thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, nghĩa là các đức Phật Thích Ca ở trong mười phương đều ứng hóa từ Pháp thân của Phật.

Pháp môn Tâm địa hay Bồ Tát giới, đă được Đức Phật Pháp Thân tức là Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, nói tại “Liên hoa đài tạng thế giới”, cho một ngàn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngồi trên một ngàn cánh hoa sen nghe. Và một ngàn Đức Phật Thích Ca nầy đă vâng lời Đức Phật bản thân, để truyền đạt pháp môn Tâm địa cho một trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca hóa thân và hết thảy chúng sanh.

Tóm lại, Pháp môn Tâm địa hay Bồ Tát Giới đă được Đức Phật bản thân nói ra, từ nơi Bản Nguyên Tự Tánh Thanh Tịnh, và đă được phụng hành, đọc tụng bởi các Đức Phật Thích Ca hóa thân ở nơi mỗi thế giới mà các Ngài hiện đang ứng thân để giáo hóa.

2- TỪ ĐỨC PHẬT HÓA THÂN:
Bồ Tát Giới mà có khởi điểm từ nơi Bản Nguyên Tự Tánh Thanh Tịnh, được nói ra bởi Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, tại thế giới “Liên hoa đài tạng”, đó là Bồ Tát Giới có tính truyền thừa siêu không gian, siêu lịch sử. Tính nầy, những người không có đức tin Đại Thừa, không có bản chất của Bậc Hiền trí và Hiền đức, th́ họ không dễ ǵ chấp nhận. Tuy nhiên, dù họ có chấp nhận hay không, điều đó chẳng có ǵ quan trọng đối với sự thật tuyệt vời ấy. Nhưng, đối với mặt lịch sử, theo Phạm Vơng giới kinh, th́ Bồ Tát Giới là do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra từ pháp môn Tâm địa, ngay khi Ngài mới thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề.

Kinh nói: “ Bấy giời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, khi mới thành tựu Tuệ Giác Vô Thượng, đầu tiên Ngài quy định Bồ tát giới. Ngài nói, sự hiếu thuận với Cha Mẹ, Thầy, Chúng Tăng và Tam Bảo. Hiếu là Pháp của Đạo Chí Thượng, sự hiếu thuận ấy cũng gọi là giới, cũng gọi là sự chế ngự và đ́nh chỉ các ác.

Chính từ nơi miệng của Đức Phật, Ngài đă phát ra vô lượng ánh sáng. Bấy giờ, đại chúng có trăm vạn ức, gồm các vị Bồ Tát, mười tám vị cơi Phạm thiên, sáu vị thiên tử ở cơi trời Dục Giới, các vua của mười sáu nước giàu mạnh, hết thảy họ đều chắp tay, lắng hết tâm trí mà nghe Đức Phật tụng lại Giới Pháp Đại Thừa, của tất cả chư Phật.

Đức Phật dạy các vị Bồ tát rằng, nay tôi cứ nửa tháng đích thân tụng lại giới pháp của chư Phật. Quư vị, tất cả những hàng Bồ Tát mới phát tâm cũng phải tụng, cho đến các hàng Bồ Tát ở địa vị Mười Phát thú, Mười Trưởng dưỡng, Mười Kim cang và Mười địa cũng phải tụng.

Do đó, ánh sáng từ nơi miệng tôi phát ra, là v́ có duyên cớ, chứ không phải không có lư do.
Ánh sáng của hào quang ấy, không lệ thuộc màu xanh, đỏ, vàng, trắng và đen, không lệ thuộc vào vật lư và tâm lư, không lệ thuộc vào các khái niệm có và không, không liên hệ đến các pháp thuộc về nhân quả, mà ánh sáng ấy là Bản Nguyên của chư Phật, là căn bản hành tŕ Bồ Tát đạo, là căn bản hành tŕ của toàn thể Phật tử.

Do đó, toàn thể Phật tử phải học tập, thọ và tŕ, đọc và tụng một cách thông minh.

