www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 

TRIẾT HỌC THẾ THÂN
Tái Khảo Sát Về Sự Tri Nhận

Lê Mạnh Thát

 

phần IV
(tiếp theo bài trước)


Ngoài bốn lư do trên, Thế Thân c̣n chỉ ra trường hợp của một tấm vải có nhiều màu và trường hợp của ngọn đèn, trong đó những khác biệt về màu sắc của tấm vải cũng như về độ sáng và sức nóng của ngọn đèn trong khi cháy đă tạo thành những chướng ngại quan trọng cho việc quyết định xem chúng thật sự có cái toàn thể hay không. Trường hợp của tấm vải nhiều màu th́ thật đau khổ cho Thắng Luận. Bởi v́ họ chủ trương rằng một vật thật như cái toàn thể có thể chỉ có một tính chất độc nhất là màu, v.v., ở bất kỳ một thời điểm nào đó; và nay ta lại có toàn thể tấm vải với nhiều màu khác nhau ở cùng một thời điểm, lúc đó toàn bộ tấm vải này là ǵ? Tiếp nối Thế Thân, đă có rất nhiều thảo luận và giải đáp cho câu hỏi này được các nhà phê b́nh và ủng hộ Thắng Luận chủ trương và đề nghị (Srīdharabhatta, Prasastapādabhāsyam Srīdharabhattapranītayā Nyāyakandalī Vyākhāyā Samvalitam, Varanasi: Gangānātha-Jhā-ranthamālā, 1963: 75-77.). Nhưng chúng ta không cần bàn đến ở đây, v́ họ không đưa ra bất kỳ giải đáp đáng kể nào.

Như vậy, với bốn lư do trên và hàm nghĩa của chúng, thuyết về cái toàn thể của Thắng Luận đă được thách thức mạnh mẽ trong Câu Xá Luận. V́ thế chẳng có ǵ ngạc nhiên khi Thế Thân, trong Nhị Thập Tụng, đă tách biệt thuyết này trước tiên để loại bỏ với chỉ một câu độc nhất khi đang bàn đến đối tượng tri nhận qua cấu trúc nguyên tử của nó. Sự việc không đề cập nhiều đến thuyết này c̣n được chứng thực trong Nghiệp Thành Tựu Luận (Karmasiddhiprakarana, ed. Yamaguchi, Kyoto: Bozokan, 1951: 2-3.), trong đó ông khảo sát vấn đề h́nh dạng có thể được xem là một loại nguyên tử đặc biệt như màu, là một tụ hợp đặc biệt nào đó của các nguyên tử, hay là một vật thật nào đó lan truyền trong các tụ hợp của màu. Trường hợp cuối cùng trong số trên rơ ràng có ư chỉ cho cái toàn thể trong thuyết của Thắng Luận. Thật vậy, nhờ phê phán mạnh mẽ của ông về thuyết toàn thể đó mà lịch sử phát triển kế tiếp của nó chỉ biết quanh quẩn trong việc trả lời và tránh né nó. Và các nhà phê b́nh nối tiếp ông thường thích bỡn cợt về nó hơn là cố gắng đưa ra những nhận xét có phê phán ưu việt hơn những ǵ ông đă làm.

V́ thế, sau khi tái tạo nhiều lập luận khác nhau chống lại thuyết toàn thể qua một đoạn văn dài, Vacaśpatimiśra đă kết luận với một nhận xét hài hước và thú vị về những người chống đối ông: “Cái toàn thể, không để cho khía cạnh của nó được nhận thức, mà vẫn cao rao là được nhận thức, th́ cũng giống như một người muốn mua cái ǵ đó mà không chịu trả tiền.” (Vacaśpatimiśra, Nyāyavārtikatātparyatīkā: 478.) V́ thế, đối với thuyết của ḿnh về đối tượng tri nhận, Thắng Luận đă không giải quyết được những khó khăn Tỳ Bà Sa gặp phải qua khái niệm về cái toàn thể của họ. Và với khái niệm này họ cũng đă thất bại trong cố gắng định nghĩa đối tượng tri nhận bằng cấu trúc nguyên tử của họ.

Chúng ta đă thấy rằng việc định nghĩa một đối tượng như thế hoặc bằng một tổ hợp các điều kiện hoặc bằng một kỹ thuật phân tích nhằm t́m ra các thành phần thật sự của nó đă dẫn đến nhiều khó khăn khác nhau. Khi phê phán khái niệm của Thắng Luận về cái toàn thể trong Câu Xá Luận, h́nh như Thế Thân vẫn tin vào giải pháp của Tỳ Bà Sa đối với nan đề đă khiến cho Thắng Luận trước tiên phải t́m ṭi và đề ra khái niệm nói trên của họ. Nhưng cuối cùng giải pháp của Tỳ Bà Sa tỏ ra không khả quan ǵ hơn giải pháp của Thắng Luận, như ông đă khảo sát kỹ về nó trong Nhị Thập Tụng. Như đă thấy, giải pháp này bao gồm khẳng định rằng sau khi phân tích các vật thành các thành phần cấu tạo khác nhau của chúng, ta có thể định nghĩa làm thế nào những vật như thế lại có trong một tổ hợp các trường hợp được cho.

