www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 
  GIỚI THIỆU
PHẨM BỒ TÁT PHỔ HIỀN KHUYẾN PHÁT TRONG KINH PHÁP HOA


Thích Thái Ḥa

 
 


I - Ư Nghĩa Và Duyên Khởi:
Phẩm nầy nói về hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền đối với kinh Pháp Hoa.
Bồ tát Phổ Hiền và vô số vị đại Bồ tát tháp tùng với Ngài, khởi hành từ phương Đông đến núi Linh Thứu của cơi Ta bà nầy để nghe Đức Phật Thích Ca nói Kinh Pháp Hoa và phát nguyện hộ tŕ kinh nầy, để kinh được tồn tại và quảng diễn ở nơi thế giới đầy dẫy năm sự dơ bẩn nầy.
Theo kinh Bi Hoa, Bồ tát Phổ Hiền là vị vương tử thứ tám của Vua Vô Lượng Tịnh, ở thế giới Tán đề lam (Santīrana), thuộc kiếp Thiện Tŕ. Vương tử tên là Amiga (A di cụ), gặp thời đức Phật Bảo Tạng ra đời giáo hóa, Vương tử đă đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát khởi những đại nguyện tu tập Đạo Bồ tát đại loại như sau:
- Con nguyện ở ngay nơi thế giới bất tịnh mà tu tập Đạo Bồ tát; lại con tu tập là để chuyển đổi mười ngàn thế giới bất tịnh thành trang nghiêm, khiến cho mười ngàn thế giới ấy thanh tịnh và trang nghiêm như thế giới Thanh hương quang minh vô cấu, và cũng giáo hóa vô lượng Bồ tát, khiến tâm họ đều thanh tịnh, không c̣n phiền năo cấu uế, hướng tâm đến Đại thừa, khiến thế giới của con toàn là những vị như vậy, sau đó con mới thành bậc Vô thượng giác.
- Con nguyện lúc tu hành Đạo Bồ tát, hạnh nguyện của con sẽ vượt hẳn đối với các hạnh nguyện của các vị Bồ tát khác.
- Con nguyện ngồi yên lặng bảy năm, để chiêm nghiệm công đức thanh tịnh của chư Phật và Bồ tát, bao nhiêu chủng loại công đức của các cơi Phật trang nghiêm, bấy giờ con thấy các chủng loại thiền định trang nghiêm và thấy mười một ngàn Bồ tát tinh tấn tu hành thiền định.
- Con nguyện được thiền định Thắng tràng vượt thoát ba đời, do năng lực thiền định ấy, mà con thấy được vô lượng, vô biên thế giới của chư Phật trong mười phương và nơi mỗi thế giới của chư Phật hiện tại, v́ chúng sanh mà thuyết pháp, khiến họ giải thoát ba đời.
- Con nguyện được thiền định không thối chuyển, do năng lực của thiền định nầy, nên khiến trong một niệm, con liền thấy chư Phật, Bồ tát, Thanh văn nhiều như số vi trần vây quanh.
- Con nguyện ở nơi mỗi cơi Phật nầy, được thiền định không c̣n y chỉ, do năng lực thiền định nầy, khiến cho con hóa thân biến khắp, cùng một lúc có mặt trước các đức Như lai, nhiều như vi trần của một thế giới Phật để lễ bái và cúng dường, …
Do Vương tử Amiga đă phát đại nguyện trước đức Phật Bảo Tạng như vậy, và đă được Đức Phật khen rằng, lành thay, lành thay! Và dạy như sau:
“Nầy Thiện nam tử! Hiện nay thế giới của ngươi, có một vạn cơi Phật trang nghiêm thanh tịnh bao quanh, trong đời vị lai, ngươi sẽ giáo hóa vô lượng chúng sanh, khiến tâm họ thanh tịnh và lại c̣n cúng dường vô lượng, vô biên chư Phật là bậc tôn kính của đời.
Nầy Thiện nam tử! V́ nhân duyên đó, nên nay ta đổi tên cho ngươi là Phổ Hiền”.
Sau đó, Đức Phật Bảo Tạng thọ kư cho Bồ tát Phổ Hiền thành Phật trong tương lai, tại thế giới Tri thủy thanh tịnh công đức ở phương Bắc, với danh hiệu Trí Cang Hống Tự Tại Tướng Vương Như lai, bằng bài kệ thọ kư như sau:
Ngươi khởi Đạo sư lành
đă đạt như sở nguyện
giỏi điều phục chúng sanh
đều khiến được nhất tâm.
Vượt khỏi sông phiền năo
ĺa xa pháp xấu ác
làm đèn sáng tương lai
Bậc Đạo sư trời người.
(Nhữ khởi thiện đạo sư
dĩ đắc như sở nguyện
thiện năng điều chúng sanh
giai linh đắc nhất tâm.
Độ ư phiền năo hà
cập thoát chư ác pháp
lai thế tác đăng minh,
chư thiên thế nhân sư).1 (Bi Hoa Kinh 4, bản Hán dịch của Đàm Vô Sấm, tr 191-192, Đại Chính 3.)

