www.todinhlinhson.com

mục lục

 

trang b́a

  • Thích Viên Giác & Thích Thiện Hiền
  • Linh Sơn Hành Khúc

  • Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận

  • thơ
  • Thiền Sư Minh Tịnh
  • chân dung

  • Ḥa Thượng Thích Tịch Tràng
  • chân dung
    tiểu sử
    một vài h́nh ảnh
  • Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ
  • Bài Minh
    câu đối
  • Giác Tâm
  • Nhớ Thầy
  • Thích Thiện Hiền
  • Hồi Kư về HT Thích Đức Nhuận
    Tâm T́nh Linh Sơn
    Cúng Thầy
    Ngủ Quên
    Vay Trả Tứ Đại
  • Hoài Thu Tử Lê Văn Long
  • Linh Sơn Ngày Về
    Linh Sơn 12 tháng nhớ
  • Nguyên Kim
  • Nén Hương Tưởng Niệm
  • Tâm Nhiên
  • Vạn Ninh - Linh Sơn
    Mái chùa xưa
    Thế Tôn Ca
    Nụ cười Linh Sơn
    Linh Sơn ngh́n năm
    vườn mây trắng
  • Lê Mạnh Thát
  • Tư Liệu Mới về Bồ Tát Thích Quảng Đức
    tựa
    chương I
    chương II
    chương III
    chương IV (kết)
     


     

    MỘT SỐ TƯ LIỆU MỚI VỀ BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
    TRÍ SIÊU - LÊ MẠNH THÁT