Hỡi những Phật tử thông minh! Quư vị hăy lắng nghe kỹ, nếu những ai đă lănh thọ giới pháp của chư Phật, dù là QuốcVương, Vương tử, Tể tướng, Bách quan,Tỷ khưu,Tỷ khưu ni, chư Thiên của mười tám tầng trời thuộc Sắc giới, chư Thiên của sáu tầng trời thuộc Dục giới, tất cả dân chúng những kẻ hoàng môn, dâm nam, dâm nữ, nô bộc, tỳ thiếp, các vị quỷ thần trong tám bộ loại, các thần Kim cang, các loài súc sanh cho đến những kẻ biến hóa, hễ hiểu rơ tiếng nói của Pháp sư trong lúc truyền giới, th́ hết thảy họ có thể thọ và đắc giới, đều có thể gọi là Bậc thanh tịnh số một”.(Phạm Vơng Giới Kinh, tr 1004, Đại Chính 24).

Như vậy, ở mặt lịch sử, th́ Bồ Tát Giới do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói và trao truyền cho đại chúng Phật tử, mà trong đó gồm đủ, các vị Bồ Tát, trời, người… và chính ở đây và lúc nầy, Ngài cũng đă quy định một số điều cần thiết đối với sự lănh thọ và hành tŕ Bồ Tát Giới.

3- TỪ CÁC KINH VÀ LUẬN:
3-1. KINH HOA NGHIÊM.
Bồ Tát Giới có gốc rễ từ Kinh Hoa Nghiêm, kinh này do Đức Phật nói ra dưới gốc cây Bồ Đề trải qua hai mươi mốt ngày kể từ khi Ngài thành đạo.
Ở trong kinh nầy, Bồ Tát Giới liên hệ chặt chẽ với các Phẩm Hoa Tạng Thế Giới, Tỳ Lô Xá Na, Tịnh Hạnh, Hiền Thủ, Tu Di Đảnh Kệ Tán Thập Trú, Sơ Phát Tâm Công Đức, Minh Pháp, Thập Hạnh, Vô Tận Tạng, Thập Hồi Hướng, Thập Địa…

Kinh Hoa Nghiêm có ba bản dịch:

  • a. Hoa Nghiêm Kinh 60.
    Do Ngài Phật Đà Bạt Đà La dịch, vào đời Tấn (359-429).
    Phật Đà Bạt Đà La, là chuyển ngữ của Phạn ngữ Buddhabhadra, Tàu dịch là Giác Hiền, Ngài là người ở Bắc Ấn, nghiêm tŕ giới luật cẩn mật, rất tinh thông Thiền học, Ngài đă đến Trung quốc năm Hoằng thủy thứ 10, tức năm 408 TL.
    Ở Trung quốc, Ngài dịch rất nhiều Kinh và Luật, trong đó có, bộ Hoa Nghiêm sáu mươi quyển nầy, Ngài mất năm 429 thọ 71 tuổi.
  • b. Hoa Nghiêm Kinh 80.
    Do Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch, vào đời Đường (618-907).
    Thật Xoa Nan Đà là chuyển âm của Phạn ngữ Sikshànanda, Tàu dịch là Học hỷ, Ngài người nước Vu Điền, đến Trung quốc năm 695, do đáp ứng lời mời của Tắc Thiên Vơ Hậu. Ngài đă trú tại chùa Đại-Biến-Không, ở Lạc Dương để dịch Kinh. Ngài tịch năm 710, thọ 59 tuổi.
  • c. Hoa Nghiêm Kinh 40.
    Do Ngài Bát Nhă dịch vào đời Đường.
    Bát Nhă là chuyển âm của Phạn ngữ Prajñà, Ngài người Bắc Ấn, đến Trung quốc năm 786 TL, và dịch xong bộ Kinh Hoa Nghiêm bốn mươi cuốn nầy vào năm 798.

