www.todinhlinhson.com

góp nhặt

 

Thích Tuệ Sỹ
Huyền Thoại Duy Ma Cật

những giá trị phổ quát của Bồ Tát hạnh (I)

(phần II)

(phần III)

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt
Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Buddhist Foundation of Economics

Lê Mạnh Thát

Triết Học Thế Thân (phần I)
(phần II)
(phần III)

(phần IV)

(phần V)

(Về Tự Trị - 1)
(Về Tự Trị - 2)
(Về Tự Trị - 3)
Một Số Nhận Xét Cuối Cùng
Ngôn Ngữ về Những Ǵ Hiện Hữu

Emperor Nhân Tông and the War of Defense

And The Trúc Lâm School

Thích Phước An

nhà thơ của Am Mây Trắng ở Thế Kỷ XVIII có bài bác Phật Giáo Không?

Toàn Nhật thiền sư..

Toàn Nhật thiền sư (tt)

Thích Thái Ḥa

Giới thiệu phẩm vua Diệu Trang Nghiêm - Kinh Pháp Hoa

Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa

Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới

Giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa Bồ Tát Giới Phần(1)

Phần (2)

phần (3)

giới thiệu phẩm Bồ Tát Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa

Hồng Dương

Lưới Tương Giao (1)

Lưới Tương Giao (2)

Lưới Tương Giao (3)

Lưới Tương Giao (4)

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Tín Là Trung Đạo

Tín và chứng trong kinh Hoa Nghiêm

Phân Biệt, Ngôn Ngữ và Tu chứng

E Conze

Vô Vi và Tiến Tŕnh Giải Thoát

Một số vấn đề trong ABHIDHARMA

 
  Tập San 17 TRIẾT HỌC THẾ THÂN
Ngôn Ngữ Về Những Ǵ Hiện Hữu

Lê Mạnh Thát
 
 

Từ những ǵ đă nói, rơ ràng Thế Thân đă quan niệm chuyển biến của thức là một cấu trúc ngôn ngữ, qua đó bất cứ cái ǵ được cấu trúc bằng ngôn ngữ đều không tồn tại và chỉ có tác dụng của “cái khiến ta biết”. Một câu hỏi lập tức được nêu lên về lư do tại sao chuyển biến đó có thể được quan niệm như thế và nó đă cấu trúc cái ǵ bằng ngôn ngữ để nó có thể được mô tả như thế. Để trả lời câu hỏi này, ta không cần phải t́m đâu xa ngoài Tam Thập Tụng, bởi v́ một giải đáp đă được đề ra trong đó. Giải đáp này không chỉ giúp giải quyết câu hỏi trực tiếp vừa nêu, mà c̣n cho ta một cái nh́n rơ ràng về câu trả lời của Thế Thân đối với mối quan tâm triết học ban đầu của ông. Hăy lưu ư rằng ông đă khởi đầu với một vấn đề rất đơn giản, đó là, có phải đối tượng của thức chỉ là tên gọi, một vấn đề xuất phát từ nghiên cứu có phê phán của ông về hệ tư tưởng Tỳ Bà Sa. Trong hệ tư tưởng này, sau khi loại bỏ một số danh tự giả tưởng được biết như “thần”, “ngă”, v.v., ra khỏi thế giới biện giải của họ, Tỳ Bà Sa đă chủ trương mọi danh tự khác c̣n lại phải có khả năng chỉ thị một vật thật nằm đâu đó ở thế giới bên ngoài. Như vậy, theo Tỳ Bà Sa, phải có tồn tại các thực thể như sinh, hoại, quá khứ, vị lai, v.v., bởi v́ đă tồn tại các từ ngữ tương ứng với chúng trong thế giới biện luận của họ.

Khi Thế Thân tiếp cận hệ thống này, ông lập tức tự hỏi có thể đối tượng của thức chỉ là một danh tự mà không cần phải giả định sự tồn tại của bất cứ thực thể nào không, và điều này đă dẫn dắt ông một cách hứng thú đến thuyết mô tả. Ông chỉ ra rằng nếu Tỳ Bà Sa chủ trương cần phải mặc định sự tồn tại của môt thực thể như sinh, chẳng hạn, để có thể xác chứng ư nghĩa của những câu nói như “Tôi biết sự sinh ra của con trai tôi qua điện thoại”, trong đó chữ “sinh” là đối tượng của hành động “biết”, th́ người ta có thể vạch ra một cách qua đó chữ “sinh” có thể được loại bỏ dễ dàng mà không đánh mất bất cứ đơn vị có nghĩa nào của câu nói. Thí dụ, ta có thể nói “Tôi biết con trai tôi đă ra đời qua điện thoại”, hoặc c̣n rơ ràng hơn, “Qua điện thoại tôi biết cái ǵ đó đang hiện hữu đă chưa từng hiện hữu trước đây và cái đó là con trai tôi”, v.v. V́ thế, rơ ràng chữ “sinh” có thể được loại bỏ mà không đánh mất những ǵ câu nói trên có ư nói ra. Vậy th́, điều tất nhiên là ngay cả đối với những tên gọi được chấp nhận trong thế giới biện luận của Tỳ Bà Sa, ta vẫn có thể chứng minh rằng không cần phải giả định cho chúng bất kỳ loại thực thể nào cả, bởi v́ chúng cũng có thể được thay thế bằng các cách diễn tả khác mà những cách này không đặt tên và cũng không đ̣i hỏi bất kỳ sự vật nào tương ứng với chúng. Nói cách khác, những chữ như sinh, hoại, quá khứ, vị lai, v.v., chỉ là những biểu tượng bất toàn. Chúng chỉ là những mô tả, và v́ chỉ là những biểu tượng bất toàn cho nên có thể dễ dàng thay thế chúng khi t́nh huống cần đến. V́ thế, ta có thể nói “Tôi biết sự sinh ra của con tôi” mà không sợ phạm phải về mặt bản thể luận một giả định về sự tồn tại của bất cứ thực thể nào có tên là “sinh”; bởi v́, với công cụ mô tả mới này, ta cũng có thể nói “Tôi biết con trai tôi đă ra đời”, trong đó không có một từ như “sinh” xảy ra hay cần đến.

Từ thuyết mô tả đó, Thế Thân tiếp tục t́m hiểu thêm về thể tính của ngôn ngữ và kết quả là các thuyết luận lư mới đă được khám phá, đặt nền tảng cho sự phát triển của luận lư học Ấn độ của rất nhiều người nối tiếp ông. Trong số các thuyết mới này, có lẽ thuyết có giá trị trường cửu nhất là quan niệm cho rằng giá trị của một chứng cứ chỉ có thể được xác định trên cơ sở của chính nó chứ không phải của bất cứ cái ǵ khác. Khái niệm này đă thúc đẩy ông tái khảo sát vấn đề tri nhận, bởi v́ nếu giá trị của một chứng cứ có thể được xác định trên cơ sở của chính nó, th́ cái ǵ là chứng cứ của việc tri nhận các sự vật, một điều mà cho đến thời ông vẫn được cho là thẩm quyền phán xét độc nhất của bất kỳ lập luận nào. Việc tái khảo sát vấn đề này đă giúp ông biết được rằng tri nhận phải được định nghĩa bằng ngôn ngữ mà nó được diễn tả nếu muốn thoát khỏi những cạm bẫy mà rất nhiều thuyết được đề ra vào thời ông về vấn đề này đă mắc phải. Thế nhưng, một khi tri nhận được định nghĩa như vậy, điều hiển nhiên là phải t́m ra một cơ cấu để có thể giải thích điều này. Và ở đây, Thế Thân buộc phải t́m hiểu không chỉ tri nhận mà c̣n cả toàn bộ đời sống phức tạp của thức sinh khởi một tri nhận riêng biệt, và kết quả là một quan niệm về sự tự tri phải được giả định để có thể lư giải mọi tri nhận nhất thiết phải là một sự tự tri. Có nghĩa là khi thấy cái ǵ đó, tôi không chỉ thấy nó mà c̣n phải biết được sự kiện tôi thấy nó.