Đối với kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát Phổ Hiền là một vị Bồ tát tu tập không những có khả năng thể nhập “Lư sự vô ngại pháp giới” mà c̣n có khả năng thể nhập “Sự sự vô ngại pháp giới” nữa. Nghĩa là Bồ tát Phổ Hiền có khả năng thấy rơ mọi lư tính và sự tướng trong toàn thể vũ trụ không những không đối ngại nhau mà c̣n tương dung, tương nhiếp với nhau và có mặt trong nhau; không những vậy mà Bồ tát c̣n thấy rơ mọi sự hiện hữu trong toàn thể vũ trụ, không có một sự hiện hữu nào hiện hữu có tính cách đơn điệu, chúng hiện hữu là để hỗ dung nhau mà không phải là đối ngại nhau, nên trong một sự hiện hữu có tất cả mọi sự hiện hữu và trong tất cả mọi sự hiện hữu có mặt một sự hiện hữu. Để chứng ngộ điều nầy, Bồ tát Phổ Hiền đă nói với các vị Đại Bồ tát ở trong kinh Hoa Nghiêm là phải an trú mười trí (Mười trí gồm có: 1-Trí biết rơ tâm và tâm hành của chúng sanh. 2-Trí biết rơ các loại nghiệp báo của chúng sanh. 3-Trí soi chiếu cùng khắp hết thảy Phật pháp. 4-Trí đạt được thứ đệ phương tiện đối với Phật pháp. 5-Trí biết rơ hết thảy pháp môn nắm giữ đầy đủ thiện pháp. 6-Trí thành tựu hết thảy văn tự biện tài. 7-Trí biết rơ hết thảy ngôn ngữ của chúng sanh một cách xảo diệu. 8- Trí biết rơ biểu hiện thân thể cùng khắp thế giới. 9- Trí soi chiếu đầy đủ cùng khắp tất cả chúng sanh. 10- Được trí biết rơ tất cả đối với tất cả mọi điểm đi đến. – Hoa Nghiêm Kinh 33, Hán, Phật đà bạt đà la dịch, tr 607, Đại Chính 9.) mới có khả năng thành tựu mười Phổ nhập như sau:
Tất cả thế giới nhập vào trong một lỗ chân lông và trong một lỗ chân lông lưu xuất vô số thế giới.
Tất cả thân chúng sanh nhập vào trong một thân và nơi một thân lưu xuất vô lượng thân.
Vô số kiếp nhập vào trong một niệm, khiến một niệm nhập vào vô số kiếp.
Tất cả Phật pháp vào trong một pháp, khiến một pháp vào tất cả pháp.
Tất cả nhập vào trong một nhập, khiến một nhập vào tất cả nhập.
Tất cả căn vào một căn, khiến một căn vào tất cả căn.
Tất cả căn nhập vào một pháp không phải căn, pháp không phải căn nhập vào tất cả pháp.
Tất cả tướng nhập vào một tướng, một tướng nhập vào tất cả tướng.
Tất cả ngữ âm nhập vào một ngữ âm, một ngữ âm nhập vào tất cả ngữ âm.
10-Tất cả ba đời nhập vào một đời, một đời nhập vào tất cả ba đời.(Hoa Nghiêm Kinh 33, Hán, Phật đà bạt đà la dịch, tr 607, Đại Chính 9.)
Như vậy, ở Kinh Hoa Nghiêm Bồ tát Phổ Hiền là vị Bồ tát sắp sửa bước vào địa vị Toàn giác. Tức là sắp sửa bước vào biển tính giác ngộ của thế giới Tỳ Lô Xá Na.
Ở Kinh Pháp Hoa, Bồ tát Phổ Hiền là một vị Bồ tát đă ngộ nhập được lư Nhất Thừa, nên khởi hạnh nguyện hộ tŕ kinh Pháp Hoa và hộ tŕ những hành giả Pháp Hoa bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
Bồ tát Phổ Hiền tiếng Phạn là Samantabhadra Bodhisattva, hoặc là Vibvabhadra Bodhisattva. Samanta nghĩa là phổ cập, cùng khắp; bhadra nghĩa là Hiền trí và Hiền đức.
Hán phiên âm là Tam Mạn Đa Bạt Đà La Bồ tát. Và dịch là Phổ Hiền Bồ tát hoặc là Biến Cát Tường Bồ tát.
Phổ Hiền là vị Bồ tát tu tập đă đạt đến địa vị Đẳng giác, sắp sửa bước lên địa vị Diệu giác và Phổ Nhăn, và là vị có khả năng biểu hiện Hiền Trí và Hiền Đức cũng như sự an lành đến cùng khắp mọi nơi, mọi lúc và mọi chủng loại.
Bồ tát Văn Thù là vị Bồ tát thông đạt chân lư qua Trí chứng. Bồ tát Phổ Hiền là vị Bồ tát thông đạt chân lư qua hạnh chứng.
Bồ tát Văn Thù là tiêu biểu cho lư và trí bất nhị hay là lư trí viên dung; Bồ tát Phổ Hiền là tiêu biểu cho lư và hạnh bất nhị hay là hạnh lư viên dung.
Hai vị Bồ tát nầy luôn luôn đứng hai bên đức Phật Thích Ca để yểm trợ Ngài hoằng truyền chánh pháp.
Bồ tát Văn Thù làm sáng và đẹp cuộc đời bằng đại trí; Bồ tát Phổ Hiền làm sáng và đẹp cuộc đời bằng đại hạnh.
Nên, Bồ tát Văn thù đă có mặt ngay trong buổi đầu đức Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa bằng ngôn ngữ đại định và đă chuyển tải ngôn ngữ ấy qua ngôn ngữ quy ước của thế giới con người.
Và phẩm cuối cùng của kinh Pháp Hoa, Bồ tát Phổ Hiền xuất hiện từ phương Đông đến núi Linh Thứu để giải ngộ lư Nhất Thừa và thể nhập lư ấy, không thông qua ngôn ngữ mà chính ngay ở nơi hành động và cuộc sống.
Như vậy, Bồ tát Văn Thù xuất hiện ở phẩm Tựa kinh Pháp Hoa là tiêu biểu cho trí môn. Bồ tát Phổ Hiền xuất hiện ở phẩm cuối cùng của kinh Pháp Hoa là tiêu biểu cho hạnh môn, hay phương tiện môn.
Trí môn và hạnh môn của Pháp Hoa không những chỉ có mặt bên nhau để hoằng truyền kinh Pháp Hoa mà c̣n có mặt trong nhau để cùng hội nhập vào thể tính Nhất Thừa hay Phật Thừa.
Nên, phẩm kinh nầy được gọi là Phổ Hiền khuyến phát. Khuyến phát của Bồ tát Phổ Hiền, nhưng được đức Phật Thích Ca ấn chứng.
Khuyến phát có hai ư nghĩa. Một, tự ḿnh nỗ lực để phát khởi và thành tựu tuệ giác Pháp Hoa. Hai, khuyến khích, yểm trợ người khác tu tập phát khởi và thành tựu tuệ giác Pháp Hoa.
Nếu, ai mà khuyến phát đối với kinh Pháp Hoa và hành giả Pháp Hoa như vậy, th́ Bồ tát Phổ Hiền sẽ có mặt với người đó và ở trong người đó bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu để yểm trợ cho vị ấy thành tựu.
Do đó, Bồ tát Phổ Hiền đă dùng hạnh đức để giữ ǵn Kinh Pháp Hoa và hỗ trợ người thọ tŕ Pháp Hoa, để trang nghiêm cuộc đời và làm nên cơi Phật ngay giữa cơi chúng sanh.
Bồ tát Phổ Hiền đến với kinh Pháp Hoa là do nguyện và cảm mà đến từ thế giới của đức Phật Bảo Uy Đức Thượng Vương ở phương Đông, cách thế giới Ta Bà nầy với vô số thế giới. Bồ tát đến thế giới Ta Bà nầy để trực tiếp lắng nghe Đức Phật Thích Ca nói kinh Pháp Hoa và tiếp nhận. Sau đó, Bồ tát đă thưa với đức Thế Tôn rằng, sau khi Như lai diệt độ, có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào muốn thành tựu Pháp Hoa, th́ họ phải làm thế nào để thành tựu? Nhân đó, Đức Thế Tôn đă dạy cho Bồ tát Phổ Hiền về bốn pháp thành tựu Pháp Hoa là:
Một là được chư Phật hộ niệm. Hai là đă từng gieo trồng gốc rễ của những công đức. Ba là đă đứng vào trong đoàn thể có lập trường kiên định đối với chánh pháp. Bốn là phát tâm cứu độ hết thảy chúng sanh.
Đó là ư nghĩa và duyên khởi của phẩm nầy, chủ yếu là nói về phần lưu thông kinh Pháp Hoa, khiến cho kinh nầy không bao giờ bị mai một, và khiến hạt giống Phật tiếp diễn vô tận.
Trong Pháp Hoa Phạn văn phẩm nầy xếp vào phẩm số 26.
II. Nội Dung Chủ Yếu:
Nội dung chủ yếu của phẩm nầy là nói về sự hộ tŕ và truyền bá kinh Pháp Hoa cùng khắp của Bồ tát Phổ Hiền và được đức Phật Thích Ca ấn chứng.