Ba bản Kinh Hoa Nghiêm nầy, hiện trong đại Tạng Tân Tu đều có đủ.

3-2. KINH BÁT NHĂ.
Bồ Tát Giới cũng được đề cập đến rất nhiều ở trong hệ thống Kinh tạng Bát Nhă mà cụ thể nhất là các Kinh:

  • a. Đại Bát Nhă Ba La Mật Đa kinh, từ quyển 584 đến 588:
    Do Ngài Huyền Tráng dịch vào đời Đường.
    Ngài người Trung Hoa, sinh khoảng năm 600 và mất năm 664, Ngài là người đă vượt suối băng ngàn từ Trung Hoa đến Ấn Độ học Phật tại tu viện Nalanda vào năm 629, và rồi đă trở về Trung Hoa năm 645, sự nghiệp tu học và dịch kinh của Ngài vô cùng vĩ đại.
    Trong bản kinh Đại Bát Nhă do Ngài dịch nầy, nói về thọ và đắc, tŕ và phạm cũng như công đức hành tŕ Bồ tát Giới rất rơ.
    Kinh hiện có trong Đại Tạng Tân Tu 7, từ trang 1019-1044.

  • b. Đại Thừa lư thú lục ba la mật đa kinh:
    Do Ngài Bát Nhă dịch. Trong bản kinh nầy có đề cập đến tŕ, phạm và sáu mươi lăm giới tướng của Bồ Tát.
    Trong đó, mười giới hoàn toàn giống Thập Thiện giới, và các giới c̣n lại, nội dung đề cập đến quy tín Tam Bảo, Hiếu kính cha mẹ, hiếu kính đối với Hoà Thượng truyền giới, với vị Giáo Thọ và với các vị tôn Chứng. Tôn trọng các giới, không cầu học và chấp trước ở nơi các quả vị Thanh Văn và Độc Giác. Pḥng hộ các oai nghi lúc giao tiếp với ngoại đạo, với những nhà giàu có… để tránh những cơ hiềm của kẻ khác. Pḥng hộ năm căn. Phải học tập để hiểu biết. Phải luôn luôn giữ bốn vô lượng tâm. Phải tự xét lỗi ḿnh không ḍm ngó lỗi người. Phải thường nghe, thân gần thiện tri thức, tránh xa ác tri thức. Phải quán niệm vô thường mà không tiếc thân mạng…
    Trong bản kinh có đề cập đầy đủ giới hành của Bồ Tát, ở đây chúng tôi chỉ dịch lược.
    Những ai muốn nghiên cứu kỹ để hành tŕ, xin đọc thẳng vào Đại Chính Tân Tu 8, trang 889-890.

3-3. PHẠM VƠNG KINH.
Bồ Tát Giới được đề cập trong Kinh Phạm Vơng rất cụ thể.
Kinh nầy theo lời tựa của Ngài Tăng Triệu, th́ Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch gồm có 120 cuốn, bao gồm 61 phẩm. Nhưng, hiện tại ở Đại Tạng Tân Tu chỉ hai cuốn Thượng và Hạ.

Nội dung của cuốn Thượng nói rằng: Đức Phật Thích Ca bấy giờ, ở tại cơi trời Ma Hê Thủ La của sắc giới, đă đưa tất cả đại chúng đến Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới để gặp Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, nhằm hỏi con đường thành tựu hàng Bồ Tát Thập địa và cũng như những h́nh thái để thành tựu Phật quả.