Tấm vải được định nghĩa là một tập hợp các sợi vải tự sắp xếp theo cách nào đó. Tương tự, đối tượng tri nhận là một kết tụ các nguyên tử tự sắp xếp theo một cách nào đó, v.v. Mặc dù giải thích khéo léo của họ về cách các nguyên tử tự sắp xếp, nhưng Tỳ Bà Sa, như Nhị Thập Tụng cho thấy, đă không giải thích được lư do của khái niệm của họ về sự sắp xếp, nhất là trong khuôn khổ những ǵ họ xem là thật để đối lại với cái chỉ mang tính quy ước hay hoàn toàn không thật. Cố gắng định nghĩa đối tượng tri nhận qua cấu trúc nguyên tử của nó v́ thế vẫn không được giải quyết. Nay có người đă cố hoàn tất việc này bằng cách dựng lên một tổ hợp các điều kiện, qua đó một đối tượng có thể được xét đến tùy theo nó có đáp ứng được các điều kiện của một đối tượng tri nhận hay không. Như đă nói, tổ hợp này vào thời của Thế Thân bao gồm bốn điều kiện là nơi chốn, thời gian, sự độc lập của thức, và tính phổ quát. Điều bất hạnh là một đối tượng được nh́n thấy trong giấc mộng cũng có thể đáp ứng cả bốn điều kiện này, như Nhị Thập Tụng sẵn sàng chỉ ra. Hơn nữa, sự kiện đối tượng này đáp ứng được các điều kiện nói trên không thể bị phủ nhận bằng lư do là nó không được chứng thực hiển nhiên, bởi v́ những ǵ ta thấy trong mơ th́ hoàn toàn hiển nhiên như những ǵ ta thấy hoặc nghe trong trạng thái tỉnh thức (Vimśatikā ad 8: pramānavasād astitvam nāstitvam vā nirdhāryate sarvesām ca pramānānām pratyaksam pramānam garistham ity asaty arthe kathem iyam buddhir bhavati pratyaksam iti/ pratyaksabuddhih svapnādau yathā.). Vấn đề sau cùng về sự tự chứng thực này đă trở nên phức tạp hơn do chủ trương sát na diệt của Tỳ Bà Sa đối với mọi vật, kể cả các nguyên tử, cái mà Thắng Luận đủ khôn khéo để xem chúng là thường hằng. Nói rằng một vật có tính chất sát na diệt tức đồng thời cũng khẳng định rằng ta không thể nói rằng vật đó được tri nhận; thay v́ thế, cái ta có trong một t́nh huống như thế chỉ là một h́nh ảnh về nó. Trong bất cứ nội dung nào được cho th́ một tri nhận đ̣i hỏi một khoảng không gian nào đó giữa đối tượng và chủ thể để cho đối tượng đó có thể được tri nhận; và khi có một khoảng cách như thế, th́ một khoảng cách thời gian cũng phải xảy ra mà trong đó đối tượng được truyền đến chủ thể và trong đó đối tượng, do hiện hữu sát na diệt của nó, phải thay đổi theo đó.

Đưa vào ngôn ngữ của Nhị Thập Tụng, ta có thể nói, “khi khái niệm về sự tự chứng, chẳng hạn như ‘điều này tự chứng thực đối với tôi’, xảy ra th́ lúc đó đối tượng không c̣n được nh́n thấy nữa, bởi lẽ vào lúc đó nhăn thức về đối tượng đă bị ngăn ngại và sự phân biệt của ư thức về nó đang xảy ra.” (Vimśatikā ad 8: sā ca yadā tadā na so ’rtho drśyate tasya pratyaksatvam katham matam/16 yadā ca sā pratyaksabuddhir na bhavatīdam me pratyaksa it tadā na so ’rtho katham tasya pratyaksatvam istam/ viśesena tu ksanikasya visayasya tadānīm niruddham eva tadrūpan rasādikam vā//.) Mặt khác, nếu chủ trương rằng chính h́nh ảnh về đối tượng là chứng cứ về sự tự chứng thực của nó sau khoảng thời gian truyền đạt đó th́ cái ǵ bảo đảm đó là sự tự chứng thực của một đối tượng có thật mà không phải của một đối tượng không thật như trường hợp trong một giấc mơ? Cả hai đều có những “h́nh ảnh” nào đó của riêng chúng. (Vimśatikā ad 9) Như vậy, trong phạm vi thuyết sát na diệt, vấn đề tự chứng thực của đối tượng tri nhận h́nh như không c̣n hy vọng trả lời được. Và đối với những ai theo chân Tỳ Bà Sa khi tán thành lư thuyết này, th́ phê phán nói trên của Thế Thân thật sự đă đặt ra một thách thức nghiêm trọng, nếu không phải là chí tử. Họ đă có nhiều nỗ lực đầy ấn tượng, trong số đó là giải pháp nổi tiếng được đề ra bởi tác giả của Abhidhammatthasamgaha (Thắng Pháp Tập Yếu) và định nghĩa mới về tri nhận do Trần Na đề nghị và sau đó được Pháp Xứng và những người theo ông khai triển thêm.