1. Hộ Tŕ Kinh Pháp Hoa:
Hộ tŕ kinh Pháp Hoa chủ yếu có bốn điểm:
1.1. Phật Hộ Niệm:
Kinh Pháp Hoa được chư Phật giữ ǵn, đúng thời mới nói, đúng cơ mới trao. Và những vị nào, những thính chúng nào được chư Phật nói Kinh Pháp Hoa cho nghe, trao cho cái thấy, cái biết của kinh Pháp Hoa để hành tŕ và ngộ nhập, vị ấy gọi là được chư Phật hộ niệm.
1.2. Thực Chúng Đức Bổn:
Biết gieo trồng gốc rễ của các thứ công đức. Tin rằng, ta có Phật tính và tất cả chúng sanh đều có Phật tính, nên ta và hết thảy chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Đức tin như vậy là đức tin căn bản của Đại Thừa, và Nhất Thừa. Đức tin nầy là căn bản làm sinh khởi các loại phước đức và trí tuệ. Ta gieo trồng đức tin ấy vào trong tâm thức ta và tâm thức của hết thảy chúng sanh gọi là “thực chúng đức bổn”.
Đức tin ấy là căn bản của mọi thứ công đức. Đức tin ấy sẽ làm sinh khởi giới thân, thiền định và tuệ quán trong ta, làm căn bản cho mọi thứ phước đức và trí tuệ sinh khởi, và sẽ cho ta hoa trái giác ngộ hoàn toàn hay là hoa trái của Pháp Hoa.
1.3. Nhập Chánh Định Tụ:
Tụ là nhóm hoặc chúng. Chúng hay đoàn thể tu học và thực hành kinh Pháp Hoa với chất liệu tín giải kiên cố, không c̣n bị dao động đối với con đường hội nhập Phật tri kiến, gọi là chánh định tụ (Theo Cát Tạng tụ có ba loại: Tà định tụ: Nhóm người cố định theo tà kiến. Chánh định tụ: Nhóm người cố định theo chánh pháp. Bất định tụ: Nhóm người chưa quyết định theo tà pháp hay chánh pháp. (Tục Tạng Kinh 42, tr 497A). Theo Pháp Hoa Khoa Chú 7: - Chánh định tụ là chỉ cho các bậc Thánh nhân. - Tạo ngũ nghịch là tà định. - Bất định là phàm phu. ). Theo Bồ tát Anh Lạc kinh, chánh định tụ là chúng Bồ tát thuộc hàng Thập trú trở lên.
Tu tập, giữ ǵn và khuyến khích hành tŕ kinh Pháp Hoa phải được thiết lập trên nền tảng của Bồ đề tâm.
Mặt hướng thượng của Bồ đề tâm là trí tuệ, nên ta tu tập, giữ ǵn kinh Pháp Hoa là tu tập và giữ ǵn trí tuệ của Phật trong ta, và phát triển trí tuệ ấy đến mức toàn diện.
Mặt rộng của Bồ đề tâm là từ bi, tức là sự thương yêu và cứu độ mọi loài, không phân biệt kỳ thị, có thể sử dụng mọi phương tiện để khai thị Phật tính cho chúng sanh khiến cho họ ngộ nhập.
Đó là cách phát tâm để cứu và hộ chúng sanh bằng tinh thần kinh Pháp Hoa. Nên kinh nói:
“Thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào, thành tựu bốn pháp như vậy, th́ sau khi Như Lai diệt độ, chắc chắn có được kinh Pháp Hoa” (Đại Chính 9, tr 61A.).
Có được kinh Pháp Hoa là có được tuệ giác của Phật. Tuệ giác ấy thường trú ở trong “thực tướng không tướng” của vạn hữu, mà vận khởi trí và bi để hoá độ chúng sanh.

2. Hộ Tŕ Hành Giả Pháp Hoa:
Bồ tát Phổ Hiền hộ tŕ hành giả Pháp Hoa như sau:
2.1. Hộ Tŕ Trừ Ngoại Nạn:
Bồ tát Phổ Hiền hộ tŕ người thọ tŕ, đọc tụng, diễn giảng kinh Pháp Hoa, khiến cho các tai nạn đến từ bên ngoài không thể xâm nhập vào hành giả Pháp Hoa.
Bồ tát đă thưa với đức Thích Ca Thế Tôn điều nầy như sau:
“Bạch đức Thế Tôn, năm trăm năm sau, trong thời kỳ xấu ác, có người thọ tŕ kinh Pháp Hoa, con sẽ giữ ǵn và yểm trợ người ấy, loại trừ những tai họa suy thoái cho họ, khiến cho họ được an ổn. Con sẽ làm cho bất cứ ai muốn t́m kiếm những sơ suất của vị hành tŕ Pháp Hoa nầy để quấy phá đều không thể thuận lợi.
Nếu là ma, con trai của ma, con gái của ma, dân chúng của ma, kẻ bị ma ràng buộc; hoặc các loài quỷ như: Quỷ ăn thịt người (Dạ Xoa), quỷ ác độc thô bạo (La Sát), quỷ ăn tinh khí (Cưu Bàn Trà), quỷ điên cuồng (Tỳ Xá Xà), quỷ thây chết (Kiết Giá), quỷ hôi thối (Phú Đơn Na), kẻ dùng chú thuật (Vi Đà La)…, những loại năo hại loài người ấy, đều không thể thuận lợi”(Đại Chính 9, tr 61A.).
Năng lực ngoại hộ của Bồ tát Phổ Hiền sẽ yểm trợ cho hành giả thọ tŕ kinh Pháp Hoa sau năm trăm năm, kể từ khi nghe Phật Niết Bàn, khiến cho các loài người xấu ác và các loài quỷ quấy phá vị hành tŕ Pháp Hoa dưới bất cứ h́nh thức và nội dung nào đều không thể thuận lợi.
Không những Bồ tát Phổ Hiền hộ tŕ khiến cho người xấu ác, quỷ xấu ác không thể xâm nhập để quấy hại vị hành tŕ Pháp Hoa, mà c̣n khiến cho sáu căn của hành giả Pháp Hoa khi tiếp xúc với sáu trần, không bị sáu trần xâm nhập thu hút làm mê hoặc tâm trí của hành giả.
2.2. Hộ Tŕ Thân Ngữ:
Bồ tát Phổ Hiền hộ tŕ thân ngữ của vị hành tŕ kinh Pháp Hoa, khiến cho thân ngữ của vị ấy, luôn luôn an trú ở trong Lục độ. Bồ tát biểu hiện bằng cách cỡi voi chúa trắng sáu ngà đến ở nơi vị ấy để cúng dường, che chở khiến cho thân và ngữ của hành giả Pháp Hoa không bị rơi vào trong môi trường sinh hoạt xấu ác, như Bồ tát Phổ Hiền đă bạch với đức Thế Tôn như sau:
“Những hành giả Pháp Hoa hoặc đi, hoặc đứng đọc tụng kinh Pháp Hoa, th́ bấy giờ con cỡi voi chúa trắng sáu ngà cùng với chúng đại Bồ tát đến tại chỗ của vị ấy, mà tự biểu hiện thân h́nh để cúng dường, giữ ǵn và an ủi tâm của vị ấy và cũng để cúng dường kinh Pháp Hoa”.
Đây là phần nói về hộ tŕ thân và ngữ hành giả Pháp Hoa của Bồ tát Phổ Hiền trực tiếp bằng Lục độ.
2.3. Hộ Tŕ Ư:
Bồ tát Phổ Hiền không những chỉ hộ tŕ thân ngữ cho vị hành tŕ Kinh Pháp Hoa mà c̣n hộ tŕ ư cho vị nầy, khiến cho ư của vị nầy luôn luôn an trú ở trong Lục độ mà nhất là thiền định độ và trí tuệ độ, không bị quên mất bất cứ một câu hay một bài kệ nào của kinh Pháp Hoa.
Điều nầy, Bồ tát Phổ Hiền đă bạch với đức Thế Tôn như sau:
“Nếu những hành giả Pháp Hoa ngồi mà tư duy, th́ bấy giờ con cũng lại cỡi voi chúa trắng sáu ngà, hiện ra ở trước mặt những người ấy, và hoặc người ấy đối với kinh Pháp Hoa, nếu có quên mất một câu, một bài thi kệ, th́ con sẽ chỉ dạy và cùng với họ đọc tụng, khiến cho họ thông suốt lại như cũ”(Đại Chính 9, tr 61 A-B.).
Đây là Bồ tát Phổ Hiền hộ tŕ ư bằng Thiền định độ hoặc Trí tuệ độ cho hành giả Pháp Hoa.
2.4. Hộ Tŕ Sự Tinh Cần Bằng Pháp Tổng Tŕ:
Bồ tát Phổ Hiền lại hộ tŕ sự tinh cần cho hành giả Pháp Hoa, Bồ tát thưa với đức Thế Tôn như sau:
“Bấy giờ những người thọ tŕ, đọc tụng kinh Pháp Hoa thấy được thân con, họ vô cùng hoan hỷ và lại càng tăng thêm sự tinh tấn. Và do thấy được thân con mà họ liền thành tựu thiền định và các loại nguyên tắc nắm giữ được hết thảy những điều tốt đẹp như: Nắm giữ được những điều tốt đẹp xoay chuyển; nắm giữ được những điều tốt đẹp xoay chuyển trăm ngàn vạn ức; nắm giữ những điều tốt đẹp về phương tiện của những âm thanh thuyết pháp, chứng đắc các cách nắm giữ những điều tốt đẹp đồng loại như vậy.