Và bấy giờ, Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, đă nói cho đại chúng nghe pháp môn Tâm địa, tức là con đường tu tập thành Phật của Ngài, và thế giới Liên Hoa Đài Tạng là do Ngài tu tập pháp môn Tam địa nầy mà tạo nên, cũng như trăm ngàn ức Đức Thích Ca cũng đều là hóa thân từ Ngài.
Đức Phật Tỳ Lô Xá Na đă nói cho ngàn Đức Phật Thích Ca báo thân và trăm ngàn Đức Phật Thích Ca ứng hóa thân về pháp môn Tâm Địa, mà trong đó gồm có: Thập Phát Thú Tâm, Thập Trưởng Dưỡng Tâm, Thập Kim Cang Tâm và Thập Địa.
Cuốn Hạ, th́ kinh đề cập đến sự ẩn một của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng và sự xuất hiện của Ngài trong thế giới Ta Bà nầy. Trong đó, nội dung đề cập đến thân thế, chí nguyện xuất gia, tu tập, thành đạo và nói năm mươi tám giới của Bồ Tát, gồm mười giới tướng là thuộc về giới pháp vô tận.
Bốn mươi tám giới c̣n lại là thuộc về giới nhẹ, nghĩa là chúng không quan trọng so với mười giới pháp vô tận, nhưng nó lại cần thiết để thành tựu pháp môn Tâm địa.
Kinh do Ngài cưu Ma La Thập (Kumaraj́ra) dịch vào thời hậu Tần.
Ngài người Kucha (Khâu Tư) thuộc Ấn Độ, xuất gia năm bảy tuổi. Ngài là vị thần đồng không thua bất cứ ai về sự thông minh vào thời bấy giờ.
Ngài học thông Tam Tạng, đáp ứng lời mời của vua Phù Kiên đời Tiền Tần, nên đă đến Trung Quốc năm 383-386.
Ngài đă ở Tràng An để dịch thuật nhiều kinh điển từ Phạn sang Hán và mất năm 413 T L.
Sự nghiệp dịch kinh của Ngài đă để lại cho đời rất vĩ đại. Kinh Phạm Vơng là một bản kinh do Ngài dịch, hiện đang được lưu hành, tŕ tụng rất phổ biến ở các nước Phật giáo Đại Thừa. Kinh hiện có ở Đại Tạng Tân Tu 24, trang 997.

3-4. BỒ TÁT ANH LẠC BẢN NGHIỆP KINH.
Kinh nầy có hai cuốn thượng và hạ, bao gồm tám phẩm, do Ngài Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu Tần (317-419 TL).
Cuốn thượng, Kinh đề cập đến bốn mươi hai địa vị Hiền Thánh. Trong đó, gồm có: Thập Trú, Thập Hạnh,Thập Hướng, Thập Địa, Vô Tướng Vô Cấu Địa, Diệu Giác Vô Thượng Địa.
Ở trong Kinh c̣n tŕnh bày hai mươi bốn đại nguyện trong lúc tu tập Bồ Tát Hạnh.
Nội dung của hai mươi bốn đại nguyện nầy bao gồm, Mười Ba la mật và các nguyện liên hệ đến Phật tâm, Phật hạnh, Phật trí, Phật đức và Phật thân…
Cuốn hạ, kinh giải thích cụ thể ư nghĩa của bốn mươi hai địa vị Hiền Thánh. Và ở phẩm đại chúng thọ học của kinh nầy, có đề cập rất rơ về cách lănh thọ và truyền Bồ Tát Giới, cũng như nêu rơ mười giới pháp vô tận.
Mặc dù thứ tự của mười giới pháp vô tận ở kinh Anh Lạc có khác đôi chút so với kinh Phạm Vơng, nhưng nội dung của hai kinh đều giống nhau.
Và hễ đă thọ và tŕ mười giới pháp vô tận nầy mà huỷ phạm một trong mười, th́ đều mất hết bốn mươi hai địa vị Hiền Thánh, quan điểm nầy đồng với kinh Phạm Vơng.
C̣n về phần giới nhẹ, kinh nầy không nêu rơ từng phần như kinh Phạm Vơng, chỉ nêu lên một câu rất tổng quát là “Hết thảy giới thuộc về tám vạn oai nghi, gọi là phần nhẹ, nếu có phạm cần đối thủ sám hối, th́ tội liền diệt”. (Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh, tr 1024, Đại Chính 24).