Theo Abhidhammatthasamgaha, những khó khăn nội tại của khái niệm sát na diệt đối với việc thiết lập một thuyết tri nhận có thể tránh được nếu ta có thể giả định rằng mỗi sát na được chia thành mười bảy sát na nhỏ và chúng lại được tái phân trong chu kỳ sống của một sát na, có nghĩa là mỗi sát na đó có sinh của nó, trụ của nó và diệt của nó và rồi lại có sinh của nó, trụ của nó, v.v., cho đến khi có một sự hủy diệt toàn bộ của thế giới. Sự tái phân này xảy ra như sau: hai sát na nhỏ được dành cho khoảnh khắc đầu của sát na, một cho khoảnh khắc diệt của nó, và một cho sự đ́nh trụ của nó. V́ lư do đó, trong biểu đồ này, thời gian cần đến để hoàn tất sự tri nhận một đối tượng được đáp ứng. Người ta lư luận rằng vào khoảnh khắc đầu vốn kéo dài hai sát na nhỏ th́ đối tượng khiến cho cấu trúc của một hiện hữu (bhavanga) rung động và như vậy khởi đầu tiến tŕnh tri nhận về đối tượng đó. Đối tượng này, theo thời gian được kích khởi đó, vẫn c̣n mười bốn sát na nhỏ tiếp nối trước khi nó và tự thân tiến tŕnh tri nhận biến mất vào cùng sát na nhỏ cuối cùng. Trong toàn bộ mười bốn sát na nhỏ đó, cả đối tượng và sự tri nhận sẽ có đủ thời gian để hiển lộ cho nhau v́ thế sẽ đáp ứng được đ̣i hỏi tự chứng thực, đồng thời duy tŕ được thuyết sát na diệt. Giải pháp được đề ra này rơ ràng rất hấp dẫn và đ̣i hỏi thêm các khảo sát cụ thể để xem tiến tŕnh tri nhận có thể tùy tiện phân thành mười bảy sát na nhỏ hay không và có thật sự tồn tại những sát na nhỏ như đă nói đến hay không. Thế nhưng, một mặt, người ta không thể tránh được cảm giác là giải pháp đó quá giảo hoạt để cho là có thật. Và mặt khác, người ta có thể hỏi là có ích ǵ khi đưa vào một vấn đề vốn đă nhiêu khê các phân biệt chi li như thế khi mà ngay cả một định nghĩa thỏa đáng về đối tượng tri nhận là ǵ cũng không có .

Như vậy, cho dù đặc điểm hấp dẫn của nó, giải pháp của Abhidhammatthasamgaha vẫn không hề nhận được bất kỳ sự xem xét nghiêm túc nào của những người sau thời tác giả (Anuruddha, Abhidhammatthasamgaha, ed. Thích Minh Châu, Saigon: Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản, 1966, n 91-97. Cần thêm ở đây rằng, khi nói “cho dù đặc điểm hấp dẫn của nó, giải pháp của Abhidhammatthasamgaha vẫn không hề nhận được bất kỳ sự xem xét nghiêm túc nào của những người sau thời tác giả”, dĩ nhiên tôi không có ư cho rằng Anuruddha không có người thừa kế nào cả. Sự thực th́ rất nhiều luận giải đă được viết về tác phẩm này, trong đó luận thư nổi tiếng Abhidhammatthavibhāvanītīkā của Sumangalasvāmī đă được Bhadanta Revatadharma xuất bản gần đây. (Revatadharma, ed. Ācārya Anuruddha Viracita Abhidhammatthasamgaho Tathā Bhadata Sumangalasvāmī Dvārā Pranīta Abhidhamma-tthavibhāvanītīkā, Varanasi: Bauddha Svedhyāyasastra, 1965.) Điều tôi muốn nói ở đây là sự kiện Abhidhammatthasamgaha đă không hề nhận được bất cứ sự khảo cứu có phê phán nào từ những khuôn mặt lớn như Thế Thân, Trần Na, v.v., của lịch sử triết học Ấn độ nói chung. V́ thế, nó đă trở thành một đối tượng tín ngưỡng (article of faith) hơn là một chủ đề tư duy triết học thuần túy.). Trong số những người có tên tuổi nhất trong số đó là Trần Na và Pháp Xứng. Đối với Trần Na, ông chủ trương tất cả khó khăn trên đều có thể giải quyết nếu như một định nghĩa mới về tri nhận là ǵ được đưa ra. V́ thế, tri nhận được định nghĩa là một nhận thức “nằm ngoài cấu trúc ngôn ngữ” (Dignāga, Pramānasamuccaya I p.14a4-7.); và điều khá chính xác là đối tượng của nó v́ thế được xem là “cái có thể được nhận thức như nó là và là cái không thể diễn đạt” (Dignāga, Pramānasamuccaya I p.14b5-6.). V́ vậy, đối với Trần Na cũng như một số những người trước thời ông được ông trích dẫn th́ “đối với một người có khả năng tri nhận th́ anh ta tri nhận một vật có màu xanh nào đó làm đối tượng chứ không [tri nhận] ‘nó là màu xanh’, anh ta nhận biết đối tượng nhưng không phải các thuộc tính của nó” (Dignāga, Pramānasamuccaya I p.14b2-4.). V́ thế, đối tượng tri nhận vượt ra ngoài lănh vực khảo sát và định nghĩa. Nó hoàn toàn “không thể diễn đạt”, như Trần Na quan niệm. Một khi đối tượng tri nhận đă “nằm ngoài cấu trúc khái niệm và ngôn ngữ” th́ điều tất nhiên là tự thân hành động tri nhận cũng nhất định nằm ngoài lănh vực khảo sát. Nó là một loại tia chớp vụt qua mà trong suốt cả đời ḿnh ta cũng không bao giờ nắm bắt được dù trong khoảnh khắc. Nó thoáng hiện và thoáng diệt mà không để lại một dấu vết. Qua đó, tất cả những câu hỏi đặt ra xoay quanh hành động tri nhận và đối tượng của nó v́ thế hoàn toàn trống rỗng mọi ư nghĩa và mục đích chỉ v́ chúng không thể phù hợp với định nghĩa mới được Trần Na đề nghị cho một hành động như thế. Thật vậy, bởi v́ bất kỳ nhận thức được diễn đạt nào tự nó cũng là một cấu trúc khái niệm và ngôn ngữ, cho nên bất kỳ định nghĩa nào về đối tượng tri nhận cũng nhất định phải chỉ cho đối tượng được tạo dựng mà không phải chỉ cho đối tượng như nó được tri nhận trong tia chớp của sự tri nhận về nó. Kết quả, lănh vực tri nhận là lănh vực riêng tư của mỗi cá nhân mà anh ta không thể truyền đạt đến người khác. Đó là lănh vực của kinh nghiệm tuyệt đối.
Quan điểm mới về tri nhận và đối tượng tri nhận này về sau đă trở thành quan điểm tiêu chuẩn được chấp nhận với rất ít sửa đổi bởi hầu hết những người tiếp nối ông như Pháp Xứng (Dharmakīrti, Nyāyabindu, ed. Serbatskoi, Petrograd, 1918, n 6-9.), Prajñākaragupta, Jñānaśrīmitra, Ratnakīrti, v.v. Chẳng hạn như Pháp Xứng, dù ông đă thêm thắt định nghĩa tri nhận của Trần Na để nó trở thành “tri nhận là một nhận thức nằm ngoài cấu trúc ngôn ngữ và không phải vọng tưởng” (Dharmakīrti, Pramānavarttika III ad 123a: pratyaksam kalpanāpodham. Xem thêm Hattori, op. cit.: 83: “Pháp Xứng theo chân Trần Na khi địng nghĩa pratyaksa là kalpanāpodha trong P(ramāna) V(ārttika) III, 123a, nhưng ông đă thêm từ abhrānta vào định nghĩa này trong N(yāya) B(indu), i, 4, và P(ramāna) Vin(iścays), 252b.3.” (Những từ trong ngoặc là của tôi). Đă có tranh căi về việc Pháp Xứng sửa đổi định nghĩa của Trần Na có tạo ra một tiến bộ hay thoái bộ trong thuyết tri nhận; tuy nhiên điều này không liên quan đến chúng ta ở đây.)
Dharmakīrti, Pramānavarttika I (Gnoli’s edition) ad 93-94a.