Bạch đức Thế Tôn, nếu đời sau, sau năm trăm năm, ở trong đời xấu ác, các tỷ kheo, tỷ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ, những vị nào mong cầu, thọ tŕ, đọc tụng, sao chép và muốn tu tập theo kinh Pháp Hoa, th́ họ nên nhất tâm tinh tấn trong suốt hai mươi mốt ngày. Hai mươi mốt ngày hoàn măn, con sẽ cỡi voi chúa trắng sáu ngà, cùng với vô lượng Bồ tát tự nhiễu quanh họ, con sử dụng thân tướng mà hết thảy chúng sanh ai cũng thích ngắm nh́n, hiện ra trước mặt những người ấy, mà thuyết pháp chỉ bày những hạnh phúc và lợi ích cho họ.
Con cũng lại cho họ một bài thần chú Tổng tŕ. Được thần chú nầy, th́ họ sẽ không có bị kẻ phi nhân nào có thể phá hoại, cũng không bị người khác phái làm cho nhiễu loạn, mê hoặc. Bản thân con cũng thường trực hộ tŕ người ấy.

Kính bạch đức Thế Tôn, cho phép con tuyên thuyết thần chú Tổng tŕ ấy.
Ngay trước đức Thế Tôn, Bồ tát Phổ Hiền liền tuyên thuyết thần chú rằng:
A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu đà lệ (Trong Phạn bản của Buddhist Texts – No 6, P 265, không có từ nào tương đương với Tu Đà Lệ.), tu đà la bà để, Phật đà ba chiên nể, tát bà đà la ni, a bà đa ni, tát bà bà sa a bà đa ni, tu a bà đa ni, tăng dà bà lư xoa ni, tăng dà niết dà đà ni, a tăng kỳ, tăng dà ba dà địa, đế lệ a đọa tăng dà đâu lược, a ra đế bà ra đế, tát bà tăng già tam ma địa dà lan địa, tát bà đạt ma tu ba lỵ sát đế, tát bà tát đỏa lâu đà kiêu xá lược a nâu dà địa, tân a tỳ cát lỵ địa đế. (Phạn văn phiên âm Hán nầy, Ngài La Thập đă phiên âm từ bản Phạn văn gồm sáu ngàn bài kệ, được tàng trử tại cung vua Karmir. Phạn văn phiên âm Hán hiện có trong Đại Chính 9, Tr 61B.)
Thần chú Phạn văn phiên âm La tinh:
Adaṇḍe daṇḍapati daṇḍāvartani daṇḍakuśale daṇḍasudhāri sudhārapati buddhapaśyane sarvadhāraṇi āvartani saṃvartani saṃghaparīkṣite saṃghanirghātani dharmaparīkṣite sarvasattva-rutakauśalyānugate siṃhavikrīḍite anuvarte vartani vartāli svāhā.
Thần chú Phổ Hiền nầy, Ngài Pháp Hộ đă dịch ở trong Chánh Pháp Hoa Kinh như sau:
“Vô ngă trừ ngă nhân ngă phương tiện. Tân (thấn) nhân ḥa trừ thậm nhu nhuyến nhu nhược cú, kiến chư Phật, nhân chư tổng tŕ hành chúng, chư thuyết cái (thiện) hồi chuyển tận tập hội, trừ chúng thú, vô ương số kế, chư cú tam thế số đẳng, việt hữu vi, cử (học) chư pháp, hiểu chúng sanh âm sư tử ngu lạc”. (Phạn văn Hán dịch nầy, Ngài Pháp Hộ đă dịch từ bản Phạn văn được cất giữ tại cung vua nước Kotan (Vu điền). Phạn văn Hán dịch nầy hiện có ở trong Chánh Pháp Hoa Kinh 10, tr 133B, Đại Chính 9.)