Khi giả định một khái niệm như thế, điều tất nhiên là phải khảo sát để quyết định xem nó bắt nguồn từ đâu và hoạt động như thế nào. Và điều này đă mang lại nhận thức rằng không chỉ tri nhận phải được định nghĩa qua ngôn ngữ nó được diễn tả, mà ngay cả thức cũng phải được định nghĩa như vậy, bởi v́ tự thân của thức chỉ là một sự chuyển biến, và sự chuyển biến này lại là một cấu trúc ngôn ngữ. Một lần nữa, nếu thật sự chuyển biến của thức là một cấu trúc ngôn ngữ, th́ ta phải đưa ra một giải thích tại sao nó lại như thế. Giải thích đó sẽ không những giúp trả lời câu hỏi vừa nêu mà đồng thời c̣n cho chúng ta một giải đáp trọn vẹn về quan tâm triết học tiên khởi của Thế Thân. Tại sao? Bởi v́, mặc dù một điều hiển nhiên là mọi vấn đề triết học đă nối nhau thu hút sự chú ư của ông có thể được truy nguyên từ chính thuyết mô tả, vốn là câu trả lời đầu tiên của ông về quan tâm triết học tiên khởi của ông, nhưng vẫn không có lư do rơ ràng nào được đưa ra để giải thích tại sao thuyết mô tả này nhất định đúng và hoàn toàn phù hợp, có nghĩa là tại sao luật thay thế cơ bản có thể có giá trị.
Trở lại thí dụ trên, ta có thể hỏi: Tại sao có thể thay phát biểu “Tôi biết sự sinh ra của con trai tôi” bằng “Tôi biết con trai tôi đă ra đời” mà không đánh mất đơn vị có ư nghĩa của nó? Những câu trả lời cho câu hỏi này cũng như những câu tương tự cho đến nay đă không t́m thấy mặc dù chúng rất quan trọng cho việc hiểu đúng thuyết mô tả. V́ thế, để giải đáp vấn đề tại sao chuyển biến của thức là một cấu trúc ngôn ngữ, Thế Thân đă đề ra một số câu trả lời thuộc loại trên, như sẽ thấy. Vậy, tại sao chuyển biến của thức là một cấu trúc ngôn ngữ?

Chúng ta đă nói rằng phát biểu sự chuyển biến của thức là một cấu trúc ngôn ngữ là một kết luận được rút ra từ luận đề được tŕnh bày trong Tam Thập Tụng. V́ lẽ đó, bất kỳ xác chứng nào có được về nó th́ xác chứng đó phải được t́m thấy trong luận thư này. Luận đề phát biểu “sự mô tả về ngă và pháp, vốn có tác dụng theo nhiều cách, đều dựa vào sự chuyển biến của thức”.

(Triṃśikā ad I: ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ/ vijñānaparināme’sau parināmaḥ sa ca tridhā//.
Cf. Sum cu paḥi tshig leḥur byas pa, TT 5556 p 231b3-4: bdag daṅ chos su ñer ḥdogs pa/ sna tshogs dag ni gaṅ byuṅ ba/ de ni rnam par śes par gyur/ gyur pa de yaṅ rnam gsum ste//
Và Duy Thức Tam Thập Luận Tụng, Taishō 1586 p 60a27-28:
由 假 説 我 法 有 種 種 相 轉
彼 依 識 所 變 此 能 變 唯 三 .
Như vậy, từ thế kỷ thứ bảy trở lại đây ít nhất đă có hai cách đọc khác nhau câu tụng thứ ba: (1) vijñānaparināmo’sau mà chứng cứ của nó c̣n t́m thấy trong bản dịch Tây Tạng “de ni rnam par śes par gyur” trong đó không thấy dùng vị trí cách; hoặc (2) vijñānaparināme’sau, đă được dịch sát ra Hán văn. Cũng nên lưu ư, mặc dù người ta cho rằng có các quan điểm dị biệt giữa An Huệ và Pháp Hộ nhưng một sự vụ thật đáng ngạc nhiên là cả hai đều đọc theo cách sau.)

Về mặt lịch sử, phát biểu này có thể hiểu theo hai cách. Thứ nhất, nó có ư khẳng định mô tả về ngă và pháp là chuyển biến của thức. Thứ hai, nó hàm ư chuyển biến của thức là nền tảng hoạt động của mô tả về ngă và pháp. Cách nào trong hai cách trên là đúng sẽ không phải là chủ đề thảo luận của chúng ta hôm nay; bởi v́ dù cách nào đúng, sự thật vẫn là sự mô tả về ngă và pháp được quan niệm là nối kết bất khả phân với chuyển biến của thức, bất luận nó đang được nối kết bất khả phân bằng cách nào. Nói cách khác, dù mô tả về ngă và pháp có đồng nhất với, hay đặt cơ sở trên, sự chuyển biến của thức, th́ sự thật vẫn là sự mô tả được nối kết bất khả phân với chuyển biến của thức. V́ thế, chừng nào ta chưa biết được từ ngữ “mô tả” có nghĩa chính xác là ǵ, ta vẫn chưa thể quyết định cách hiểu nào trong hai cách trên phản ánh rơ hơn ư nghĩa mà Thế Thân muốn nói. Vậy, mô tả có nghĩa là ǵ?
Để trả lời câu hỏi này, một lần nữa chúng ta lại không có một giải đáp cho sẵn của chính Thế Thân. Và đây là một điều kỳ lạ bởi v́ từ ngữ này vốn có một vai tṛ quan trọng trong luận đề trên. Thật vậy, nó xuất hiện rất sớm trong các tác phẩm của ông. Chẳng hạn, chúng ta có thể t́m thấy trong Câu Xá Luận, nhưng dĩ nhiên là không có định nghĩa nào về nó.(Abhidharmakośa IX p 476.)

Kết quả, chúng ta phải giả thiết một lần nữa là từ “mô tả” đă được dùng rất phổ biến vào thời ông và những người sử dụng đă hiểu chính xác từ này mà không cần phải nói ǵ thêm về ư nghĩa của nó. Độ chính xác của giả thiết này có thể dễ dàng chứng minh qua việc thăm ḍ các tài liệu gốc chúng ta có được ngày nay về từ ngữ này. Như vậy, nó đă xuất hiện với một nghĩa rất rơ ràng và xác định trong một số văn bản thuộc những ǵ thường được gọi là “Upaniṣad Tiểu Bản” (Bhāvanopaniṣad 3, ed. A. Mahādeva Śastri, in The Śākta Upaniṣads, Adyar.). Tuy nhiên điều đáng tiếc là ta không thể xác định thỏa đáng ngày tháng xuất hiện của các bản này. Có người cho rằng chúng thuộc về đời sau này, trong khi có người lại rộng lượng hơn khi giả thuyết một tính chất cổ xưa nào đó cho chúng (Xem J. A. B. van Buitenen, The Maitrāyanīya Upaniṣad with the Commentary of Śrī Upaniṣad - Brahma-Yogin, Adhyar:
The Adhyar Library, 1950: 101.).

Chúng ta không thể bàn về vấn đề này ngay ở đây, v́ nó không thật sự phù hợp với chủ đề của chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, cho dù chúng ta có bàn đến th́ nhiều lắm chúng ta chỉ đạt được một giả thuyết mới không chắc chắn nào đó, một giả thuyết có lẽ không khả quan hơn bất cứ giả thuyết nào đă cho. V́ thế, chúng ta sẵn sàng chấp nhận những ǵ Upaniṣad Tiểu Bản đă nói về từ “mô tả”, và quay sang các nguồn tư liệu khác mà ta thừa nhận đă xác định đúng niên đại của chúng và, trong vài trường hợp, có thể cho những thông tin tốt hơn về cách dùng mà từ ngữ này có thể đă có. Nguồn tư liệu đầu tiên không ǵ khác hơn Mahābhāṣya của Patañjali.
Khi bàn về Pānini I.1.1, Kātyāyana đă đặt ra câu hỏi làm thế nào ta biết được vṛddhi là chỉ cho ā, āi, và āu, mà không phải trường hợp ngược lại, và rồi ông trả lời bằng phát biểu rằng ta có thể biết được sự khác nhau “từ cách dùng của Sư, như đă t́m thấy trong những ǵ có liên quan đến ngôn ngữ Vệ đà và ngôn ngữ phổ thông”. Bàn về câu trả lời này, Patañjali hỏi: “Nhóm từ ‘từ cách dùng của Sư’ có nghĩa ǵ?” Và đây là trả lời của ông:

Từ sự mô tả của Sư, th́ nó giống như những ǵ được thực hiện trên thế gian và trong các bộ Vệ đà. Trên thế gian, khi một đứa bé sinh ra, cha mẹ ở pḥng bên đặt tên cho nó là Devadatta, Yajñadatta. Từ sự mô tả về những tên gọi này, người khác biết rằng nó chỉ cho đứa bé. Tương tự, trong Vệ đà khi một vị tế quan đặt tên các dụng cụ tế lễ của ông ta như sphya, yūpa, casāla, v.v., th́ từ sự mô tả của các tên gọi đó bởi những vị tôn kính đó, người khác biết rằng chúng chỉ cho các dụng cụ đó. Đó cũng [là trường hợp] ở đây. Ngay cả ở đây có người nói rằng chữ vṛddhi là cái chỉ thị, và ā, āi và āu là những cái được chỉ thị (Patañjali, The Vyākaraṇa-Mahābhāṣya of Patañjali I, ed. F. Kielhorn, Poona: The Bhandarkar Oriental research Institute, 1962 (3rd edition): 38: saṃjñāsaṃjñyasamdehaś ca// kriyamāne’pi saṃjñādhikāre saṃjñāsaṃjñinor asamdeho vaktavyaḥ/ kuto hy etad vṛddhiśabdaḥ saṃjñādaicag saṃjñina iti na punar ādaicaḥ saṃjñā vṛddhiśabdaḥ saṃjñīti// yat tāvad ucyate saṃjñāraḥ kartavyaḥ saṃjñāsampratyayārtha iti na kartavyaḥ/ ācāryācārāt saṃjñāsiddhiḥ ācāryācārāt saṃjñāsiddhir bhaviṣyati/ kim idam ācāryācārād iti/ ācāryānām upacārāt/ yathā laukikavaidikeṣu// tadyathā laukikeṣu vaidikeṣu ca kṛtānteṣu/ loke tāvan mātapitarau putrasya jātasya samvṛte’vakāse nāma kurvāte devadatto yajñadatta iti/ tayor upacārād anye’pi jānatīyam asya saṃjñeti/ vede yājnikāḥ saṃjñāṃ kurvanti sphyo yupaś casāla iti/ tatra bhavatām upacārād anye’pi jānantīyam asya saṃjñeti/ evam ihāpi/ ihaiva tāvat ecid vyācakṣāṇā āhaḥ/ vṛddhisabhaḥ saṃjñādaicaḥ saṃjñina iti/ apare punaḥ sici vṛddhiḥ ity uktvākāraikārānudāharanti/ te manyāmahe yayā pratyāyyante sā saṃjñā ye pratīyante te saṃjñina iti//.), trong khi những người khác đọc sūtra suci vṛddhiḥ [Pānini VII.2.1] và minh họa nó bằng ā, āi và āu. V́ vậy, chúng ta hiểu rằng, cái mà cùng với nó một cái khác được đề cập đến là một cái chỉ thị và những cái mà chúng được đề cập đến là những cái được chỉ thị.
Qua đoạn văn trên, rơ ràng đối với Patañjali mô tả là một cách dùng được chấp nhận của một tên gọi nào đó. Khi tôi gọi một bông hoa là cúc, th́ những người khác chỉ biết nó là bông cúc nhờ sự mô tả này, tức cách dùng của cái tên “cúc” đó. Tính chất đồng nghĩa của hai từ “mô tả” và “cách dùng” được chấp nhận rộng răi thật lâu sau thời của Patañjali và vẫn c̣n được dùng ngay cả sau thời của Thế Thân. Trong luận giải của ḿnh về Nyāyasūtra, Vātsyāyana ít nhất đă một lần xem như đồng nhất hai từ “mô tả” và “cách dùng” một cách đặc biệt (Nyāyasūtra II. 2. 61.), cho dù chính Nyāyasūtra đă định nghĩa từ “mô tả” theo cách khác.
Trong đó, từ này xuất hiện đến chín lần, tức Nyāyasūtra I.2.11, 14, 15; II.2.14, 30, 61, 62, 64; và IV.1.54, trong số đó chỉ có một lần là không được hiểu theo cách Nyāyasūtra định nghĩa chúng. Đó là trường hợp ngoại lệ chúng ta vừa chỉ ra, liên quan đến Nyāyasūtra II.2. 62, trong đó Vātsyāyasūtra diễn giải mô tả có nghĩa là “cách dùng”. Vậy, Nyāyasūtra định nghĩa, và Vātsyāyana hiểu, các trường hợp c̣n lại như thế nào? Chuỗi xuất hiện đầu tiên của từ này chủ yếu nói về các loại “bẫy” luận lư khác nhau do cách dùng mơ hồ của ngôn ngữ. Nyāyasūtra định nghĩa các bẫy này như sau:

Bẫy luận lư là sự phản bác về một phát biểu bằng cách đưa ra một cấu trúc ngôn ngữ về một đối tượng, và nó có ba loại: bẫy từ ngữ, bẫy tương tự và bẫy mô tả. Bẫy luận lư từ ngữ là cấu trúc ngôn ngữ về một đối tượng khác với cái được dự định của người nói khi đối tượng đó được anh ta nói đến một cách mơ hồ. Bẫy luận lư tương tự là cấu trúc ngôn ngữ về một đối tượng không thật bằng cách nối kết nhiều sự tương tự với đối tượng đó hơn là cái nó thật sự có. Bẫy luận lư mô tả là phủ nhận hiện hữu thật sự của một đối tượng trong khi đưa ra một cấu trúc ngôn ngữ về một vật [thay chỗ nó]. Nay, có phải bẫy luận lư mô tả chỉ là một bẫy luận lư từ ngữ do chúng không khác nhau? Không, không phải, bởi v́ chúng có các loại đối tượng khác nhau. Hơn nữa, nếu chúng không khác nhau, vậy tất yếu là chỉ có một bẫy luận lư, bởi v́ cả ba loại trên cùng chia sẻ một loại thuộc tính chung nào đó.(Nyāyasūtra I. 2. 10-17: vacanavighāto’rthavikalpopapatyā chalam// tat trividhaṃ vākchalaṃ sāmānyachalam upacārachalaṃ ceti// aviśeṣābhihite’rthe vaktur abhiprāyād arthāntarakalpanā vākchalam// sambhavato’rthasyāti-sāmānyayogād asambhūtārthakalpanā sāmānyachalam// dharmavikalpanirdeśe’ rthasadbhāvaprtiṣedha upacārachalam// vakchalam evopacārachalaṃ tadaviśeṣāt// na tad arthāntarabhāvāt// aviśeṣe vā kiñcit sādharmyād ekachalaprasaṃgaḥ//.)
Đó là lời bàn đầy đủ về vấn đề các bẫy luận lư mà Nyāyasūtra đưa ra. Nó được dịch trọn ở đây, không chỉ v́ nó bàn đến từ “mô tả” đang là chủ đề khảo cứu của chúng ta, mà c̣n v́ sự tương tự giữa ngôn ngữ nó đă sử dụng để bàn đến vấn đề đang được nó nói đến và ngôn ngữ chính Thế Thân đă dùng trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là Tam Thập Tụng. Như vậy, khi Nyāyasūtra định nghĩa bẫy luận lư mô tả là “sự phủ nhận hiện hữu thật sự của một đối tượng trong khi đưa ra một cấu trúc ngôn ngữ về một vật thay chỗ nó”, ta không thể không nghĩ ngay đến phát biểu của Thế Thân “chuyển biến của thức là một cấu trúc ngôn ngữ” và “chuyển biến đó là sự mô tả về ngă và pháp”. Dĩ nhiên sự quá giống nhau về ngôn ngữ không tạo thêm điều ǵ cả, ngoài việc nó bảo đảm cho chúng ta sự chính xác của cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề định nghĩa những ǵ mà tự thân Thế Thân đă bỏ lững không định nghĩa. Có nghĩa, nếu Thế Thân không để ư đến hoặc không bỏ công định nghĩa bất kỳ từ ngữ nào có ư nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta ngày nay để hiểu được tư tưởng ông, th́ chúng ta có thể giả định một cách an toàn là v́ ông nghĩ rằng đă có người khác làm việc đó và không cần phải lập lại.

