www.todinhlinhson.com

mục lục

 

trang b́a

  • Thích Viên Giác & Thích Thiện Hiền
  • Linh Sơn Hành Khúc

  • Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận

  • thơ
  • Thiền Sư Minh Tịnh
  • chân dung

  • Ḥa Thượng Thích Tịch Tràng
  • chân dung
    tiểu sử
    một vài h́nh ảnh
  • Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ
  • Bài Minh
    câu đối
  • Giác Tâm
  • Nhớ Thầy
  • Thích Thiện Hiền
  • Hồi Kư về HT Thích Đức Nhuận
    Tâm T́nh Linh Sơn
    Cúng Thầy
    Ngủ Quên
    Vay Trả Tứ Đại
  • Hoài Thu Tử Lê Văn Long
  • Linh Sơn Ngày Về
    Linh Sơn 12 tháng nhớ
  • Nguyên Kim
  • Nén Hương Tưởng Niệm
  • Tâm Nhiên
  • Vạn Ninh - Linh Sơn
    Mái chùa xưa
    Thế Tôn Ca
    Nụ cười Linh Sơn
    Linh Sơn ngh́n năm
    vườn mây trắng
  • Lê Mạnh Thát
  • Tư Liệu Mới về Bồ Tát Thích Quảng Đức
    tựa
    chương I
    chương II
    chương III
    chương IV (kết)
     



    MỘT SỐ TƯ LIỆU MỚI VỀ BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
    TRÍ SIÊU - LÊ MẠNH THÁT

    TỰA


    Thế là nửa thế kỷ đă trôi qua, kể từ ngày bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Ư nghĩa của hành động ấy đă được thế giới bàn cải rất nhiều và vị trí lịch sử của bồ tát Quảng Đức trong ḷng dân tộc đă được khẳng định từ lâu. Tuy nhiên ngoài bản tiểu sử ngắn ngủi do Uỷ Ban Liên Phái bảo vệ Phật giáo đưa ra sau sự kiện tự thiêu ngày 11 tháng 6 năm 1963, tức ngày 20 tháng tư nhuận năm Quí Măo, mà sau này đă trở thành tư liệu chính thức phổ biến rộng răi trong các sách báo cho tới tận hôm nay, cuộc đời của bồ tát Quảng Đức trước thời điểm tự thiêu đó vẫn chưa được nghiên cứu rơ ràng.
    Thông thường, chúng ta chỉ biết bồ tát Quảng Đức khi lên 7 tuổi th́ được cha mẹ cho cậu ruột ḿnh là thiền sư Hoằng Thâm nuôi dạy, rồi xuất gia và đặt tên đạo là Thị Thuỷ, tự là Hạnh Pháp và hiệu là Quảng Đức. Sau khi thọ giới cụ túc, bồ tát nhập thất tu hạnh đầu đà ba năm, xong th́ đi hành hoá ở vùng Vạn Ninh và giữ nhiệm vụ kiểm tăng của Chi hội Phật học Ninh Hoà. Đến năm 1943 vào Nam hành hoá, để tới năm 1963 th́ phát nguyện tự thiêu. Về giai đoạn bồ tát Quảng Đức ở Vạn Ninh, ta chỉ biết nét đại cương như vừa thấy.

    Gần đây, trong dịp đi điền dă tại Khánh Hoà, nhờ sự giúp đỡ tận t́nh của đại đức Thích Như Hoằng, một số tư liệu liên hệ đến hoạt động Phật sự của bồ tát Quảng Đức tại vùng Vạn Ninh trước năm 1945 đă được phát hiện, cung cấp cho ta một cái nh́n mới về cuộc đời của bồ tát trong giai đoạn ấy, giai đoạn h́nh thành nhân cách xả kỷ cứu nhân của bồ tát. Do thế, chúng tôi cho rằng những phát hiện mới này sẽ đem lại một hiểu biết rơ ràng hơn về con người bồ tát Quảng Đức.