Tạm dịch:
“Vô ngă loại trừ nhân và duyên (tác nhân và điều kiện) sinh khởi ngă. Hoà hợp yêu thương quyện vào nhau loại trừ những trường hợp quá yếu đuối và hèn mọn. Thấy chư Phật và do thực hành các pháp tổng tŕ, những lời nói làm xoay chuyển hội chúng đang hiện hữu một cách tốt đẹp, loại trừ sự trói buộc không c̣n tính hệ số ương luỵ, cả thảy số lượng ba đời. Học tập các pháp, siêu việt nhân duyên sinh khởi. Hiểu rơ âm thanh của hết thảy chúng sanh. Vui niềm vui sướng như sư tử!”.
Căn cứ vào sự hộ tŕ tinh cần bằng Thần chú của Bồ tát Phổ Hiền tuyên thuyết, qua bản Hán dịch của Ngài Pháp Hộ ta thấy có những điểm sau:
- Vô Ngă Chính Là Đà La Ni:
Vô ngă là tự thân của thực tại, hay là tự thân của mọi sự hiện hữu. Nên, tiếng nói vô ngă là tiếng nói có năng lực loại trừ các tác nhân và tác duyên sinh khởi ư niệm hữu ngă.
Tác nhân sinh khởi ư niệm ngă là vô minh và các chủng tử tâm hành. Tác duyên sinh khởi ư niệm ngă là những nhận thức sai lầm đối với thực tại, đối với tự thân.
Do đó, tiếng nói vô ngă là tiếng nói của Đà La Ni. Tiếng nói ấy, làm rơi rụng hết thảy ư tưởng hữu ngă, làm rơi rụng hết thảy các tham ái, chấp thủ nơi tâm thức người nghe. Và có năng lực giữ ǵn chánh kiến và chánh tư duy, khiến cho các thiện căn vô tham, vô sân, vô si nơi tâm thức hành giả sinh khởi và lớn mạnh trong đời sống và hoà nhập với thực tại toàn diện.
- Ḥa Hợp Và Thương Yêu Chính Là Đà La Ni:
Tự thân của thực tại là sự ḥa điệu tuyệt đối với nhau một cách tự nhiên. Và sự hiện hữu nầy không làm trở ngại sự hiện hữu kia và sự hiện hữu kia không làm trở ngại sự hiện hữu nầy. Sự hiện hữu của mắt không làm trở ngại sự hiện hữu của tai hay miệng, sự hiện hữu của tay không làm trở ngại sự hiện hữu của chân và sự hiện hữu của tay trái không làm trở ngại sự hiện hữu của tay phải, sự hiện hữu của trái tim không làm trở ngại sự hiện hữu của dạ dày…, cũng vậy, sự hiện hữu của mặt trời không làm trở ngại sự hiện hữu của mặt trăng, sự hiện hữu của biển không làm trở ngại sự hiện hữu của núi. Mọi sự hiện hữu là hiện hữu trong một quy luật trật tự nhân duyên, nhân quả của nó. Nhưng, những trật tự ấy trở nên vô trật tự và rối loạn là do tâm thức vô minh hay tâm thức chấp ngă của con người hay tâm thức chấp ngă của chúng sanh tác động, khiến cho thực tại toàn diện bị phân cắt từng mảnh.
Tuy rằng, với tâm thức hữu ngă, con người muốn biến thực tại trở thành thực tại của tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng, nhưng những ǵ được biến hiện bởi tâm thức đều là hư ảo và bất thực, v́ sao? V́ ngă là cái đại ảo của nhận thức và do nhận thức tạo thành.
Nhận thức đă là ảo, nên càng nhận thức là càng tạo ra những ảo giác về cái tôi. “Tôi” là như thế nầy, tôi không thể là như cái kia”. Từ nhận thức và quan điểm ấy, làm cho con người không thể đi tới với nhau. Và nếu có đi tới với nhau là để khống chế và thanh toán nhau mà không phải giúp nhau sống trong hoà b́nh.
Tự thân của con người là một sự ḥa điệu tuyệt đối, một sự an lạc hạnh phúc tuyệt đối, nhưng do con người khởi lên một ư niệm về “ cái tôi”, cái của tôi”, nên đă tạo ra sự rối loạn trong đời sống con người và đă đẩy con người đi vào phương trời đọa đày và lận đận.
Từ một con người sáng trong và toàn diện, con người đă thành con người khuyết tật. Khuyết tật tâm hồn và nhận thức, khuyết tật tư duy và hành động, khuyết tật về ngôn ngữ và sự đối xử với nhau, đời sống con người trở nên độc ác và lạc loài, trở nên yếu đuối và hèn mọn.
Nên, con người chỉ sống ḥa b́nh với nhau, thương yêu nhau, khi nào con người cùng nhau cương quyết buông bỏ mọi ư niệm “về tôi và của tôi”. Và sự thảnh thơi của con người đích thực có mặt, khi ư niệm về cái tôi và cái của tôi không c̣n vận khởi. Do đó, tiếng nói vô ngă là tiếng nói của Đà la ni, có năng lực thương yêu, đưa con người trở lại với sự ḥa điệu tuyệt đối mà con người đă bị vô minh làm đánh mất từ thuở hồng hoang.
Mọi sự hiện hữu không làm trở ngại nhau mà chỉ hỗ tương cho nhau, tại sao? Là v́ tự thân của mọi sự hiện hữu là không có tự tánh, nên mọi sự hiện hữu không những có mặt để hỗ trợ nhau mà c̣n liên thông với nhau và có mặt trong nhau giúp nhau tồn tại liên tục và toàn diện.
Tự thân thực tại là vậy, nhưng nếu ta vọng tưởng về một bản ngă, là ta tự tách rời ta ra khỏi thực tại, nhưng tự thân thực tại không bao giờ tách rời ta.
- Thực Hành Đà La Ni Là Thực Hành Vô Vi Pháp:
Vô Vi pháp là pháp tịch diệt của Niết bàn. Pháp ấy siêu việt nhân duyên sinh khởi. Nên, thực hành pháp Đà la ni dẫn hành giả đi vào cảnh giới Niết bàn tuyệt đối của chư Phật. Thấy được chư Phật và thành tựu tuệ giác của các ngài.
Tiếng nói của Đà la ni là tiếng nói sinh khởi từ đại định, tiếng nói ấy có năng lực xóa sạch mọi tập khởi của sinh tử, không phải một đời mà nhiều đời, không phải nhiều đời mà nhiều kiếp của chúng ta.
- Đà La Ni Là Ngôn Ngữ Của Mọi Ngôn Ngữ:
Do thực hành Đà la ni mà đi vào đại định, đoạn trừ hết thảy phiền năo và tập khí ở nơi tự tâm, khiến tuệ giác sinh khởi, mắt có thể nh́n xuyên suốt mọi sự hiện hữu, từ bản thể đến hiện tượng, từ nhân đến quả, từ một điểm đến vô số điểm, từ gốc rễ đến ngọn ngành. Tai có thể nghe và hiểu hết thảy mọi thứ thanh âm, ngôn ngữ của hết thảy chúng sanh thuộc hữu t́nh và vô t́nh. Và tai có thể nghe và hiểu hết thảy mọi ngôn ngữ diễn đạt theo quy ước và vượt khỏi quy ước.
Bởi vậy, Đà la ni là ngôn ngữ của hết thảy ngôn ngữ, và mọi ngôn ngữ từ nơi ẩn ngữ mà biểu hiện. Do đó, Đà la ni là ẩn ngữ của mọi ngôn ngữ, mọi ngôn ngữ đều từ ngôn ngữ của Đà la ni mà hiển bày.
Bồ tát do thành tựu ngôn ngữ của Đà la ni, nên có khả năng hiểu rơ mọi thứ ngôn ngữ của hết thảy chúng sanh, và có thể sử dụng vô số ngôn ngữ để giáo hóa chúng sanh, làm cho họ đạt tới niềm vui sướng chân thật. Niềm vui ấy là niềm vui sướng của Nhất Thừa, biết rơ ḿnh có Phật tính, ḿnh được Phật giáo hóa, được các thiện tri thức hộ niệm, th́ nhất định tương lai sẽ thành Phật.
Thần Chú Bồ tát Phổ Hiền Phạn Văn Theo Bản Phiên Âm Hán Của Ngài La Thập:
A đàn địa. Đàn đà bà địa. Đàn đà bà đế. Đàn đà cưu xá lệ. Đàn đà tu đà lệ. Tu đà lệ. Tu đà la bà để. Phật đà ba chiên nể. Tát bà đà la ni. A bà đa ni. Tát bà bà sa a bà đa ni. Tu a bà đa ni. Tăng dà bà lư xoa ni. Tăng dà niết dà đà ni. A tăng kỳ. Tăng dà ba dà địa. Đế lệ a đọa tăng dà đâu lược. A ra đế bà ra đế. Tát bà tăng dà tam ma địa dà lan địa. Tát bà đạt ma tu ba lỵ sát đế. Tát bà tát đỏa lâu đà kiêu xá lược a nâu dà địa. Tân a tỳ cát lỵ địa đế.
Tạm dịch theo bản phiên âm Hán:
“Hỡi Người chủ h́nh phạt, hăy miễn h́nh phạt; hăy xoay chuyển h́nh phạt; hăy thông minh đối với h́nh phạt; hăy giữ an toàn h́nh phạt; hăy ǵn giữ an toàn; hỡi Người chủ duy tŕ an toàn!
Thấy chư Phật, hăy làm xoay chuyển bằng tất cả Tổng tŕ; hăy xoay chuyển tất cả sự hiểu biết; hăy xoay chuyển an toàn; hăy cùng nhau đạt ngộ; hăy cùng nhau vượt qua; hăy chứng nghiệm chánh pháp; hăy giải thoát từ sự trói buộc; hăy cùng nhau vượt qua sự trói buộc; hăy vượt qua sự trói buộc cả ba đời; hăy cùng nhau vượt qua mọi sự trói buộc; hăy chứng ngộ hết thảy pháp cao thượng; hăy hiểu rơ âm thanh của hết thảy chúng sanh; hăy xoay chuyển nhanh chóng như sư tử; hăy xoay chuyển theo, xoay chuyển, xoay chuyển, chào mừng thành công!”.