Vimśatikā ad 4: svapnopaghātavat krtyakriyā siddheti veditavyam/ yathā svapne dvayasamāpattim antarena śukravisargallaksanah siddheti veditavyam/ yathā svapne dvayasamāpattim antarena śukravisargallaksanah svapnopaghātah/. cf. Abhidharmakośa IX 461, LVP: 233; Karmasiddhi-prakarana: 27.), nhưng ông vẫn cố gắng theo sát Trần Na từng chữ trong khi tŕnh bày quan điểm của ḿnh về cùng vấn đề trên trong Nyāyabindu cũng như Pramānavārttika (Dharmakīrti, Pramānavarttika I (Gnoli’s edition) ad 93-94a.). Nếu có khác biệt quan trọng nào giữa họ th́ chính yếu là nỗ lực mới của ông trong việc định nghĩa đối tượng tri nhận là ǵ, cái mà Trần Na xem là “không thể diễn đạt”, như chúng ta đă thấy. Định nghĩa mới đó là “cái có khả năng tạo ra một kết quả” (Vimśatikā ad 4: svapnopaghātavat krtyakriyā siddheti veditavyam/ yathā svapne dvayasamāpattim antarena śukravisargallaksanah siddheti veditavyam/ yathā svapne dvayasamāpattim antarena śukravisargallaksanah svapnopaghātah/. cf. Abhidharmakośa IX 461, LVP: 233; Karmasiddhi-prakarana: 27.). Điều không may là định nghĩa mới này không khá hơn định nghĩa của Tỳ Bà Sa hay Thắng Luận, bởi v́ nếu nó đúng th́ cô gái tôi thấy trong mơ tối hôm qua cũng thật như vợ tôi đang nằm ngủ bên cạnh, v́ cô gái đó thật sự đáp ứng được sự tơ tưởng t́nh dục của tôi đến độ sự cấu trược trong bóng tối đă xảy ra với tôi. Điều khá kỳ lạ là thí dụ vừa nêu dĩ nhiên xuất phát từ Nhị Thập Tụng như đă thấy lại không hề được những người ủng hộ Pháp Xứng nhắc đến để bác bỏ cái định nghĩa cũ và khá rời rạc đó. Đó là một định nghĩa cũ bởi v́ trong khảo sát của ḿnh, Thế Thân đă liệt kê “khả năng tạo ra một kết quả” như một trong bốn tiêu chuẩn có thể có để phán xét có phải một cái ǵ đó là đối tượng tri nhận hay không, như chúng ta đă bàn đến ở trên. Trong sự phân tích cuối cùng này, chính định nghĩa mới về tri nhận của Trần Na đă đặt nền tảng cho Pháp Xứng và những người kế tục ông như Prajñākaragupta, Ratnakīrti, v.v., khai triển quan điểm và ư kiến của họ về cái thực và không thực (Ratnakīrti, Ksanabhagasiddhih, trong Ratnakīrtinibandhāvalī, ed. A. Thakur, Patna: K. P. Jayaswal Research Institute, 1957: 62.). Như vậy, dù có những nỗ lực đáng khen này, các vấn đề liên quan đến hành động tri nhận và đối tượng của nó mà Thế Thân đặt ra trong Nhị Thập Tụng vẫn không được trả lời. Nói rằng đối tượng tri nhận th́ “không thể diễn tả”, giống như Trần Na, chắc chắn chẳng có lợi ích ǵ. Một khẳng định phù hợp với định nghĩa mới của Pháp Xứng về cái thực chắc chắn sẽ mang trở lại mọi loại thực thể bất thực mà ông đă cố loại bỏ. Giải pháp đề ra trong Abhidhammatthasamgaha nghe có vẻ thực tế hơn; tuy nhiên sự chi li quá độ của nó lại khiến cho ta nghi ngờ hơn là khẳng định và tin tưởng. V́ thế, nó cũng chỉ là những ǵ nó là, tức một cố gắng đáng khen ngợi. Vậy theo quan điểm của Thế Thân, các giải pháp cho những vấn đề ông đặt ra trong Nhị Thập Tụng là ǵ?