Lời bàn được Nyāyasūtra đưa ra ở trên hiển nhiên không phải là một định nghĩa rơ ràng về mô tả là ǵ. Điều muốn nói là nó cho chúng ta một cái nh́n sơ bộ về vị trí mà định nghĩa đó chiếm lĩnh trong thế giới biện giải của con người. Chẳng hạn, nó chỉ ra rằng có người chủ trương cạm bẫy luận lư mô tả hoàn toàn không khác với cạm bẫy từ ngữ. Chúng thuộc cùng loại bẫy luận lư như nhau. Mặc dù qua nhiều thế kỷ, Nyāyasūtra cùng với các nhà b́nh giải nó đă không chỉ ra chính xác ai là người chủ trương như thế, nhưng chúng ta ngày nay biết rằng ít nhất cũng có một trong các tác giả của Carakasaṃhitā đă chủ trương như thế (Carakasaṃhitā, Vimānasthānam VIII. 56.). V́ vậy, ở khía cạnh này chúng ta có thể chắc chắn rằng mô tả là một dạng, nếu không phải là dạng độc nhất, của ngôn ngữ có thể được xem như đồng nhất với chính ngôn ngữ, bất luận mô tả có thể được định nghĩa như thế nào. Kết quả là ngay cả khi không có cố gắng nào nhằm định nghĩa mô tả một cách minh nhiên th́ Nyāyasūtra, qua việc tŕnh bày nhiều quan điểm khác nhau về tương quan giữa bẫy luận lư từ ngữ và bẫy luận lư mô tả, rơ ràng đă định đặt giới hạn cho các mô tả và định vị chúng một cách dứt khoát trong các biên giới của ngôn ngữ. V́ lẽ đó, không có chút mơ hồ nào về vị trí chúng phải có, chừng nào chúng vẫn c̣n được nối kết với từ ‘cấu trúc ngôn ngữ’, và khi mà chúng được dùng với từ đó.

Ngoài ra, qua việc định vị các mô tả như thế, Nyāyasūtra rơ ràng đă cố gắng minh định chính xác những ǵ chúng bao gồm. Ở đây, để đánh giá đúng cố gắng này, ta phải biết bẫy luận lư từ ngữ và mô tả là ǵ. Vātsyāyana cho chúng ta biết bẫy luận lư từ ngữ thuộc kiểu sau đây. Khi có người nói “navakambalo ’yaṃ mānavakaḥ”, một câu nói tiếng Phạn có thể được hiểu theo hai nghĩa: “thằng bé này có một cái mền mới” hoặc “thằng bé này có chín cái mền” v́ từ nava trong đó có nghĩa là mới hoặc chín, th́ người đó đă dựng lên một cái bẫy luận lư từ ngữ cho chính anh ta, một cái bẫy mà đối thủ của anh ta có thể dẫn anh ta vào cuộc tranh luận bằng cách chỉ ra rằng nếu thằng bé chỉ có một cái mền, tại sao anh ta nói nó có chín cái. Mặt khác, nếu thằng bé có chín cái mền, tại sao anh ta lại nói nó có một cái mền mới. V́ thế, khi một câu nói có khả năng tạo ra nhiều câu hỏi khác nhau thuộc loại này, nó sẽ thuộc nhóm các bẫy luận lư từ ngữ (Nyāyasūtrabhāṣya I. 2. 12.).
Về bẫy luận lư mô tả, Vātsyāyana đưa ra các thí dụ kiểu sau. Khi có người nói “cái bục thét lên” th́ anh ta đă mắc phải bẫy luận lư mô tả, bởi v́ đối thủ của anh ta có thể phản ứng, “những người trên bục thét lên chứ cái bục không thét lên”. Trong trường hợp này, những ǵ đối thủ của anh ta làm là phủ nhận “hiện hữu thật của đối tượng”, đối tượng mà câu nói của anh ta nhắm đến và ở đây có nghĩa là những người ở trên bục, trong khi đặt vào chỗ của nó “một cấu trúc ngôn ngữ về một vật”, một cấu trúc có thể khiến cho câu nói “cái bục thét lên” có nghĩa chính xác như những ǵ mà mỗi một từ cấu thành nó nói ra, tức “cái bục thét lên” chứ không phải ǵ khác hơn (Nyāyasūtrabhāṣya I. 2. 14.).
Vậy, rơ ràng là cả hai loại bẫy luận lư đều được thực hiện bằng cách bóp nắn từ ngữ (Nyāyasūtrabhāṣya I. 2. 15.). Mặc dù Nyāyasūtra phân biệt sự khác biệt vi tế giữa bẫy luận lư từ ngữ và bẫy luận lư mô tả bằng cách chỉ ra rằng trong khi loại đầu chỉ liên quan đến sự bóp nắn nghĩa chính của một từ, th́ loại sau lại chỉ nói đến nghĩa phụ của nó (Nyāyasūtrabhāṣya I. 2. 16.), nhưng chừng đó cũng đă đủ cho mục đích của chúng ta ở đây để thấy rằng cả hai loại này đều xảy ra thông qua một loại bóp nắn từ ngữ nào đó, không kể là nó liên quan đến nghĩa chính hay phụ. Như vậy, mô tả bao gồm các từ ngữ thuộc một kiểu nào đó. V́ thế, chúng không những được định vị trong lănh vực ngôn ngữ mà c̣n được biểu trưng bởi một loại từ ngữ của riêng chúng. Các thành phần của mô tả v́ thế được chỉ định rơ ràng. Và từ đây trở đi, sẽ không c̣n câu hỏi về mô tả có nghĩa là ǵ, và chúng ta không chờ đợi lâu mới có một trả lời về nó.

Ở chương kế tiếp, khi bàn đến vấn đề đối tượng của từ ngữ là một vật riêng rẽ hay một nhóm các vật, Nyāyasūtra thấy rằng cần phải nói rơ, theo quan điểm của nó, mô tả là ǵ. Ư nghĩa của việc chọn thời điểm đó để đưa vào quan điểm của nó về mô tả sẽ không bị bỏ qua, như sẽ thấy; và lư do tại sao nó quyết định làm thế ở giai đoạn đó cũng sẽ rất rơ ràng sau đó. Điều lôi cuốn chúng ta ở điểm này là nó đă định nghĩa từ ‘mô tả’ như thế nào. Nó nói: “mô tả là cái ở t́nh trạng không phải chính nó do sự kết hợp của nó, vị trí của nó, ư nghĩa của nó, hành động của nó, sự ước tính của nó, sự trực thuộc của nó, môi trường của nó, sự nối kết của nó, sự cho quả của nó và năng lực của nó, như trong trường hợp các từ ‘bà la môn’, ‘cái bục’, ‘cái mền’, ‘nhà vua’, ‘bữa ăn lúa mạch’, ‘đàn hương’, ‘sông Hằng’, ‘vải’, ‘đồ ăn’ và ‘con người’.” (Nyāyasūtrabhāṣya II. 2. 64:
sahacaraṇasthānatādarthyavṛttamānadhāraṇasamīpyayogasādhanādhipatyebhyo brahmanamañcakatarājasaktucandana gaṅgāśāṭakānnapuruṣeṣv atadbhāve’ pi tad upacāraḥ//.)