Thần chú Phổ Hiền bằng Phạn văn La tinh theo bản dịch của ngài La Thập trong phần ghi chú trang 61, Đại chính 9:
Adaṇḍe daṇḍapati daṇḍavartani daṇḍakuśale daṇḍasudhāri sudhāri sudhārapati buddhapaśyane sarvadhārani āvartani sarvabhāsyāvartane su-āvartani saṃghaparīkṣaṇi saṃgha-nirghātani (saddharmasu-parīkṣite) asaṃge saṃgāpāgate tṛ-adhvasaṃgatulya sarvasaṃga samatikrānte sarvadharmasu parīkṣite sarvasattvarutakauśalyānugate siṃhavikrīḍite anuvarte vartani vartāli svāhā.(Adaṇḍe: Miễn h́nh phạt, được hưởng tự do, không bị ràng buộc bởi bổn phận và trách nhiệm ǵ cả. Bản Ngài La Thập phiên âm a đàn địa.
- Daṇḍapati: Pati động từ gốc của nó là pat, nghĩa là rơi xuống và nó cũng có nghĩa là ông chủ. Vậy, daṇḍapati là làm cho h́nh phạt rơi xuống, hay là ông chủ h́nh phạt. Bản Ngài La Thập phiên âm là đàn đà bà địa.
- Daṇḍāvartani: Āvartani đi từ động từ gốc của nó là ā-vrit xoay chuyển. Nên, daṇḍāvartani nghĩa là xoay chuyển h́nh phạt. Bản Ngài La Thập phiên âm là đàn đà bà đế.
- Daṇḍakuśale: Kuśale là hăy thông minh, hăy khéo léo; daṇḍakuśale là hăy thông minh đối với h́nh phạt, hăy khéo léo với h́nh phạt. Bản Ngài La Thập phiên âm đàn đà cưu xá lệ.
- Daṇḍasudhāri: Sudhāri, đi từ động từ gốc su- DHṚ, nghĩa là giữ ǵn an toàn. Nên, Daṇḍasudhāri là hăy giữ ǵn an toàn h́nh phạt. Bản Ngài La Thập phiên âm đàn đà tu đà lệ.
- Sudhāri: Giữ ǵn an toàn. Bản Ngài La Thập phiên âm tu đà lệ.
- Buddhapaśyane: Thấy chư phật. Bản Ngài La Thập phiên âm phật đà ba chiên nể.
- Sudhārapati: Ông chủ giữ ǵn an toàn. Bản Ngài La Thập phiên âm tu đà la bà để.
- Sarvadhāraṇi: Tất cả tổng tŕ, tất cả minh chú. Bản Ngài La Thập phiên âm tát bà đà la ni.
- Āvartani: Hăy xoay chuyển, hăy chuyển hóa, hăy thay đổi. Bản Ngài La Thập phiên âm a bà đa ni.
- Sarvabhāsyāvartane: Động từ gốc của nó bhās là chiếu sáng, hiểu biết, ngẫm nghĩ, suy xét. Nên, Sarvabhāsyāvartane là hăy xoay chuyển tất cả sự hiểu biết. Bản Ngài La Thập phiên âm tát bà bà sa a bà đa ni.
- Su-āvartane: Hăy xoay chuyển an toàn. Bản Ngài La Thập phiên âm tu a bà đa ni.
- Saṃghaparīkṣaṇi: Động từ gốc là naśe, đạt được thành công, đến mục đích. Nên, Saṃghaparīkṣaṇi nghĩa là cùng nhau đạt mục đích, cùng nhau đạt ngộ. Bản Ngài La Thập phiên âm tăng già bà lư xoa ni.
- Saṃghanirghātani: Hăy cùng nhau vượt qua. Bản Ngài La Thập phiên âm tăng già niết già đà ni.
- Asaṃge: Tự do từ sự trói buộc. Bản Ngài La Thập phiên âm a tăng kỳ.
- Saṃgāpāgate: Cùng nhau vượt qua sự trói buộc, cùng nhau giải thoát. Bản Ngài La Thập phiên âm tăng dà ba dà địa.
- Tṛ-adhvasaṃgatulya: Cùng nhau vượt qua sự trói buộc cả ba đời. Bản Ngài La Thập phiên âm đế lệ a đọa tăng dà đâu lược.
- Sarvasaṃgasamatikrānte: Hăy cùng nhau vượt qua mọi sự trói buộc. Bản Ngài la Thập phiên âm tát bà tăng dà tam ma địa dà lan địa.
- Sarvadharmasuparīkṣite: Hăy chứng ngộ hết thảy pháp cao thượng. Bản Ngài La Thập phiên âm tát bà đạt ma tu ba lỵ sát đế.
- Sarvasattvarutakauśalyānugāte: Hăy hiểu rơ âm thanh hết thảy chúng sanh. Bản Ngài La Thập phiên âm tát bà tát đỏa lâu đà kiêu xá lược a nâu dà địa.
- Siṃhavikrīḍite: Vikrīḍite, động từ gốc là kŕd, đùa chơi, đùa vui, chuyển động nhanh chóng; nên siṃhavikrīḍite, chuyển động một cách nhanh chóng như sư tử. Bản Ngài La Thập phiên âm tân a tỳ cát lỵ địa đế.
- Anuvarte: Chuyển động theo, xoay chuyển theo.
- Svāhā: Chào mừng sự thành công!)

Thần Chú Phổ Hiền Phạn Văn Bằng Devanagari ở Buddhist Sanskrit Texts-No 6-p 265, Phiên Âm Bằng Phạn Văn La Tinh như sau:
Adaṇḍe daṇḍapati daṇḍāvartani daṇḍakuśale daṇḍasudhāri sudhārapati buddhapaśyane sarvadhārani āvartani saṃvartani saṃghaparīkṣite saṃghanirghātani dharma parīkṣite sarvasattva-rutakauśalyānugate siṃhavikrīḍite anuvarte vartani vartāli svāhā.
Tạm dịch theo bản Phạn văn ở trong tạng Buddhist Sanskrit Texts:
“Hỡi Người chủ h́nh phạt, hăy miễn h́nh phạt, hăy xoay chuyển h́nh phạt, hăy thông minh đối với h́nh phạt, hăy ǵn giữ an toàn h́nh phạt, hỡi Người chủ duy tŕ an toàn!
Thấy chư Phật, hăy xoay chuyển bằng tất cả tổng tŕ, hăy cùng xoay chuyển, hăy cùng nhau đạt ngộ, hăy cùng nhau vượt qua!
Hăy chứng ngộ pháp, hăy hiểu rơ âm thanh hết thảy chúng sanh, hăy xoay chuyển nhanh chóng như sư tử, hăy xoay chuyển theo, xoay chuyển, xoay chuyển , chào mừng sự thành công!”
Thần chú Bồ tát Phổ Hiền ở Phạn bản phiên âm của ngài La Thập và Phạn bản hiện có ở trong tạng Sanskrit Texts có nhiều đoạn khác nhau, nhưng nội dung chính là chuyển hóa h́nh phạt, thực hành pháp Tổng tŕ để thấy chư Phật, chứng ngộ pháp và vượt qua sinh tử. Bản dịch của ngài Pháp Hộ nội dung có nhiều đoạn khác hẳn với bản của ngài La Thập và Phạn bản ở trong tạng Sanskrit Texts, No 6, p 265.
Thần chú Phạn văn của ngài La Thập và Phạn văn hiện có, nội dung đề cập đến chuyển hóa h́nh phạt bằng sự thực hành pháp Tổng tŕ.
H́nh phạt ở đây, chính là sinh tử và nguyên nhân gây ra h́nh phạt là vô minh và sự chấp ngă về nhân và pháp. Do đó, Thần chú nầy giúp ta phá hủy những h́nh phạt do sự chấp ngă về nhân và pháp đem lại. Vượt qua sự chấp ngă về nhân và pháp mới thành tựu Phật Thừa.
Ta kẹt ở nơi ư niệm về ngă là ta kẹt ở trong sinh tử và sẽ bị sanh, già, bệnh, chết hành hạ và trừng phạt, ta không có tự do đối với chúng. Và ta bị mắc kẹt vào pháp, th́ ta không thể nào đi tới được bảo sở hay thành tựu được tuệ giác hoàn toàn.
Bởi vậy, ở phẩm nầy, Bồ tát Phổ Hiền không những yểm trợ hành giả Pháp Hoa thực hành Lục độ, qua sự hiện ra voi trắng sáu ngà, mà c̣n yểm trợ bằng năng lực thọ tŕ, đọc tụng diễn giảng và sống cuộc đời bằng Pháp Hoa.
Bồ tát Phổ Hiền không những hộ tŕ cho những hành giả kinh Pháp Hoa bằng những sự biểu hiện trực tiếp của thân tướng Lục độ mà c̣n hộ tŕ cho những hành giả Pháp Hoa bằng Thần chú Đà la ni hay bằng pháp Tổng tŕ nữa.
Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền yểm trợ những hành giả Pháp Hoa bằng thần chú Đà la ni là yểm trợ toàn diện khiến cho thân, ngữ và ư của vị đó luôn luôn an trú ở trong thiền định của Pháp Hoa để có thể vượt qua mọi chướng ngại của tâm và cảnh, nhằm đi đến sự thể nhập tuệ giác Pháp Hoa hoàn toàn.
Ở phẩm nầy, ngoài sự khuyến phát lưu thông kinh nầy của Bồ tát Phổ Hiền, ta c̣n thấy thần lực của Ngài đối với sự giữ ǵn kinh Pháp Hoa. Và độc đáo hơn nữa là đức Phật Thích Ca đă ấn chứng cho lời phát nguyện hộ tŕ kinh Pháp Hoa của Bồ tát Phổ Hiền và lại c̣n đem thần lực của Ngài mà giữ ǵn cho những người tŕ niệm danh hiệu Phổ Hiền, như kinh nói:
“Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni tán dương rằng, nầy Phổ Hiền, tốt lắm, tốt lắm! Đại sĩ đă có khả năng giữ ǵn, yểm trợ kinh Pháp Hoa, khiến cho chúng sanh nhiều lợi ích an lạc. Đại sĩ đă thành tựu công đức không thể nghĩ bàn, và ḷng từ bi rộng lớn sâu xa.
Đại sĩ đă phát tâm Vô thượng Bồ đề từ xa xưa liên tục cho đến hôm nay, mà nay vẫn tiếp tục đem hạnh nguyện của thần lực để giữ ǵn kinh Pháp Hoa!
Như Lai sẽ đem thần lực của Như Lai mà giữ ǵn cho những ai có khả năng thọ tŕ danh hiệu của Bồ tát Phổ Hiền”. (Đại Chính 9, tr 61C.)