    CHƯƠNG II

    Hai tư liệu liên hệ với thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm

    Chương II là hai văn kiện liên hệ đến việc cúng ruộng và đúc chuông của bổn sư Bồ tát Quảng Đức là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm. V́ là cậu ruột của bồ tát Quảng Đức, nên thiền sư cũng sinh ra và lớn lên tại cùng quê là làng Hội Khánh huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Thiền sư là người con thứ ba trong gia đ́nh, sinh năm Đinh Tỵ (1857), tên đời là Nguyễn Giá, anh ruột của bà Nguyễn Thị Nương là mẹ của bồ tát Quảng Đức.
    Thiền sư xuất gia muộn, lớn hơn vị thầy của ḿnh là thiền sư Chơn Hương Huyền Túc Thiên Quang đến cả 6 tuổi. Thiền sư sinh ngày 1 tháng 5 năm Đinh Tỵ (1857) và cũng mất trước thầy ḿnh 18 năm vào ngày 23 tháng 11 năm Tân Dậu (1921), thọ 67 tuổi. Tương truyền trước khi xuất gia, thiền sư đă luyện tập các môn huyền học. Dân vùng Vạn Ninh c̣n kể chuyện thấy thiền sư cỡi cọp từ trong núi đi ra. Cọp vùng này thuộc loại dữ nhất nước, như ca dao đă từng ghi nhận: cọp Khánh Hoà, ma B́nh Thuận.
    Sau khi xuất gia, học tập và thọ giới với bổn sư của ḿnh tại tổ đ́nh Linh Sơn, thiền sư đă đến làng Phú Cang ở tại chùa Long Hoà của làng này cho đến lúc khai sơn chùa Long Sơn vào năm Thành Thái thứ 10 (1899). Chính tại ngôi chùa này vào cuối năm 1976, chúng tôi đă phát hiện ra bản in xưa nhất của tác phẩm dài nhất của văn học quốc âm Việt Nam là Hứa sử truyện văn do chính tác giả là thiền sư Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài (1757- 1834) đứng in. Văn bản này đă trở thành tư liệu cơ sở cho công tác nghiên cứu và công bố các thơ văn mà chúng tôi tập hợp được thành Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài. Căn cứ vào bản kê khai pháp bảo tự khí của tổ đ́nh Linh Sơn do Hoằng Chất thiết lập vào năm Bảo Đại 15 (1940) ở trên ta không thấy có văn bản ấy. Điều này chứng tỏ nó phải được chính thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm đă thỉnh ở đâu đó về chùa Long Sơn của ḿnh, nếu không nữa th́ các đệ tử, trong đó có khả năng là Bồ tát Quảng Đức của chúng ta đă làm việc ấy.
    Dẫu sao đi nữa, ngoài Bồ tát Thị Thủy Hạnh Pháp Nhơn Tri Quảng Đức, thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm đă đào tạo được một số đệ tử kế thừa ḿnh tại chùa Long Sơn cũng như các chùa khác ở Vạn Ninh. Chẳng hạn, thiền sư Thị Hớn Hạnh An Nhơn Thọ (1881-1947) đă kế thế bổn sư ḿnh để làm trú tŕ chùa Long Sơn, thiền sư Thị Cảnh Hạnh Phước Viên Minh (1881-1967), thế danh Lâm Văn Quy, là anh ruột của Bồ tát Quảng Đức, trú tŕ chùa Pháp Hải ở làng Lạc Hoà, Ninh Hoà v.v….Cho nên, sự có mặt của Hứa sử truyện văn tại tổ đ́nh Long Sơn chứng tỏ, nếu không được các vị ấy thỉnh về th́ chắc chắn cũng được các vị ấy đọc và học tập. Từ đó, nó có ảnh hưởng nhất định trên tư tưởng và hành động của đồ chúng tổ đ́nh Long Sơn.
    Hứa sử truyện văn được truyền bá rất rộng răi, đặc biệt tại các vùng Nam trung bộ và Nam bộ. Phần lớn những bản in và chép tay, dù xuất hiện ở các vùng khác của đất nước, cũng chủ yếu xuất phát từ hai vùng ấy. Sự t́nh này giải thích không ít tại sao những vùng đấy đă sản sinh ra nhiều nhân tài Phật giáo, mà tiêu biểu là thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1668-1746), người khai sáng ra ḍng thiền Thiên Thai Thiền Tôn ở Huế và Vơ Trứ người cùng với Trần Cao Vân cầm đầu cuộc khởi nghĩa năm 1887 tại Phú Yên mà thực dân Pháp gọi là “giặc thầy chùa” trong quá khứ và nhất là Bồ tát Quảng Đức của chúng ta trong thời hiện đại.
    Bản thân thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm thông qua lời lẽ trong văn kiện cúng ruộng ngày 12 tháng chạp năm Duy Tân thứ hai (1907) cho tổ đ́nh Linh Sơn, Long Ḥa và Long Sơn cho ta thấy một phần nào tâm nguyện hộ đạo của Người. Bản thân chùa Long Sơn là do chính thiền sư Hoằng Thâm khai sơn vào năm Thành Thái thứ 10 (1899). Điều này chứng tỏ thiền sư đă xuất gia và theo học với thầy ḿnh tại tổ đ́nh Linh Sơn một thời gian. Rồi sau đó, căn cứ vào văn kiện cúng ruộng cho chùa Linh Sơn và Long Ḥa, ta biết thiền sư đă ra ở chùa Long Hoà. Chùa này là ngôi chùa do dân làng Phú Cang dựng nên. Cho nên, đến năm 1899, thiền sư đă khai sơn chùa Long Sơn cũng tại làng ấy. Việc xây dựng chùa Long Sơn kéo dài trong một thời gian dài, cho đến ngày 28 tháng 2 năm Duy Tân thứ 2 (1907) th́ hoàn tất việc đúc đại hồng chung cho chùa, hiện vẫn c̣n. Cùng năm với việc đúc chuông, đến tháng chạp th́ thiền sư đă đem ruộng cúng cúng cho ba chùa Long Sơn, Linh Sơn và Long Hoà.
    Tổ Hoằng Thâm làm xong những việc đó th́ đến ngày 23 tháng 11 năm Tân Dậu (1921) thiền sư đă vĩnh viễn ra đi. Các đệ tử của thiền sư, trong đó có bồ tát Quảng Đức lúc ấy đang làm tri sự chùa, đă cùng nhau đưa tiển vị thầy ḿnh đến nơi an nghĩ cuối cùng và xây tháp ở bên trái phía trước chùa. Trong số các văn kiện liên hệ đến tổ Hoằng Thâm, ta hiện chỉ mới phát hiện được hai. Đó là bài minh khắc trên chuông chùa Long Sơn ghi tên những vị chứng minh và cúng tiền đúc nên quả chuông đó vào ngày 28 tháng 2 năm Duy Tân thứ 2 và văn kiện cúng ruộng cho chùa Long Sơn, Linh Sơn và Long Hoà vào ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907).