Chúng ta đă thấy rằng Thế Thân phê phán quan niệm cho rằng một đối tượng có thể được định nghĩa rốt ráo và được biết đến một cách chính xác nó là ǵ, một quan niệm được chủ trương và chấp nhận rộng răi vào thời ông. Nó được phản ánh trong chủ trương của nhiều trường phái tư tưởng khác nhau mà ông nhắc đến như Tỳ Bà Sa và Thắng Luận. Cả hai trường phái này phân chia mọi vật thành một số phạm trù mà họ cho là biểu hiện của chân lư. Theo đó, họ xem lời dạy của người sáng lập trường phái ḿnh là thẩm quyền tối hậu trên trái đất về cái đúng hoặc cái sai của một phát biểu. Họ không đánh giá lời dạy của thầy tổ họ trên căn bản các sự thật; thay v́ thế, họ đă diễn giải bất kỳ sự kiện mới lạ nào theo những lời dạy cũ, những lời dạy sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc nếu không c̣n phù hợp nữa. Thuyết đối tượng tri nhận bàn đến ở trên chính là trường hợp đang nói đến. Cả Tỳ Bà Sa và Thắng Luận hẳn phải biết đến các lư thuyết của nhau về vấn đề đó. Nhưng những diễn giải của họ, nếu có cho thấy cái ǵ đó, chỉ chứng tỏ rằng họ đă không xét đến vấn đề căn bản vốn c̣n cao hơn cả vấn đề đối tượng tri nhận và có thể được đề ra như sau: Nếu có hơn một giải thích về cùng một đối tượng th́ vấn đề không chỉ là giải thích nào đúng mà là tại sao lại có hơn một giải thích.
Câu trả lời của Thế Thân về những vấn đề ông đặt ra trong Nhị Thập Tụng liên quan đến hành động tri nhận và đối tượng của nó đă được đưa ra trong khuôn khổ nhằm giải đáp cho vấn đề vừa nêu. Chính khuôn khổ này sẽ làm sáng tỏ cho chúng ta lư do tại sao một câu trả lời như thế được đưa ra. Hăy lưu ư rằng vào thời ông, Thế Thân đă biết đến sự có mặt của hơn một quan điểm về đối tượng tri nhận, và những kết quả mới trong các khoa học toán học, nhất là tam giác học và thiên văn học, đă đạt được dưới những tác phẩm uyên áo của những khuôn mặt hàng đầu như Āryabhatta và phái Pataliputra của thời ông (R. Billard, L’Astronomie Indienne, Paris: École Française d’Etrême Orient, 1971: 16-18 & 69-97; D. A. Somayaji, A Critical Study of the Ancient Hindu Astronomy, Dharwar: Karnatak University, 1971: 4-14.). Phát triển này rất thú vị đối với chúng ta v́ với ứng dụng của tam giác học và thiên văn học, các khoa học toán học vào thời đó có thể tái xác định những ǵ đă được biết đến trong luận lư do Thế Thân thiết lập vài thập niên trước đó, đó là: “nếu cho mỗi x như A(h,x), ta luôn luôn có thể chứng minh A(s,x) trong các điều kiện đặt ra bởi chính A(h,x) mà không bởi các ǵ khác”. Thật vậy, khi các luận thư toán học của phái Pataliputra được đưa vào Trung quốc khoảng hai trăm năm sau đó, các nhà thiên văn học có tầm cỡ như Nghĩa Tịnh đă đi xa hơn trong việc chọn lựa các thành quả tính toán họ có được, sử dụng các kỹ thuật tính toán từ các luận thư này, hơn là các thành quả từ sự quan sát vị trí các v́ sao mà họ thu thập từ các đài thiên văn (Beer, Ho Ping Yu, Lu Gwei Djen, Needham, Pulleyblank & Thompson, “An 8th Century Meridian line: I Hsing’s Chain of Gnomons and the Prehistory of the Metric System”, trong Vistas in Astronomy IV (1961): 3-28.). Trong nội dung của hoàn cảnh trí thức này cũng như những khám phá của riêng ḿnh trong lănh vực luận lư, có lẽ Thế Thân chỉ c̣n một chọn lựa duy nhất để trả lời những câu hỏi nói trên về tri nhận và đối tượng của nó. Trước hết, phải thừa nhận rằng tri nhận, như Tỳ Bà Sa và Thắng Luận định nghĩa và mô tả, hoàn toàn không hiện hữu và không thể chứng thực bắng bất cứ cách nào cả. Thứ hai, phải chấp nhận câu cách ngôn rằng những ǵ ta biết về một đối tượng là từ kiến thức ta có về đối tượng đó. Như vậy, nếu ta đứng trước một đối tượng hoàn toàn nằm ngoài hiểu biết của ta trong lần đầu tiên th́ ít ra ta cũng có khái niệm nó là cái ǵ đó, cho dù nó có xa lạ và khó hiểu đến thế nào đi nữa. Kết quả là luôn luôn có một số khái niệm đầu tiên làm nền tảng cho sự hoạch đắc và thiết lập các hiểu biết mới. Tri nhận vốn là một phần của toàn bộ hiểu biết cho nên chắc chắn có những khái niệm đầu tiên của riêng nó để từ đó nó phát khởi. V́ thế việc định tính chất cho tri nhận phải xét đến các khái niệm này. Những ǵ ta biết được ngay cả trong trường hợp tri nhận một đối tượng v́ thế phải đến từ sự hiểu biết ta có về đối tượng đó, cho dù sự hiểu biết đó có sơ khởi và cạn cợt đến thế nào đi nữa.
Nói theo Nhị Thập Tụng là “bất kỳ cái ǵ ta biết chỉ là những ǵ khiến cho ta biết, không có sự xuất hiện thuộc về thân cũng không có ngôn ngữ nào cả” (Vimśatikā ad 9: yadi vijñaptimātram evedam na kasyacit kāyo ’sti na vāk/). Một khẳng định như thế không nói lên điều ǵ hơn ngoài một định lư vốn rất phổ biến ngay cả đối với những người cơ lẽ ít quen với việc suy tư về họ nhất. Đó là, bất kỳ những ǵ ta biết về một cái ǵ đó, ngay cả trong trường hợp tri nhận, th́ nó không xuất phát từ cái đó mà từ sự hiểu biết ta có về nó, v́ lư do đơn giản là chỉ có sự hiểu biết về nó chứ không phải chính nó mới có thể cho chúng ta thông tin về những ǵ nó là. Cuốn sách có ở đó. Nếu tôi tri nhận cuốn sách hay bất cứ cái ǵ cùng loại mà nó tạo ra trong tôi một ư thức về nó, th́ chính tri nhận của tôi về hiện hữu của nó ở đó, tức hiểu biết của tôi về sự có mặt của nó ở đó, đă làm cho tôi ư thức về nó. Nếu bạn tôi t́nh cờ bước vào pḥng và nh́n thấy cuốn sách th́ anh ta có thể để ư đến điều ǵ đó về nó, một điều có lẽ tôi đă không để ư trước đó. Do đó, anh ta có thể có một tri nhận khác hẳn với tri nhận của tôi. Như vậy, ta có thể nói rằng cuốn sách h́nh như để lộ ra những khía cạnh mới cho những người tri nhận mới về nó. Thế nhưng, thật ra cái chúng tôi có trong trường hợp này là một sự cải thiện của chính sự hiểu biết của chúng tôi, của anh ta và của tôi, từ một sự hiểu biết có sẵn về cuốn sách. Không phải chỉ v́ sự có mặt của cuốn sách mà ta tri nhận được cuốn sách; đúng hơn, chính v́ sự hiểu biết của chúng ta về nó mà tôi tri nhận được nó.