3. Tiếp Xúc Với Phật Qua Kinh:
Kinh Pháp Hoa là kinh mà đức Phật tŕnh bày cho thính chúng đầy đủ cả sự tướng và lư tánh, cả phương tiện và cứu cánh, cả lư tưởng và hành động, cả lịch sử và siêu lịch sử, cả bản môn và tích môn, cả bản hóa và tích hóa, và đầy đủ hơn hết là cả Phật pháp thân, Phật báo thân, và Phật ứng hóa thân, và không những bổn sự của Phật mà c̣n tŕnh bày đầy đủ bổn sự của các vị Thanh văn và Bồ tát nữa, nên ta thọ tŕ đọc, tụng, biên chép, diễn giảng, hành tŕ theo kinh Pháp Hoa là ta có thể tiếp xúc được, sự lư, thể tánh, tướng dụng, năng lực, nhân duyên, quả báo, gốc rễ và ngọn ngành của hết thảy các pháp, hết thảy bản nguyện và bản hạnh của chư Phật và Bồ tát, và có thể tiếp xúc được pháp thân của Phật, nghe Phật báo thân thuyết pháp ở đỉnh núi Linh Thứu, nghe và thấy Phật ứng hoá thân đang thuyết pháp khắp cả muôn nơi, được Ngài lấy tay xoa đầu, lấy pháp y mà trùm lên cho, đúng như lời đức Phật Thích Ca Mâu Ni báo thân đă nói với Bồ tát Phổ Hiền như sau:
“Nầy Phổ Hiền! Nếu có người nào thọ tŕ, đọc tụng, sao chép, nhớ nghĩ chính xác, thực hành đúng theo kinh Pháp Hoa, th́ phải biết rằng, người ấy thấy Thích Ca Như Lai, trực tiếp nghe kinh Pháp Hoa nầy từ miệng của Như Lai; phải biết rằng, người ấy đang cúng dường đức Thích Ca Như Lai; phải biết rằng, người ấy đang được đức Thích Ca Như Lai ca ngợi; phải biết rằng, người ấy đang được đức Thích Ca Như Lai đưa tay xoa lên đỉnh đầu; phải biết rằng, người ấy đang được đức Thích Ca Như Lai lấy pháp y mà bao trùm lên cho”.14
Như vậy, khi đọc tụng, thọ tŕ, thực hành theo kinh Pháp Hoa một cách sâu sắc là ta có thể tiếp xúc không những sự tướng Tam Bảo, lư tánh Tam Bảo mà c̣n tiếp xúc được đồng thể và nhất thể Tam Bảo nữa, và không những chỉ tiếp xúc với Phật ứng hóa thân mà c̣n tiếp xúc đầy đủ cả Phật tam thân trong từng khoảnh khắc của sự sống.

4. Chuyển Hóa Nhân Duyên:
Đọc tụng, thọ tŕ, thực hành theo kinh Pháp Hoa, là để tiếp xúc thường trực với Phật pháp thân, Phật báo thân và Phật ứng hoá thân, khiến cho ta thay đổi phàm tâm thành thánh tâm, chúng sanh tâm thành Phật tâm, thay đổi thời đại của chúng sanh bằng thời đại của Phật; thay đổi cái thấy, cái biết của chúng sanh bằng cái thấy, cái biết của Phật; thay đổi những hạt giống đau buồn, khổ năo và hệ luỵ của chúng sanh bằng những hạt giống từ bi, trí tuệ, giải thoát và vô ngại của Phật; thay đổi cách hành xử của chúng sanh bằng những hành xử và phong thái của Phật; thay đổi sinh mệnh và đời sống của chúng sanh bằng sinh mệnh và đời sống của Phật.
Những chuyển hóa nầy ta có thể thấy đức Thế Tôn nói với Bồ tát Phổ Hiền ở trong phẩm nầy như sau:
“Người ấy không c̣n ham thích các lạc thú thế tục; không ưa thích kinh sách, văn bút của ngoại đạo và giao tiếp với những giáo sĩ và những người văn bút ấy; không ưa thích gần gũi với những người chuyên sống bằng những nghề ác như kẻ làm thịt, kẻ chăn nuôi heo dê gà chó, kẻ thợ săn, kẻ buôn bán sắc nữ,…
Người ấy tâm ư chân thực, ngay thẳng, có chánh niệm, có sức mạnh của phước đức.
Người ấy không bị ba chất độc của tâm làm năo loạn, không bị các thứ tâm lư ganh tỵ, kiêu mạn về bản ngă, kiêu ngạo đối với những nhận thức và hành động sai lầm, kiêu ngạo đối với những sở đắc không có thực chất làm năo hại.
Người ấy sống với đời sống ít ham muốn, biết vừa đủ, có khả năng thực hành theo hạnh nguyện Phổ Hiền.
Nầy Phổ Hiền! Nếu sau khi Như Lai diệt độ, sau năm trăm năm, nếu có người nào thấy kinh Pháp Hoa mà thọ tŕ, đọc tụng, th́ nên nghĩ rằng, người ấy không bao lâu sẽ đi đến đạo tràng, phá dẹp các bọn ma quân, chứng đắc Tuệ giác vô thượng, chuyển vận bánh xe chánh pháp, gióng lên tiếng trống chánh pháp, thổi lên tiếng loa chánh pháp, mưa trận mưa chánh pháp, ngồi trên pháp ṭa sư tử giữa đại chúng chư thiên và loài người”. (Đại Chính 9, tr 62A)
Như vậy, ta thấy con đường chuyển hóa chúng sanh tâm thành Phật tâm, chúng sanh trí thành Phật trí, chúng sanh hạnh thành Phật hạnh, chúng sanh nguyện thành Phật nguyện và chúng sanh quả thành Phật quả chính là con đường Pháp Hoa.

Nên, kinh Pháp Hoa được chư Phật giữ ǵn cho chúng sanh, được các vị Bồ tát tuyên dương đến hết thảy chúng sanh, và hết thảy chúng sanh đă, đang và sẽ tiếp nhận, thọ tŕ, đọc tụng, in ấn giữ ǵn và hành tŕ theo, v́ sao? V́ đó là quyền lợi có giá trị cao nhất của họ, và nếu có ai xâm phạm đến danh dự của những người đang thực hiện quyền lợi ấy, th́ sẽ bị các quả báo không có tốt đẹp như:
- Đời đời không có mắt.
- Bị phong hủi trong đời hiện tại.
- Bị răng niếu thưa và thiếu.
- Bị môi xấu, mũi xẹp.
- Tay cong, chân quẹo.
- Mắt lé thân thể hôi thối, ghẻ mụt, máu mủ, hung thũng, hơi hụt, bị bệnh nặng và dữ.
Nên đức Thế Tôn đă nói với Bồ tát Phổ Hiền rằng: “Nếu thấy người thọ tŕ kinh Pháp Hoa, th́ hăy đứng dậy mà cung đón từ xa, phải kính trọng như kính Phật vậy”. (Đại Chính 9, tr 62A.)
Và, chính lời dạy nầy của đức Phật Thích Ca, lại là lời khuyến phát không những đối với Bồ tát Phổ Hiền mà c̣n đối với bất cứ ai đă, đang và sẽ thọ tŕ đọc tụng, diễn giảng và sống theo tinh thần Pháp Hoa nữa, khiến cho kinh Pháp Hoa từ một xứ mà trở thành muôn xứ, từ chư Phật trải rộng đến muôn loài và bất hủ đối với mọi thời gian.