Những ǵ định nghĩa này nói về từ ‘mô tả’ th́ rất rơ ràng. Theo đó, mô tả là bất cứ từ nào không chỉ cho chính nó, mà cho một cái khác. Các thí dụ trên được Vātsyāyana giải thích thêm như sau:
Nói mô tả là cái ở t́nh trạng không phải là chính nó tức nói rằng việc đặt tên của một từ không áp dụng cho chính nó bởi chính từ đó. Điều này v́ (1) sự kết hợp của nó, như khi có người nói, ‘ai đó bẻ cong cây gậy’ th́ anh ta có ư chỉ cho vị bà la môn làm điều đó, [v́] bà la môn luôn luôn được kết hợp với cây gậy. Hoặc v́ (2) vị trí của nó, như khi có người nói, ‘cái bục thét lên’ tức anh ta có ư chỉ cho những người trên bục làm thế. Hoặc v́ (3) ư nghĩa của nó, như khi có người nói ‘ai đó làm một tấm thảm’, tức anh có ư chỉ cho một tấm thảm rơm, v́ tấm thảm có nghĩa là một sự trải ra của rơm. Hoặc v́ (4) hành động của nó, như khi có người nói ‘cái chết là vua’, ‘của cải là vua’, tức anh ta có ư nói những thứ này hành động như một ông vua. Hoặc v́ (5) sự ước tính của nó, như khi bữa ăn lúa mạch được đo bằng một adhaka, người ta nói ‘bữa cơm lúa mạch bằng một adhaka’. Hoặc v́ (6) sự trực thuộc của nó, như khi gỗ đàn hương được giữ trong một bó cỏ, người ta nói ‘đàn hương của bó cỏ’. Hoặc v́ (7) môi trường của nó, như khi có người nói ‘những con ḅ quanh quẩn trên sông Hằng’, tức anh ta có ư nói ‘chúng quanh quẩn ở những nơi gần sông Hằng’. Hoặc v́ (8) sự nối kết của nó, như khi có người nói ‘vải đen’, tức anh ta có ư nói tấm vải được nối kết với màu đen. Hoặc v́ (9) sự cho quả của nó, như khi có người nói ‘thức ăn là cuộc sống’. Hoặc v́ (10) năng lực của nó, như câu nói ‘người đàn ông này là vương quốc’, ‘người đàn ông này là gịng tộc’. Ở điểm này, ta có thể nói rằng ngay cả từ ‘loại’ cũng sẽ chỉ thị một vật thể riêng biệt do sự kết hợp hay sự nối kết của nó.(Nyāyasūtrabhāṣya II. 2. 64: atadbhāve’pi tad upacāra ity atacchabdasya tena śabdenābhidhānam iti/ sahacaraṇāt yaṣṭikāṃ bhojaya iti yaṣṭikāsahacarito brāhmano’bhidhāyata iti/ sthānāt mañcāḥ krosantīti mañcasthāḥ puruṣā abhidhīyante/ tādarthyāt katārtheṣu vīraṇeṣu vyūhyamāneṣu kataṃ karotīti bhavati/ vṛttād yamo rājā kubero rājeti tadvad varttate iti/ mānād ādakena mitāḥ saktavaḥ ādakasaktava iti/ dhāraṇāt tulāyāṃ dhṛtaṃ candanaṃ tulācandanam iti/ sāmīpyād gaṅgāyāṃ gāvaś caratīti deśo’bhidhīyate sannikṛṣṭaḥ/ yogāt kṛṣṇena rāgena yuktaḥ sātakaḥ kṛṣṇa ity abhidhīyate/ sādhanāt annaṃ prāynāḥ iti/ ādhipatyāt ayaṃ puruṣaḥ kulam ayaṃ gotram iti/ tatrāyaṃ sahacaraṇād yagād vā jātiśabdo vyaktau prayujyata iti//.)

Với giải thích của Vātsyāyana, ư nghĩa của câu nói “mô tả là cái ở t́nh trạng không phải là chính nó do sự kết hợp của nó, vị trí của nó, v.v.,” thật quá rơ ràng. Một từ là một mô tả khi nó không chỉ cho chính nó mà cho cái khác. Như vậy, khi có người nói “cái bục thét lên”, từ ‘bục’ là một mô tả v́ nó không chỉ thị một vật thể có tên là ‘bục’, mà chỉ cho cái khác, trong trường hợp này là những người đứng trên bục. Tương tự, câu nói ‘những con ḅ quanh quẩn trên sông Hằng’ không có nghĩa là những con ḅ đang đi đi lại lại trên mặt nước sông Hằng, mà là chúng đi lại ở những nơi ở gần hoặc dọc theo sông Hằng. V́ thế, cụm từ “trên sông Hằng” là một mô tả, v́ nó không chỉ cho cái mà lẽ ra nó phải chỉ, tức nước sông Hằng, nhưng thay v́ thế nó lại chỉ một cái khác, tức những nơi gần nó. Ư nghĩa của từ “mô tả” v́ thế hoàn toàn được xác định và định nghĩa rơ ràng.
Ta có thể nói, mô tả là bất cứ từ ngữ nào không chỉ cho vật thể mang từ đó, mà thay v́ thế lại chỉ cho một vật thể khác nào đó không mang từ ngữ này. Một khi được định nghĩa như thế, ta có thể thấy ngay tại sao định nghĩa về mô tả lại được đưa vào việc bàn luận rằng đối tượng của một từ có phải là một vật riêng rẽ hay một nhóm sự vật; và từ đó, ta có thể đánh giá sự chính xác trong hiểu biết của Vātsyāyana về Nyāyasūtra khi ông giải nghĩa từ ‘mô tả’ là ‘cách dùng’, như đă chỉ ra ở trên.
Ta đă thấy rằng Nyāyasūtra dùng từ ‘mô tả’ một vài lần trước khi cố gắng nói rơ ư nghĩa của nó vào thời điểm mà sự thảo luận về đối tượng của một từ là ǵ đă đạt đến điểm cao của nó với luận đề cho rằng một sự vật riêng lẻ thật sự là đối tượng của một từ. Biện luận đó như sau:
Vẫn c̣n nghi ngờ về liên hệ giữa [từ ngữ] và các sự vật riêng lẻ, h́nh dạng và chủng loại, bởi v́ [sự có mặt] của các mô tả. [Có người cho rằng đối tượng của một từ là một] sự vật riêng lẻ do có các mô tả, nơi mà chữ ‘đó’, nhóm, sự cho, sự sở hữu, số lượng, sự tích tập, sự suy giảm, màu sắc, tổ hợp và huyết thống đều được áp dụng cho mỗi sự vật riêng lẻ. [Chúng tôi trả lời], không phải như vậy bởi v́ điều đó sẽ là một diễn tiến vô cùng (progressus ad infinitum). Mô tả là cái ở trạng thái không phải chính nó do sự kết hợp của nó, vị trí của nó, ư nghĩa của nó, hành động của nó, sự ước lượng của nó, sự thuộc về của nó, môi trường của nó, sự nối kết của nó, sự cho quả của nó và năng lực của nó như trường hợp các từ ‘bà la môn’, ‘cái bục’, ‘tấm thảm’, ‘nhà vua’, ‘bữa ăn lúa mạch’, ‘đàn hương’, ‘sông Hằng’, ‘tấm vải’, ‘thức ăn’, và ‘con người’. [Vậy th́], h́nh dạng phải là [đối tượng của một từ], v́ ta có thể dựa vào nó để thiết lập sự xác định của mỗi hữu thể. [Chúng tôi trả lời rằng không phải như vậy] v́ nó không dùng được cho việc hiến cúng, v.v., như trong trường hợp của con ḅ bằng đất sét, nơi ngay cả [những yêu cầu của] sự vật riêng lẻ và của h́nh dạng được thực hiện chính xác. [Vậy th́, đối tượng của một từ là] chủng loại của một vật. [Chúng tôi trả lời rằng] không phải như vậy, v́ sự hiển bày của chủng loại là nhờ sự phụ thuộc của nó vào h́nh dạng và sự vật riêng lẻ. V́ vậy, đối tượng của một từ đồng thời cũng là một vật riêng lẻ, một h́nh dạng và một chủng loại.(Nyāyasūtrabhāṣya II. 2. 61-68: vyaktyākṛtijātisannidhāv upacārāt saṃśayaḥ// yāśabdasamūhatyāgaparigraha-sankhyāvṛddhyapacayavarṇ-asamāsānubandhānā vyaktāv upacārād vyaktiḥ// na tadanavasthānāt// sahacaranasthānatādarthya-vṛttamānadhāranasāpīpya-yogasādhānā-dhipatyebhyo brāhmaṇamañcakatarāja-saktucandanagaṅgāśāṭakānnapuruṣeṣv atadbhāve’pi tad upacāraḥ// ākṛtiḥ tadapekṣatvt sattvavyavasthānasiddheḥ// vyaktyākṛtiyukte’py aprasamgāt prokṣaṇādīnāṃ mṛdgavak jātiḥ// na ākṛtivyaktyapekṣatvāj jātyabhivyakteḥ/ vyaktyākṛtijātayas tu padārthaḥ//.)