Tương tự, không phải chỉ v́ sự có mặt của một đối tượng mà sự tri nhận về đối tượng đó xảy ra; mà chính từ sự hiểu biết ta có về đối tượng đó mà ta tri nhận được nó. Phát biểu này thật sự là một sự thật phổ quát, bởi v́ mọi người đều biết rằng khi ta sinh ra th́ không chỉ sinh vào thế giới của các sự vật mà c̣n sinh vào thế giới của nhận thức, và phương tiện trước tiên để diễn đạt nhận thức này không ǵ khác hơn là ngôn ngữ. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, con người thường xuyên phải chịu sự quy định của thế giới đang được tri nhận đến độ ngay cả thế giới của các ấn tượng cũ đôi khi dường như cũng bị phai mờ đối với một số người. Chính nhờ dựa vào thế giới của nhận thức mà con người tri nhận thế giới sự vật và chính thế giới nhận thức mới cung cấp cho con người lần đầu tiên một số khái niệm sơ khởi để từ đó có thể tri nhận thế giới các sự vật. Ngoài ra, chính thế giới nhận thức này là nền tảng sinh khởi sự tri nhận về thế giới sự vật. Mặc dù là một sự thật phổ quát, nhưng khẳng định trên của Nhị Thập Tụng “bất cứ cái ǵ ta biết chỉ là cái khiến cho ta biết” thường được diễn giải như là một phát biểu bắt nguồn từ cái gọi là triết học duy tâm, như chúng ta đă chỉ ra ở Chương I. Người ta cứ phát biểu một cách vô tội vạ rằng khẳng định trên hàm ư chỉ có “tâm” là tồn tại mà không có ǵ khác, và “mọi nhận thức về ngoại cảnh đều không thật, v́ không có ngoại cảnh mà chỉ có vijñāna (thức) là thật”, v.v. (Raju, Idealistic Thought of India, Cambridge, Mas: Havard University Press, 1953: 269-272 & 276-277 ff; Radhakrishnan, Indian Philosophy I, London: Allen & Unwin, 1923: 624-643; Frauwallner, Die Philosophie des Buddhismus: 373-377; etc.) Thế nhưng, từ những ǵ đă nói trước đây, thật lạ lùng là những diễn dịch vô bằng cứ như thế đă tiếp tục được đưa ra và chấp nhận rộng răi. Thế Thân không chỉ thừa nhận bốn tiêu chuẩn xét đoán một cái ǵ đó có phải là đối tượng của sự tri nhận hay không mà ông c̣n khảo sát chín chắn thuyết nguyên tử về tri nhận của Tỳ Bà Sa trong khuôn khổ được đề ra. Sự kiện Thế Thân tuyên bố các tiêu chuẩn và thuyết của họ đều không thỏa đáng hoặc “không được chứng thực” trong Nhị Thập Tụng không có nghĩa là ông xem nhận thức trần cảnh là không thật với lư do không có trần cảnh, cũng không có nghĩa là ông bác bỏ sự tri nhận như là một phương tiện của nhận thức và xem những ǵ người biết chỉ là một “một sự phản chiếu của tự tâm”.