III. Phương Pháp Thực Hành:
Thực hành theo Bồ tát Phổ Hiền ta có những phương pháp như sau:
1. Giới học Phổ Hiền:
Đối với giới học Phổ Hiền ta thấy có những điều như:
1.1. Tránh xa lạc thú thế tục
1.2. Tránh xa kinh sách và văn bút của ngoại đạo.
1.3. Tránh xa bản thân của những nhà giáo sĩ ngoại đạo và những nhà văn bút thế tục.
1.4. Tránh xa những kẻ đồ tể.
1.5. Tránh xa những kẻ chăn nuôi heo, dê, gà, chó.
1.6. Tránh xa những kẻ thợ săn.
1.7. Tránh xa những kẻ buôn bán nữ sắc.
2. Tâm Học Hay Định Học Phổ Hiền:
Đối với tâm học Phổ Hiền ta thấy những điểm như sau:
2.1. Tâm ư ngay thẳng
2.2. Tâm ư có chánh niệm
2.3. Tâm ư có sức mạnh phước đức
2.4. Tâm ư không bị ba độc tố tham, sân, si năo hại.
2.5. Tâm ư không bị ganh tỵ làm năo hại.
2.6. Tâm ư không bị kiêu ngạo làm năo hại.
2.7. Tâm ư không bị những kiêu ngạo về nhận thức sai lầm làm năo hại.
2.8. Tâm ư không bị những kiêu ngạo về những sở đắc không có thực chất làm năo hại.
2.9. Ít ham muốn và biết vừa đủ.
2.10. Không tham lam y phục, đồ nằm, đồ ngồi, đồ ăn uống và các tiện nghi vật chất hỗ trợ đời sống. (Như trên.)
Ngoài ra, Định học Phổ Hiền là c̣n hành tŕ các Đà la ni, tức là các pháp Tổng tŕ như sau:
- Triền Đà La Ni:
Do chứng đắc kinh Pháp Hoa, thấy được bản thể thường hành của Bồ tát Phổ Hiền ở nơi hết thảy pháp, xoay lại với bản nguyện, gọi là Triền Đà la nihay là Đà la nixoay chuyển.
- Trăm ngàn vạn ức Triền Đà La Ni:
Chứng đắc được bản thể của Phổ Hiền ở nơi bản thể của hết thảy pháp gọi là bản thể của tổng tŕ, nên có năng lực xoay chuyển ngọn ngành trở lại với gốc rễ, lại xoay chuyển bản thể nhập vào tác dụng, và xoay chuyển từ một hạt bụi, một pháp biến thành khắp mọi không gian, biến thành khắp mọi thời gian, sử dụng mọi phương tiện làm lợi ích cho chúng sanh, tự tại giữa mọi thuận nghịch, nên gọi là trăm ngàn vạn ức Triền Đà la ni. Triền Đà la ni nầy gọi là hạnh biến thể cùng khắp mọi không gian của Bồ tát Phổ Hiền.
Nên, trăm ngàn vạn ức Triền Đà la nigọi là Phổ Hiền đại hạnh (Phổ hiền biến nhất thiết xứ chi hạnh).
- Pháp âm phương tiện Triền Đà La Ni:
Đà la ni làm cho hành giả có khả năng thuyết pháp thích ứng với mọi đối tượng.
Như vậy, Triền Đà la ni là bản thể Phổ Hiền. Trăm ngàn vạn ức Triền Đà la ni là tác dụng của Phổ Hiền, và pháp âm phương tiện Đà la ni tướng trạng và ngôn ngữ thuyết pháp thích ứng của Phổ Hiền. (Pháp Hoa Kinh Thọ Thủ 10, Tục Tạng 51, tr 491B-492A.)

3. Tuệ Học Phổ Hiền:
Tuệ học Phổ Hiền ở trong phẩm nầy, chính là tuệ học Pháp Hoa. Thực hành theo tuệ học nầy, chính là thực hành cái thấy, cái biết của Phật. Biết rằng, tự bản thân có hạt giống Phật và có khả năng thành Phật, nếu có nhân duyên tác động như được Phật trực tiếp giáo hóa, d́u dắt bằng những phương tiện thiện xảo, hoặc được các thiện tri thức tác động yểm trợ, bằng những phương tiện thiện xảo, th́ hạt giống Phật sẽ nẩy sinh và tự biết sẽ làm Phật.
Và biết rằng, hết thảy chúng sanh đều có hạt giống Phật và họ đều có khả năng làm Phật, nếu họ gặp Phật và được Phật sử dụng mọi phương tiện để giáo hóa, hoặc họ gặp các bậc thiện tri thức dùng các phương tiện thiện xảo để hiển thị, khai mở Phật tính cho họ và tạo mọi điều kiện thích hợp để cho họ ngộ nhập hoàn toàn Phật tính. Nên, tự bản thân lắng nghe diễn giảng kinh Pháp Hoa từ các Phật hay các vị Pháp sư là Văn tuệ; chiêm nghiệm nghĩa lư kinh Pháp Hoa là Tư tuệ; đọc tụng thọ tŕ theo kinh Pháp Hoa là Tu tuệ. Văn-Tư-Tu theo kinh Pháp Hoa như vậy, th́ nhất định sẽ thành tựu tuệ giác của Phật. Như ở phẩm nầy, đức Phật đă nói với Bồ tát Phổ Hiền như sau:

“Nầy Phổ Hiền! Nếu sau khi Như Lai diệt độ, sau năm trăm năm, nếu thấy có người đọc tụng, thọ tŕ kinh Pháp Hoa, phải nghĩ rằng, người ấy không bao lâu sẽ đến đạo tràng, phá sạch các chúng ma quân, chứng đắc Tuệ giác vô thượng, chuyển vận bánh xe chánh pháp, gióng lên tiếng trống chánh pháp, thổi lên tiếng loa chánh pháp, mưa những trận mưa chánh pháp, ngồi trên pháp ṭa sư tử giữa các đại chúng trời và người”. (Đại Chính 9, tr 62A.)
Như vậy, tuệ học Phổ Hiền chính là tuệ học Pháp Hoa.
Đức Phật Thích Ca đă nói với Bồ tát Phổ Hiền, muốn chứng đắc kinh Pháp Hoa hay tuệ giác của Phật phải thành tựu đủ bốn mặt:
a. Phải được chư Phật hộ niệm.
b. Đă từng gieo trồng các căn bản phước đức.
c. Đă ở vào trong đoàn thể kiên định đối với chánh pháp.
d. Phát khởi tâm cứu độ hết thảy chúng sanh. (Đại Chính 9, tr 61A.)
- Được chư Phật hộ niệm là Tuệ học.
- Đă từng gieo trồng căn bản phước đức là bao gồm cả Giới học.
- Đă ở vào trong đoàn thể kiên định đối với chánh pháp là Định học, và phát khởi tâm cứu độ hết thảy chúng sanh là Thệ và Nguyện của kinh Pháp Hoa. Thệ và Nguyện nầy hoàn toàn được thiết lập trên nền tảng của Giới, Định và Tuệ. Từ Giới, Định và Tuệ của Pháp Hoa mà những Thệ Nguyện của Pháp Hoa sinh khởi.

Bồ tát Phổ Hiền đă chứng đắc kinh Pháp Hoa qua bốn điểm nầy, nên đă phát tâm hộ tŕ kinh Pháp Hoa, yểm trợ sự tồn tại của kinh Pháp Hoa dưới nhiều h́nh thức và cũng hộ tŕ, yểm trợ những người thọ tŕ và hoằng truyền kinh Pháp Hoa dưới nhiều h́nh thức, đồng thời cũng khuyến khích những ai đă và đang thọ tŕ, diễn giải hoằng truyền kinh Pháp Hoa, th́ càng nỗ lực lên, và ai chưa th́ nên phát tâm để thực hiện tuệ giác Pháp Hoa và sẽ được Ngài yểm trợ mọi mặt.

Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền đến với kinh Pháp Hoa bằng sự cảm ứng và hạnh nguyện. Nên, Ngài đă dùng hạnh đức để yểm trợ và phát triển kinh Pháp Hoa, khiến cho kinh nầy lưu thông măi không bị dứt tuyệt, nên phẩm nầy thuộc về phần hạnh môn lưu thông của kinh Pháp Hoa không những chỉ là Lục độ mà c̣n cả hạnh môn Tổng tŕ nữa.


T.T.H.