Đọc hết đoạn này, ta có thể thấy rơ chính do các mô tả mà đă xuất hiện những nghi ngờ về đối tượng của một từ là ǵ. V́ lẽ đó cần phải minh định mô tả là ǵ để có thể khiến cho những người tham dự thảo luận này nhận thức rơ ràng các ư nghĩa được hàm chứa trong quan niệm mô tả đối với vấn đề đối tượng của một từ là ǵ. Nếu chủ trương rằng đối tượng của một từ là mỗi sự vật riêng lẻ, th́ ta có thể nói ǵ về những từ như “cái bục” trong câu nói “cái bục thét lên”, trong đó đối tượng của phát biểu không phải là một cái bục như ta tưởng mà là những người trên cái bục đó? Cuối cùng, nếu nói rằng đối tượng của một từ là chủng loại của một sự vật th́ cũng gặp phải khó khăn trên, bởi v́ làm thế nào ta có thể sắp xếp những người trên bục và cái bục vào cùng một loại? Với những khó khăn này, thật không ngạc nhiên chút nào nếu ta có thể kết luận rằng từ ngữ chỉ là những mô tả và đối tượng chỉ là cái được từ ngữ mô tả chứ không phải biểu trưng. Chúng ta không ngạc nhiên, bởi v́ đó là một kết luận độc nhất, chính xác và có thể có. Thế nhưng, điều kỳ dị là Nyāyasūtra chỉ bằng ḷng lập lại những ǵ đă rất phổ biến từ thời của Pānini. Một điều tệ hơn là trong khi Pānini đă thành công đưa ra một giải đáp chính thức cho vấn đề này, và v́ thế thoát khỏi mọi nghi vấn kèm theo có thể sinh khởi từ đó, th́ Nyāyasūtra lại thất bại trong cố gắng này. Như vậy, theo Patañjali, để giải đáp thắc mắc “Đối tượng của một từ là h́nh dạng hay sự vật?”, Pānini đă đề nghị câu trả lời sau đây:
Ông ta nói cả hai. Làm sao biết được điều đó? Bởi v́ các kinh điển đều thừa nhận hai quan điểm trên đă được viết ra. Như Kinh I. 2. 58 nói rằng số nhiều có thể đồng thời xem như số ít khi nó biểu thị một chủng loại, có nghĩa h́nh dạng là đối tượng của một từ; trong khi Kinh I. 2. 64 nói rằng khi các từ có cùng dạng và có cùng phần đuôi th́ một trong số chúng vẫn giữ nguyên, có nghĩa, v́ dựa vào khái niệm về cái giữ nguyên nên đối tượng của một từ là một sự vật.(Patañjali, The Vyākaraṇamahābhāṣya of Patañjali I, p 6: kiṃ punar ākṛtiḥ padārtha āhosvid dravyam/ ubhayam ity āha/ kathaṃ jñāyate/ ubhayathā hy ācāryena sūtrāni paṭhitāni/ ākṛtiṃ padārthaṃ matvā jātyākhyāyām ekasmin bahuvacanam anyatarasyām ity ucyate/ dravyaṃ padārthaṃ matvā sarūpānām ity ekaśeṣa ārabhyate//.
cf. I, p 246. The Vyākaraṇamahābhāṣya of Patañjali, ed. F. Kielhorn, Poona: The Bhandarkar Oriental Research Institute, 1956 (3rd Ed.): 255.
)
Vậy th́, với Pānini, vấn đề xác định đối tượng một từ là ǵ h́nh như rất đơn giản, nếu không muốn nói là quá đỗi b́nh thường. Ông đề ra một số quy tắc chính thức để ta có thể dễ dàng chứng minh đối tượng của một từ có phải là một sự vật hay một chủng loại sự vật. V́ lẽ đó bất cứ khi nào áp dụng quy tắc I.2.58 của ông th́ từ ngữ được nói đến có đối tượng của nó là một chủng loại. Và bất cứ khi nào quy tắc I.2.64 được dùng th́ từ đó lại biểu trưng cho một sự vật. Ta có thể thấy Pānini đă khôn khéo né tránh vấn đề mà nó có thể nhận ch́m ông một cách hiển nhiên vào mọi loại câu hỏi khó chịu bằng cách nương vào một giải pháp hoàn toàn chính thức, giải pháp mà ta phải thừa nhận là rất thỏa đáng đối với chủ đề của ông.
Tuy nhiên, khi vay mượn thuyết của Pānini, h́nh như Nyāyasūtra không biết rằng nó không có được điểm thượng thặng mà Pānini có. V́ thế, nó không đưa ra được bất kỳ chỉ dẫn rơ ràng nào về vấn đề làm thế nào có thể xác định khi nào đối tượng của một từ là một sự vật, một h́nh dạng hay một chủng loại, hay cả ba cùng một lúc, một vấn đề mà như đă nói có thể được giải quyết không chút khó khăn bằng sự thử nghiệm chính thức do Pānini cung cấp. Và đây có lẽ là thất bại đáng kể nhất của Nyāyasūtra trong thuyết minh thú vị của nó về vấn đề đối tượng của từ ngữ. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi đưa vấn đề mô tả vào sự thảo luận về vấn đề đó, chắc chắn Nyāyasūtra đă cho thấy rằng vào thời của nó khái niệm mô tả đă đặt ra một thách thức mạnh mẽ cho mọi giải pháp có thể có về đối tượng của từ ngữ là ǵ. Thật vậy, như đă chỉ ra trước đây, qua việc định nghĩa mô tả là “cái ở vào trạng thái không phải chính nó”, th́ khái niệm đó có thể thách thức nghiêm trọng tất cả các giải pháp truyền thống, kể cả giải pháp của Pānini cũng như rất nhiều giải pháp khác. V́ thế, ít ra ở điểm này, ta phải xem đó là một trong những đóng góp nổi bật nhất của Nyāyasūtra cho sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử tổng quát của khái niệm mô tả. Nó nhận ra ư nghĩa của khái niệm đó ngay cả khi những người luận giải về nó qua bao thế kỷ đều thất bại không nắm bắt được một cách đúng đắn.
Vào lúc Vātsyāyana viết luận thư tiêu chuẩn của ông về Nyāyasūtra, mặc dù ông đă dành một chỗ đáng kể để bàn về đối tượng của một từ là ǵ với một mô tả toàn bộ các quan điểm truyền thống ông biết đến, nhưng hầu như ông đă không nói ǵ về từ ‘mô tả’. Hơn nữa, ông lại giải nghĩa nó là “cách sử dụng” hay “sự sử dụng”, một giải thích cho thấy ông không đánh giá đầy đủ ư nghĩa quan trọng của từ này, bởi v́, như chúng ta thấy, chính do các mô tả mà sự nghi ngờ về mối liên hệ giữa từ ngữ và sự vật, h́nh dạng và chủng loại đă sinh khởi. Chính do chúng mà toàn bộ thảo luận về chủ đề được nói đến đă xảy ra. Ngoài ra, ngay cả việc giải nghĩa nó là “cách sử dụng” hay “sự sử dụng” h́nh như cũng không được thực hiện trọn vẹn. Vātsyāyana đă b́nh giải như sau về phát biểu của Nyāyasūtra nói rằng “có người chủ trương đối tượng của một từ là một sự vật riêng lẻ bởi lẽ có những mô tả mà trong đó từ ngữ ‘cái đó’, nhóm, sự cho, sự sở hữu, số lượng, sự gia tăng, sự suy giảm, màu sắc, tổ hợp và huyết thống, tất cả đều được dùng cho mỗi sự vật riêng lẻ”:

Đối tượng của một từ là một sự vật riêng lẻ. Tại sao? V́ có các mô tả như từ ngữ ‘cái đó’ được áp dụng cho một sự vật riêng lẻ. Ở đây, mô tả có nghĩa là cách sử dụng. Một câu nói như ‘con ḅ đó đứng’, ‘con ḅ đó đang nằm’, không phải là một chỉ thị về một chủng loại bởi v́ không có phức tính trong đó. Nhưng nếu có phức tính, th́ nó lại là một biểu thị về một vật. Nếu có phức tính, th́ một diễn tả như “một nhóm các con ḅ” là tên của một sự vật chứ không phải của một chủng loại, bởi v́ không có phức tính đối với chủng loại. Câu nói “ông ta trao con ḅ cho người thầy thuốc” có nghĩa rằng thật sự có việc từ bỏ một sự vật chứ không phải từ bỏ một chủng loại bởi v́ chủng loại không phải là vật chất và không thể được trao đổi bằng cách này hay cách khác. Tính sở hữu có nghĩa là có một quan hệ sở hữu như trong các câu nói “con ḅ của Kaundinya”, “con ḅ của người bà la môn”. V́ thế đương nhiên là ta có thể có quan hệ phức tính với các sự vật được gọi tên nếu có nhiều sự vật. Nhưng người ta nói rằng chủng loại không có phức tính, có nghĩa là không thể phân chia. Số có nghĩa là mười con ḅ, hai mươi con ḅ, v.v. Như vậy, chính nhiều sự vật được đếm chứ không phải chủng loại, bởi v́ không có phức tính đối với chủng loại. Gia tăng có nghĩa là sự tích tập các phần của một sự vật được tạo ra, như trong câu nói “con ḅ lớn lên”. Nhưng người ta nói chủng loại không có thành phần. Suy giảm cũng như thế, được giải thích tương tự. Màu sắc th́ như trong các câu nói “con ḅ màu trắng”, “con ḅ màu nâu”, ..., v́ thế tính chất được gắn vào một sự vật mà không phải vào một đặc tính chung chung. Tổ hợp th́ như trong cách nói “tốt cho con ḅ”, “thoải mái cho con ḅ”,..., nơi mà các từ “tốt”, v.v., được nối kết với một sự vật chứ không phải với chủng loại. Huyết thống có nghĩa là một chuỗi sinh đẻ liên tục của cùng một loại như con ḅ sinh ra một con ḅ, và sự sinh đẻ này không dành cho một chủng loại. V́ thế, đối tượng của một từ không ǵ khác hơn một vật thật, một vật thật riêng lẻ.(Nyāyasūtrabhāṣya II. 2. 61: vyaktiḥ padārthaḥ/ kasmāt yāśabdaprabhṛtīnāṃ vyaktāv upacārāt/ upacāraḥ prayogaḥ/ yā gaus tiṣṭhati yā gaur nisanneti nedaṃ vākyaṃ jāter abhidhāyaktam abhedāt/ bhedāt tu dravyābhidhyāktam/ gavāṃ samūha iti bhedād dravyābhidhānaṃ na jāter bhedāt/ vaidyāya gāṃ dadātiti dravyasya tyāgo na jāter amūrtatvāt pratikramānukramānupapatteś ca/ parigrahaḥ svatvenābhi-sambandhaḥ/ kauṇdinyasya gaur brāhmaṇasya gaur iti dravyābhidhāne dravyabhedāt sambandhabheda ity upapannam/ abhinnā tu jātir iti/ sankhyā iti/ vṛddhiḥ kāraṇavato dravyasyāvayavo-pacāyo’vardhata gaur iti/ niravayavā tu jātir iti/ etenāpacayo vyākhyātaḥ/ varṇaḥ suklā gauḥ kapilā gaur iti dravyasya guṇayogo na sāmānyasya/ samāso gohitaṃ gosukham iti dravyasya sukhādiyogo na jāter iti/ anubandhaḥ sarūpaprajana nasantāno gaur gāṃ janayatīti/ tad utpattidharmakatvād dravye yuktaṃ na jātau viparyayād iti/ dravyaṃ vyaktir iti hi nārthāntaram//.)
B́nh giải trên của Vātsyāyana rơ ràng cho thấy ông không phải dựa vào khái niệm mô tả như Nyāyasūtra định nghĩa nó, có nghĩa mô tả là cái ở trạng thái không phải chính nó do sự kết hợp, v.v. Thay v́ thế, ông chỉ diễn giải nó là “cách sử dụng” như truyền thống của Patañjali đă làm, theo đó vấn đề đối tượng của một từ là ǵ chỉ có thể được quyết định theo cách dùng của nó. V́ thế, ở đây h́nh như Vātsyāyana ít ra cũng tin rằng Nyāyasūtra đă vay mượn không chỉ câu trả lời của Pānini về vấn đề đối tượng của một từ mà c̣n vay mượn cả cách thử nghiệm chính thức của ông để xem câu trả lời này có phù hợp hay không. Đây có phải là lư do Nyāyasūtra chỉ bằng ḷng lập lại điều Pānini đă nói về đề tài đó? Dù sao đi nữa, chúng ta biết chắc rằng Nyāyasūtra đă công nhiên định nghĩa chính xác mô tả là ǵ, và định nghĩa đó vẫn thịnh hành vào thời của Vātsyāyana, như đă được chứng thực trong trích dẫn của ông về nó.(Nyāyasūtrabhāṣya I. 2. 14.)

Như vậy, vấn đề họ đă rút ra từ đó một kết luận sai hay đúng là điều không quan trọng, mặc dù về mặt luận lư ta vẫn nghĩ là họ đă làm như thế. Và với điều này, họ đă làm chúng ta quá thất vọng. Ngoài ra, khi đưa khái niệm mô tả vào thảo luận về đối tượng của từ ngữ, Nyāyasūtra đă chứng thực rằng nó biết rơ tính chất bất khả thi của nhiều giải pháp liên quan đến vấn đề này. V́ thế, sự thất bại đă không rút ra được một kết luận chính xác càng trở nên đáng tiếc hơn. Thật vậy, trước thời Thế Thân, khái niệm mô tả đă nhận được rất ít sự chú ư đến độ nó bị xem như chẳng có giá trị nào trong việc giúp giải quyết nhiều vấn đề khác nhau mà khoa ngữ học cao cấp của Ấn độ đặt ra. Và sau thời Thế Thân, cũng chỉ có Bhartṛhari và An Huệ để ư đến khái niệm này trong tư duy triết học của họ, mặc dù vẫn không rút ra được nhiều điều từ đó do sự khác biệt về quan điểm triết học của họ. Thế nhưng, nhờ quan tâm đến khái niệm này mà họ đă đưa ra nhiều thuyết minh hiếm thấy và giá trị không những về chính triết học Thế Thân mà cả những người trước ông; và nhờ thế, chúng ta có thể thấy được tư tưởng của ông đă phát triển như thế nào về mặt lịch sử. Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận đó là đóng góp quư báu nhất của họ trong việc làm sáng tỏ triết học phong phú của Thế Thân, có lẽ là trong nỗ lực hoàn trả món nợ mà họ đă vay của Thế Thân.
V́ thế, sau khi lập lại định nghĩa tiêu chuẩn về mô tả là ǵ qua phát biểu mô tả là cái được áp dụng cho những ǵ không phải là nó và ở những nơi không có nó, An Huệ đă thuyết minh vấn đề mô tả, qua định nghĩa đối tượng của từ ngữ là ǵ, như sau:
Nhưng có người khác nói rằng nếu không có ngă và pháp dùng làm ư nghĩa đầu tiên của một từ, th́ không hợp lư để nói đến mô tả. V́ một mô tả chỉ có giá trị khi có đủ ba điều kiện: nếu thiếu một trong số đó sẽ không có mô tả. Ba điều kiện là: (1) một đối tượng dùng làm ư nghĩa đầu tiên của một từ, (2) một đối tượng khác tương tự như đối tượng đó và (3) sự tương tự giữa chúng. Chẳng hạn, lửa là đối tượng đầu tiên dùng làm ư nghĩa ban đầu của từ đó. Rồi, đứa con trai là một đối tượng khác tương tự với lửa. Và cuối cùng có một đặc tính chung giữa chúng, đó là trạng thái chúng đều đỏ hay ấm. V́ thế, ta có thể tạo ra một mô tả ‘đứa con trai lửa’.

Về điểm này chúng tôi hỏi: lời mô tả ‘đứa con trai lửa’ mô tả một chủng loại hay một sự vật? Trong cả hai trường hợp đều không có sự mô tả. V́ ở đây đặc tính chung chúng đều đỏ hoặc ấm không thuộc một chủng loại; và khi không tồn tại một đặc tính chung, th́ không đúng để nói về sự mô tả một chủng loại qua đứa con trai đó, do sự vượt quá ư nghĩa của nó. Nếu [người ta lập luận rằng] cho dù một chủng loại không hiện hữu trong một đặc tính chung, th́ trạng thái có màu đỏ và ấm vẫn được nối kết bất khả phân nhờ vào một chủng loại; v́ thế, vẫn có thể nói về mô tả một chủng loại qua đứa con trai đó; lúc đó ta có thể đáp rằng một khi [đă thừa nhận] một chủng loại không hiện hữu trong một đặc tính chung, th́ không đúng để chủ trương rằng trạng thái có màu đỏ và ấm được nối kết bất khả phân như những ǵ được nh́n thấy ở đứa con trai. Hơn nữa, trong trường hợp chúng được nối kết bất khả phân, sẽ không có mô tả v́ một chủng loại thật sự hiện hữu ở đứa con trai và lửa. V́ thế, một mô tả chủng loại đối với đứa con trai th́ không thể được.
Một mô tả về pháp cũng không thể được bởi lẽ không có đặc điểm chung. Bởi v́ tính chất có màu đỏ hay hơi ấm của lửa không giống như cái được t́m thấy ở đứa con trai. Thật vậy, chúng hoàn toàn khác nhau, v́ sự đặc trưng hóa này gắn liền với các thực thể riêng của chúng. Và nếu không có tính chất của lửa th́ không hợp lư để áp dụng một mô tả về lửa cho đứa con trai. Nếu lập luận rằng vẫn hợp lư bởi v́ sự tương tự giữa tính chất của lửa và tính chất của đứa con trai, th́ vẫn hoàn toàn hợp lư để áp dụng tính chất đỏ và ấm của lửa cho tính chất đỏ và ấm của đứa con trai, thế nhưng không hợp lư để áp dụng một mô tả về lửa cho đứa con trai v́ sự tương tự về tính chất không đ̣i hỏi một quan hệ cần thiết giữa chúng. V́ thế, một mô tả về vật cũng không hợp lư.