3-5. BỒ TÁT NỘI GIỚI KINH.
Kinh nầy do Bồ Tát Văn Thù khởi thỉnh Đức Phật nói . Và Đức Phật đă nói cho Ngài Văn Thù Sư Lợi cũng như hội chúng về công đức tu tập của hàng Sơ Phát Ư Bồ Tát kể cả tại gia và xuất gia.
Đức Phật đă dạy cách lănh thọ Bồ Tát Giới cho hàng Bồ Tát sơ phát ư như sau: Phải lănh thọ ba pháp tự quy, sám hối ba nghiệp kể từ mười vạn kiếp đă trải qua cho đến ngay lúc mới phát ư hành Bồ tát đạo, phải thực hành lục độ, phải phát khởi ba nguyện.

  • a. Nguyện tu tập là để thành Phật và dựng xây Vương quốc tịnh độ theo mô thức tịnh độ của chư Phật.
  • b. Nguyện sanh về cảnh giới tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.
  • c. Và phải thực hành các oai nghi, trong lúc vào chùa, cũng như trong lúc ăn uống.

Trong kinh nầy, Đức Phật cũng nêu ra mười hai phần thích hợp, để hàng Bồ Tát Sơ Phát Ư tu tập.
Phần thứ nhất là đề cập đến bốn mươi bảy giới tướng mà hàng Bồ Tát Sơ Phát Ư phải thọ tŕ.
Mười một phần c̣n lại là đề cập đến các phương pháp tu tập để tăng trưởng giới đức, giới hạnh của Bồ Tát Sơ Phát Ư.
Kinh do Ngài Cầu Na Bạt Ma dịch vào đời Tống, Nam Bắc Triều.
Cầu Na Bạt Ma là chuyển âm từ Phạn ngữ Gunavarman, Ngài người Kế Tân Ấn Độ, đến Trung Quốc vào năm 431. Ngài đă ở đấy 9 tháng, dịch được một số kinh luật và tịch năm 413, thọ 54 tuổi.

3-6. BỒ TÁT THIỆN GIỚI KINH.

  • a. Kinh 9 cuốn.
    Kinh nầy cũng do Ngài Cầu Na Bạt Ma dịch, vào đời Tống, Nam Bắc Triều, gồm có 9 cuốn.
    Nội dung của kinh là nói đến sự phát tâm Bồ Đề, tu tập Bồ Tát hạnh, chứng đắc các Bồ tát địa cho đến Phật địa.
    Cụ thể là các phẩm “Bồ Tát Địa Thiện Hành Tánh, Bồ Tát Địa Lợi Ích Nội Ngoại, Bồ Tát Địa Bồ Đề, Bồ Tát Địa Bồ Đề Lực”… và cụ thể nhất là “Bồ Tát Địa Giới”.
    Trong phẩm Bồ tát địa giới nầy, kinh nêu rơ Bồ tát giới có chín tướng loại và giải thích từng loại khá thấu đáo, trong đó cũng đề cập đến thọ, tŕ và phạm…

  • b. Kinh một cuốn.
    Cũng do Ngài Cầu Na Bạt Ma dịch. Nội dung kinh đề cập đến cách thức thọ tŕ Bồ Tát giới, nêu rơ các giới tướng, gồm có tám trọng giới và các khinh giới mà vị đă thọ tŕ Bồ tát giới phải phụng hành.
    Cả hai bản kinh đều có ở trong Đại Tạng Tân Tu 30, trang 960 và trang 1013.