    15. Văn kiện ngày 28 tháng 3 năm Duy Tân thứ hai (1907).

    Văn kiện này là một bài minh khắc trên đại hồng chung của chùa Long Sơn đúc vào ngày 28 tháng 3 năm Duy Tân thứ hai (1907) do thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm thực hiện. Nội dung ghi trên bốn mặt của thân chuông, mỗi mặt khắc một chữ ghi lại tên mùa là Xuân, rồi Hạ, rồi Thu và Đông, chủ yếu ghi tên những Phật tử đă cúng tiền đúc chuông dưới sự chứng minh của tổ sư Thiên Quang chùa Linh Sơn và Hiền Thạnh chùa Linh Thượng. Bắt đầu từ mặt chữ Xuân, bài minh này đọc:

    (xuân) Trú tŕ chùa cổ tích Long Sơn xă Phú Cang tổng Phước Tường nội phủ Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà nước Đại Nam hiệu Hoằng Thâm kính thưa:
    Đến chỗ vết Phật, mắt trông bờ kia mà thấy cao sáng. Nhờ được sự che chở mà bần tăng tự đến cửa thiền cùng bổn xă tự ra tiền của và quyên góp mười phương, vâng dựng chùa Phật, để làm báu pháp, nay đă trải nhiều năm mà chuông trống chưa có. Nay việc tu sửa chùa chiền đă hoàn thành, hương chủ của bổn xă nguyện phát tâm thỉnh hồng chung một chiếc. Có bao nhiêu tiền bạc quyên được và quư danh xin khắc vào trên chuông:
    (hạ) Yết ma chùa Linh Sơn hiệu Thiên Quang chứng minh.
    Yết ma chùa Linh Thượng hiệu Hiền Thạnh chứng niệm.
    Hương chủ sở tại Vơ Văn Trung pháp danh Ngộ Đắc phụng cúng tiền 10 đồng.
    Hương trưởng Thái Văn Lương cúng tiền 2 đồng.
    Thủ sắc Ngô Khanh pháp danh Tâm Quang cúng tiền 1 đồng.
    Yển tri Phạm Văn phụng cúng tiền 3 đồng.
    Cựu lư trưởng Đinh Văn Tài cúng tiền 1 đồng.
    Cựu phó lư Vơ Văn Trọng cúng tiền 1 đồng.
    Binh Ngô Văn Lộc cúng tiền 5 quan.
    (thu) Vơ Văn Giới pháp danh Thị Chiếu cúng tiền 1 đồng.
    Đệ tử chùa Thánh Kinh Bành Viên Khải cúng tiền 5 hào.
    Trú tŕ chùa Nghĩa Phương Triệu Phổ Quảng cúng tiền 3 quan.
    Điển toà chùa Linh Sơn pháp danh Như Độ cúng tiền quan điệu Hoằng Phước cúng tiền 1 đồng.
    Phạm Văn Mâu pháp danh Thị Tâm cúng tiền 1 đồng.
    Nguyễn Thị Hậu cúng tiền 3 quan.
    Trương Mẫn cúng tiền 1 đồng.
    Nguyễn Văn Ngoan cúng tiền 1 quan 5 hào.
    Nguyễn Thị Kư cúng tiền 3 quan.
    Y Nguyễn Hữu Chí cúng tiền 1 đồng.
    Bổn đạo chùa Linh Sơn Nguyễn Ngọc Tung pháp danh Như Kịch cúng tiền 2 đồng.
    (đông) cựu lư trưởng Chất cúng tiền 5 hào.
    Cựu lư truởng Nguyễn Văn Chữ cúng tiền 1 đồng.
    Vợ chồng lư trưởng xă Vinh Hoà Nguyễn Văn Thành cúng tiền 1 đồng.
    Lê Văn Ngọt cúng tiền 1 đồng.
    Hoàng Văn Tịch cúng tiền 1 quan 5 hào.
    Hồ Thị Bằng cúng tiền 1 quan 5 hào.
    Đinh Điệu cúng tiền 1 đồng.
    Hương Lễ cúng tiền 6 quan.
    Hồ Văn Tang xă Xuân Tự cúng tiền 1 đồng.
    Danh Đặng Quán pháp danh Như Tiến cúng tiền 3 quan.
    Bổn đạo chùa Linh Sơn pháp danh Như Niệm cúng tiền 3 quan.
    Vơ Văn Tự cúng tiền 2 quan.
    Hồ Như Tâm cúng tiền 3 quan.
    Ngày 28 tháng 3 năm Duy Tân thứ 2
    Nguyện khắp lớn nhỏ đều thành chánh giác.