Ngoài ra, không có tồn tại đối tượng của một từ có thể dùng làm ư nghĩa đầu tiên của từ đó, bởi v́ h́nh thể riêng của nó nằm ngoài lănh vực của mọi hiểu biết và diễn đạt. Thật vậy, sự hiểu biết và diễn đạt chỉ có tác dụng đối với ư nghĩa đầu tiên của một từ nhờ vào h́nh thể tính chất của nó, v́ chúng không có bất cứ tiếp xúc nào với chính h́nh thể của đối tượng được nói đến. Nói cách khác, điều tất yếu là tính chất chẳng có công dụng ǵ cả. Thật vậy, không có phương tiện nào khác hơn sự hiểu biết và diễn đạt để định nghĩa h́nh thể riêng của đối tượng của một từ. Và v́ h́nh thể riêng của đối tượng dùng làm ư nghĩa đầu tiên của một từ th́ nằm ngoài sự hiểu biết và diễn đạt, cho nên tất yếu là không có đối tượng của một từ dùng làm ư nghĩa đầu tiên của từ đó. Như vậy, đối với từ ngữ, không có tồn tại sự hiểu biết cũng như sự diễn đạt bởi lẽ không có tồn tại một quan hệ cần thiết. V́ vậy, do không tồn tại tên gọi và cái được gọi tên, cho nên cũng không có đối tượng của một từ dùng làm ư nghĩa đầu tiên của từ đó. V́ lẽ đó, mọi sự vật đều được gọi tên theo tính chất của chúng; không đối tượng nào dùng làm ư nghĩa đầu tiên của một từ. Bởi v́ tên gọi chỉ tính chất có tác dụng ở nơi mà h́nh thể riêng của một đối tượng không được t́m thấy, và mọi từ ngữ đều có tác dụng trên đối tượng mà nó chỉ có thể dùng làm ư nghĩa đầu tiên của một từ nhờ vào h́nh thể tính chất không được t́m thấy ở đó. Kết quả, không có bất kỳ đối tượng nào có thể dùng làm ư nghĩa đầu tiên cho một từ.
Về điểm này, thật không đúng để nói rằng nếu không có ngă và pháp dùng làm ư nghĩa đầu tiên của một từ th́ không hợp lư để nói về mô tả.(Sthimarati, Triṃśikāvijñaptibhāṣya, ed. Lévi, ad Ic: 16-18. Cần lưu ư rằng nỗ lực của An Huệ nhằm giản lược tất cả các danh từ vào nhóm chỉ tính chất là để đáp lại yêu cầu chung của quan niệm triết học của ông về tính chất vô thường của mọi vật. Và trong việc làm này chắc hẳn ông đă rút tỉa sức mạnh từ Patañjali, The Vyākaraṇa-Mahābhāṣya of Patañjali I, p 246.)

Những ǵ An Huệ nói ở trên nay giải thích cho chúng ta tại sao Nyāyasūtra lại nói về điều “vẫn c̣n nghi ngờ về quan hệ giữa từ ngữ và sự vật, h́nh thể và chủng loại do các mô tả”. Người ta nghĩ rằng mỗi từ phải biểu trưng một sự vật hoặc h́nh thể hoặc một chủng loại các sự vật. Tuy nhiên, khi ta dùng các từ như “đứa con trai-lửa” th́ từ ‘lửa’ có liên quan ǵ với từ ‘đứa con trai’? Cả hai đều không có quan hệ nào với nhau, bất kể ta nghĩ đối tượng của một từ phải là ǵ. Nếu nghĩ rằng đối tượng của nó là một sự vật riêng rẽ th́ lửa là một vật và đứa con trai là một vật khác. Cả hai khó có thể có cái ǵ chung. Thật vậy, nếu thằng bé không cẩn thận, nó có thể bị lửa đốt chết. Tương tự, thằng bé cũng có thể dập tắt lửa. Một mặt, nếu ta nghĩ rằng chính h́nh thể, tức cấu trúc của một vật làm đối tượng của từ th́ lại không có ǵ chung giữa h́nh thể của lửa và h́nh thể của thằng bé. Như vậy, thật phi lư để nói về một “thằng bé-lửa” về mặt này. Mặt khác, nếu viện lẽ đối tượng của một từ là chủng loại của nó th́ chủng loại của lửa có liên quan ǵ đến chủng loại thằng bé. Chắc chắn chúng không thuộc cùng loại. Từ phân tích như thế, ta chỉ có thể rút ra một kết luận duy nhất, đó là, những từ như “lửa”, “thằng bé”, v.v., phải là những mô tả, bởi v́ là mô tả th́ chúng mới có thể được dùng cho những ǵ không phải chúng và cho những nơi không thuộc về chúng, và v́ thế không cần phải đáp ứng bất kỳ điều kiện nào mà phân tích dẫn trên nêu ra. Nói cách khác, đối tượng của từ không phải là một sự vật, một h́nh thể, cũng không phải chủng loại; nó không có đối tượng nào cả. Nó chỉ là một mô tả có thể mô tả một tính chất nào đó, một khía cạnh nào đó của đối tượng tùy theo cách nó được sử dụng, và như thế có thể giúp nhận ra đối tượng đó. Vậy, rơ ràng mọi từ ngữ đều là những mô tả do cách chúng được sử dụng. Có lẽ, do lư luận này mà Vātsyāyana và người trước ông là Patañjali đă diễn giải sự mô tả là sự sử dụng hay cách sử dụng.

Đối với An Huệ, trong trường hợp nào đi nữa th́ từ ngữ không biểu trưng một đối tượng, mà được dùng để ám chỉ nó qua một số các tính chất của nó. Mô tả v́ thế có nghĩa là mô tả tính chất một đối tượng và không c̣n ǵ khác. V́ vậy, bàn luận trên của An Huệ cho ta một khái niệm chính xác tại sao Nyāyasūtra lại đưa định nghĩa của nó về mô tả vào phần tŕnh bày đối tượng của một từ là ǵ, đồng thời cho thấy từ ‘mô tả’ chính xác có nghĩa ǵ đối với những ai tiếp tục ủng hộ truyền thống tư tưởng của Thế Thân. V́ lẽ đó, trong một phạm vi đáng kể nó rất hữu ích, nhất là trong việc xác định rằng định nghĩa của Nyāyasūtra về từ đó được chấp nhận một cách thoải mái và được sử dụng ngay trong phạm vi triết học của chính Thế Thân. Tuy nhiên, cần lưu ư rằng khi thuyết minh như thế về vấn đề trên, An Huệ đă không vào được phần trọng tâm của nó. Cần chấp nhận một sự thật là khi những diễn tả như “đứa con trai-lửa” được dùng đến, giống như trong ngôn ngữ hàng ngày mà ai cũng có thể hiểu được, th́ ta không thể không kết luận rằng một tên gọi chỉ là một mô tả và chỉ có thế. Nhưng kết luận đó cũng chỉ là sự khái quát hóa có giá trị đáng ngờ, bởi v́ có thể vẫn c̣n một từ nào đó không chịu sự phân tích đă được áp dụng cho những loại diễn tả như “đứa con trai-lửa”, v.v… Và ở đây, t́m hiểu của Bhartṛhari về vấn đề mô tả đă đưa ra những kết quả thú vị nhất. (tiếp theo)



dịch Việt: Đạo Sinh