3-7. BỒ TÁT ĐỊA TR̀ KINH:
Bồ tát địa tŕ kinh liên hệ chặt chẽ với Bồ tát giới, nhất là các phẩm:
- Chủng tánh: Phẩm nầy đề cập đến mười pháp của Bồ tát đạo.
- Phát Bồ Đề tâm: Phẩm nầy nói về phát khởi tâm Bồ Đề bao gồm những thệ và nguyện.
- Tự tha lợi: Phẩm nầy đề cập đến bảy cứ điểm thực hành Bồ Tát và liên hệ chặt chẽ với Bồ tát giới phẩm là phẩm nói rơ thọ, đắc, tŕ, phạm đối với Bồ tát giới, về giới tướng th́ nói rơ bốn pháp Ba La Di và ba mươi lăm pháp thuộc về Đột Kiết La.
Kinh có mười cuốn, do Ngài Đàm Vô Sấm dịch từ đời Bắc lương.
Tên Phạn của Ngài là Dharmaraksa, Ngài người Trung Ấn, đến Trung Quốc vào đời Bắc Lương năm 412, và đă bỏ ra hai mươi năm để dịch rất nhiều kinh.
Bồ Tát giới bản và Bồ Tát địa tŕ kinh, đều do Ngài dịch, hiện có trong Đại Tạng Tân Tu 24, trang 1107 cho Bồ tát giới bản và Đại Tạng Tân Tu 30, trang 888, cho Bồ Tát địa tŕ kinh.

3-8. ƯU BÀ TẮC GIỚI KINH :
Mặc dù kinh có tên gọi là Ưu bà tắc giới, nhưng thật chất nội dung là nói về Bồ Tát giới.
Ngay ở phẩm Tập hội của kinh, Đức Phật đă dạy cho Thiện Sanh rằng: Kính lễ sáu phương là thực hành Lục Ba La Mật và sáu phương ấy không ra ngoài tâm của chúng sanh.
Ngay ở phẩm nầy, Đức Phật c̣n giải thích ư nghĩa Bồ Tát cho Thiện Sanh nghe như sau: “V́ có được Bồ Đề, nên gọi là Bồ tát; v́ có bản chất Bồ Đề, nên gọi là Bồ tát”.
Và phẩm Phát Bồ Đề tâm, phẩm phát nguyện, phẩm tự lợi tha, phẩm thọ giới… đều đề cập đến Bồ tát giới.
Trong phẩm thọ giới, kinh có nêu rơ sáu trọng giới và hai mươi tám giới khinh, mà người thọ Bồ Tát Ưu Bà Tắc Giới phải hành tŕ.
Kinh có bảy cuốn, cũng do Ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Lương, hiện có ở trong Đại Tạng Tân Tu 24, trang 1034.

3-9. DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN:
Bộ Luận nầy, do Bồ Tát Di Lặc nói, Ngài huyền Tráng đă dịch gồm 100 cuốn.
Luận liên hệ chặt chẽ đến Bồ tát Giới. Và luận cũng đă giải thích cặn kẽ con đường tu tập để thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.
Cuốn bốn mươi của luận nêu rơ các loại giới tướng và giải thích từng loại rất chu đáo kể cả các cách thọ và tŕ.
Du Già Sư Địa Luận, hiện có ở trong Đại Tạng Tân Tu 30, trang 279.
Ngoài các kinh, Luận ở trên chúng ta c̣n có các bản kinh liên hệ đến Bồ Tát giới như sau:
- Bồ tát giới yết ma văn, do Ngài Di Lặc nói, Ngài Huyền Tráng dịch.
- Đại Thừa Giới Kinh, do Ngài Thi Hộ dịch vào đời Tống.
- Thanh Tịnh Tỳ Ni Phương Quảng Kinh, Ngài Cưu Ma La Thập dịch.
- Bồ Tát Tạng Kinh, Ngài Tăng Già Bạt La dịch vào đời Lương.
- Đại Thừa Tam Tụ Sám Hối Kinh, do Ngài Xà Na Quật Đa và Cấp Đa dịch ở đời Tùy.
Và hai cuốn Bồ tát giới bổn do Bồ tát Di Lặc nói, một cuốn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương và một cuốn do Ngài Huyền Tráng dịch vào đời Đường.
Như vậy, nguyên ủy Bồ Tát giới là có từ chư Phật Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Hóa Thân và các kinh luận do các vị Tổ sư qua các thời đại đă phiên dịch, trước tác và truyền thừa. (c̣n tiếp)
T.T.H.