    Số tài liệu nầy bao gồm ba loại. Loại thứ nhất là bảy văn kiện liên hệ trực tiếp đến bồ tát Quảng Đức. Loại thứ hai là một văn kiện của bổn sư bồ tát Quảng Đức là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm viết để cúng ruộng cho chùa Long Sơn và tổ đ́nh Linh Sơn và một bài minh khắc trên chuông chùa Long Sơn vào năm Duy Tân thứ hai (1907) do thiền sư Hoằng Thâm đúc sau khi làm chùa xong. Loại thứ ba là những văn kiện liên hệ với tổ đ́nh Linh Sơn và thiền sư Chơn Hương Huyền Túc Thiên Quang (1862-1939), bổn sư của thiền sư Như Đạt Hoằng Thâm. Đây là số tư liệu lần đầu tiên phát hiện và công bố, giúp ta có một hiểu biết rơ ràng hơn về hoạt động Phật sự của bồ tát Quảng Đức từ những năm 1917-1945 cùng của các thầy tổ đă tác thành nên con người Quảng Đức trong nửa đầu của thế kỷ XX.

    Tập sách này chia làm bốn chương. Chương thứ nhất là dịch và công bố toàn bộ mười bốn văn kiện liên hệ đến bồ tát Quảng Đức. Chương thứ hai là dịch và công bố văn kiện cúng ruộng của Thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm. Chương thứ ba là dịch và công bố các văn kiện liên hệ đến Tổ sư Chơn Hương Thiên Quang và tổ đ́nh Linh Sơn. Tất cả các bản dịch văn kiện này đều theo niên đại ra đời của chúng, và được đánh số liên tục từ 1 đến 27. Chương thứ bốn là ghi nhận một số nhận xét của chúng tôi về các văn kiện ấy, đặc biệt trong liên hệ với cuộc đời hoạt động Phật sự của Bồ-tát Quảng Đức. Cuối sách chúng tôi cho thiết lập lại niên biểu chi tiết cuộc đời bồ tát Quảng Đức cùng các sự kiện liên hệ.

    Số tư liệu mới phát hiện này không chỉ cho ta biết về con người bồ tát Quảng Đức, mà c̣n về các vị thầy tổ đă có công giáo dưỡng và h́nh thành nên nhân cách xả kỷ vừa nói. Nhân cách ấy không phải ngày một ngày hai mà có được. Nó phải trải qua một quá tŕnh tu dưỡng lâu dài trong một truyền thống Phật giáo tích cực nhập thế ḿnh v́ mọi người. Số tư liệu vừa nêu cho ta biết thêm về các hoạt động Phật sự của bổn sư bồ tát Quảng Đức là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm và của tổ sư Chơn Hương Thiên Quang.

    Không những thế, số tư liệu này c̣n giúp ta có một nhận thức rơ ràng hơn về một giai đoạn Phật giáo tại một địa phương không nỗi bật lắm về truyền thống Phật giáo như vùng Vạn Ninh, khi Phật giáo Việt Nam cũng như dân tộc đang thực hiện một công cuộc chuyển ḿnh lớn, để đưa dân tộc cũng như Phật giáo từ dạng truyền thống sang dạng hiện đại vào cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Đây là một giai đoạn lịch sử chưa được nghiên cứu đầy đủ do chưa tập hợp được nhiều tư liệu.
    Bởi vai tṛ quan trọng của số tư liệu vừa nêu, chúng tôi đề nghị cho phiên dịch và in lại bộ nguyên bản toàn bộ văn kiện trên, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu không chỉ cuộc đời bồ tát Quảng Đức, mà c̣n cả một giai đoạn Phật giáo đầy biến động của lịch sử dân tộc được đầy đủ hơn trong tương lai. (đọc tiếp chương I)

    Vạn Hạnh đầu hạ năm Ất Dậu (2005 )
    Lê Mạnh Thát