Thật ra, nếu Thế Thân đă có thể chứng minh các tiêu chuẩn và lư thuyết trên là không thỏa đáng th́ đó là do ông ngầm thừa nhận quan điểm tiêu chuẩn đă phát khởi cả hai điều này. Nếu không, thật hoài công khi nói về những sự vật như không gian hay nguyên tử, huống hồ chứng thực hay bác bỏ chúng. Chẳng hạn như v́ để lập luận rằng khái niệm của Tỳ Bà Sa về tính bất khả phân của nguyên tử là không hợp lư cho nên các khái niệm về không gian và các phần phải được dùng đến. Nếu như những diễn dịch vu vơ ở trên về duy tâm luận là đúng, th́ những khái niệm này sẽ trở thành vô nghĩa nếu không muốn nói là tự mâu thuẩn. Sở dĩ như vậy là do sự kiện các khái niệm này chỉ có giá trị chừng nào ta chấp nhận có tồn tại những vật như nguyên tử mà các khái niệm này áp dụng và đă được dùng để giải thích về chúng.

Thật sự là các luận sư ở các thời kỳ tiếp nối Thế Thân hầu như đă hiểu khẳng định trên của ông là hoàn toàn mang tính duy tâm luận, và họ đă cố tái lập quan điểm của ông theo hướng hiểu biết này, một điều có thể thấy rơ trong các bài viết của Pháp Hộ và tông phái ông (Dharmapāla, Vijñaptimātrasiddhiśāstra, Taishō 1585; La Siddhi de Hiuan Tsang, transl. & ann. de La Vallé Poussin, Paris: Paul Geuthner, 1928-1929.). Tuy nhiên, không có bất kỳ lư do ǵ để phát biểu rằng những ǵ được tŕnh bày trong Nhị Thập Tụng là một “giáo thuyết hoàn toàn duy tâm” thuộc loại nào đó, như phần lớn các tác giả thời nay phát biểu (Lévi, Matériaux pour l’Etude du Système Vijñaptimātra: 7. xem thêm p. 50.). Trái lại, cần phải nói rằng những ǵ được tŕnh bày trong đó là một tái phát biểu của một chân lư phổ quát, về những ǵ đă được biết, đó là, cái mà ta biết về một đối tượng dù thuộc về dạng nào đều không phải tự thân đối tượng, mà chỉ là những hiểu biết ta có về đối tượng đó. Nó là một chân lư phổ quát chỉ v́ nó là một định đề trùng phức vô vị. Tuy nhiên, h́nh như do chính tính chất trùng phức này mà nó đă bị bỏ qua trong hầu hết các thời đại.

Khi có người nói ‘anh ta biết cái ǵ đó’, chúng ta nghĩ ngay rằng cái ǵ đó là đối tượng trực tiếp của sự hiểu biết của anh ta mà không hề thắc mắc làm sao cái ǵ đó có thể là đối tượng trực tiếp của sự hiểu biết của anh ta. Chắc chắn, đối tượng đó không thể được đồng nhất với sự hiểu biết của anh ta; cũng không phải là trường hợp ngược lại. Bởi v́, đối tượng có ở đó cho mọi người nh́n thấy và nhận biết, và đối tượng này không thể đưa vào đầu của người thấy nó hay biết nó. Như vậy, khi một phát biểu như ‘anh ta biết cái ǵ đó’ được đưa ra, điều nó thật sự muốn nói là ‘anh ta biết cái ǵ đó qua sự hiểu biết của anh ta về nó’, một điều, mặc dù cần thiết, nhưng rơ ràng là trùng phức một cách vô vị. Bởi v́, làm sao ta có thể biết cái ǵ đó mà không qua sự hiểu biết về nó? Thế nhưng, v́ bỏ qua trùng phức đó mà phát biểu ‘anh ta biết cái ǵ đó’ hầu như chỉ được xem là những ǵ nó là, và đă đầy đủ cũng như tự chúng thực về mặt triết học. Nhưng thật ra đó chẳng phải những ǵ nó là chút nào cả. Kết quả, Tỳ Bà Sa và những người đi theo họ đều bận tâm đến việc định nghĩa và xác định các giác quan là ǵ, làm thế nào chúng biết được đối tượng, đối tượng là ǵ, v.v., mà không hề thắc mắc làm thế nào các giác quan này biết đến những sự vật này trong lần đầu tiên. V́ vậy, sự kiện họ không nêu được các thắc mắc này đă tạo thành sai lầm căn bản của họ, một sai lầm đă mang lại cho hệ thống của họ mọi loại khó khăn như đă thấy.

V́ lẽ đó, công việc chính mà Thế Thân đảm đương trong Nhị Thập Tụng đă được tŕnh bày một cách công nhiên, bao gồm việc đính chính những sai lầm đă gây khó khăn cho cách nghĩ của Tỳ Bà Sa. Nó cho thấy một cách dứt khoát và đầy thuyết phục rằng sự hiểu biết vốn là sự tự tri, giống hệt như ư thức vốn là sự tự ư thức. Thật vậy, đây là một trong những đặc điểm đầu tiên tạo tính chất và phân biệt ư thức cũng như sự tri nhận của con người với bất cứ những ǵ mà những vật tương tự có được, chẳng hạn sự thông minh của một người máy. Mọi người đều biết rằng khi có người nói “anh ta biết cái ǵ đó” th́ điều được xem như tự nhiên là anh ta không chỉ tưởng rằng ḿnh biết cái ǵ đó mà c̣n biết rằng tự thân anh ta biết cái đó. Khái niệm về sự tự tri và tự ư thức này là một sự thật hiển nhiên và b́nh thường đến độ người ta có thể tự hỏi có đáng phải lao tâm khổ trí về nó như thế hay không. Thế nhưng, chúng ta thấy Tỳ Bà Sa đă không để ư đến, đó là chưa kể những người khác cùng thời họ như Thắng Luận, Naiyāyika, Mīmāmsaka, v.v., cũng đều như vậy. Và đó vẫn là một thất bại không lạ lùng ǵ như đă thấy. Ta phải thừa nhận rằng thất bại kỳ lạ nhất lại thuộc về số đông các nhà nghiên cứu ở thế kỷ này khi họ tiếp tục diễn giải sự thật phổ quát trên là một luận đề uyên áo của duy tâm luận tuyệt đối và tương tự, theo đó không ǵ hiện hữu ngoài thức. Đó là một thất bại lạ lùng nhất, không chỉ v́ cho thấy rằng họ đă không hiểu được tư tưởng Thế Thân ngay cả theo cách thông thường nhất mà c̣n nhiều hơn thế nữa. Bởi v́ bằng chứng là họ đă không hiểu được một sự thật phổ quát b́nh thường, cái mà họ phải hoàn toàn nắm rơ. Bây giờ, chúng ta hăy xem một t́nh huống như thế đă xảy ra như thế nào.

Khái niệm tự tri và tự ư thức được diễn tả rơ ràng trong bài tụng đầu của Nhị Thập Tụng như sau: “Bất kỳ cái ǵ ta biết chỉ là cái khiến cho ta biết; đối tượng [của nó] th́ không thật, v́ nó là một sự tự tri, giống hệt như việc nh́n thấy những sợi lông và mặt trăng, v.v., không có thật của một người bị bệnh mắt” (Vihśatikā ad I.). Dĩ nhiên chẳng có ǵ mới lạ hay tân tiến phải kinh ngạc trong phát biểu này. Mọi người biết rằng bất cứ cái ǵ ta biết chính là cái khiến ta biết, và cái khiến ta biết chắc chắn không phải là tự thân đối tượng, v́ lư do đơn giản là không thể nào đồng nhất về mặt vật chất cũng như thể chất cái biết của ta với đối tượng, mà chỉ có cái biết về đối tượng đó. V́ vậy, đối tượng xuất hiện trong cái biết về đối tượng đó th́ không có ǵ thật hơn tự thân cái biết. Đối tượng của cái ta biết, khi xuất hiện trong cái biết đó về đối tượng, v́ thế nhất định không thật, như Nhị Thập Tụng đă nói. Nhưng sự xuất hiện như thế của đối tượng trong cái biết về nó chỉ có thể xảy ra nếu đă tồn tại sẵn một cơ cấu để dung nạp nó. Và cơ cấu đó không ǵ khác hơn sự tự tri và tự ư thức. Chính cơ cấu này tạo cho sự hiểu biết và ư thức khả năng đi xa hơn công việc định sẵn của một thiết bị chụp ảnh vốn được dùng để tái tạo một cách trung thực h́nh ảnh về cái đang hiện hữu; đồng thời nó cũng cung cấp khả năng tiếp tục thiết lập lại cái đang hiện hữu trong h́nh ảnh về những ǵ nó phải là theo khuôn khổ của sự hiểu biết và ư thức.

(xem phần V)