    16. Văn kiện này ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907)

    Văn kiện này là một bản sao của chính bản do thiền sư Tâm Thanh Tịch Tràng thực hiện ngày 15 tháng 5 năm 1958 lúc ấy đang trú tŕ chùa Linh Sơn, có chứng thực của Đại diện Hội đồng xă Vạn Lương ngày mồng 3 tháng 6 cùng năm cũng như sự xác nhận của Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh Hoà ngày 30 tháng 9 năm 1958.
    Văn kiện này hiện chỉ có 2 tờ giấy bổi láng, khổ 14x20, đóng chung với bản sao 6 văn kiện cúng ruộng đất khác của chùa Linh Sơn và được Đại diện hội đồng xă Vạn Lương chứng thực vào cùng một ngày. Nội dung viết bằng chữ Hán như sau:

    Đệ tử Nguyễn Như Đạt, tự Giải Nghĩa, hiệu Hoằng Thâm chùa cổ tích Long Sơn xă Phú Cang tổng Phước Tường nội phủ Ninh Hoà trăm lạy xin thưa về việc phụng cúng tự điền cùng trần t́nh sự duyên:
    Đạt từ lúc nhận giới điệp của bổn sư tới nay, vui thấy mây từ, mừng gội mưa pháp, bốn ân tưởng đến, thường quấn tấc ḷng, nhưng không biết làm sao. Ḷng trái với việc, t́nh bị cảnh trở đến nỗi ngổn ngang chưa định, mịt mờ không thông. Những đêm thanh vắng lúc tham thiền tưởng nhớ, th́ ḷng trần vứt hết, bèn may mắn mở được một con đường giác ngộ.
    V́ thế, Đạt không tiếc những ǵ ḿnh có, chỉ muốn dùng đem để trả ơn. Đạt xin đem những pháp khí, tự sản cùng tự điền của Đạt (16 mẫu) đưa vào chùa cổ tích Long Sơn để tiện về một mối. C̣n ba mẫu th́ xin dâng cúng cho chùa Linh Sơn của bổn sư để biểu nghĩa thầy tṛ, ba mẫu th́ đem dâng cúng cho chùa Long Ḥa nơi ḿnh ở để đáp lại ơn đất nước.
    Cúi mong hoà thượng bổn sư treo cao trời tuệ, tác đại chứng minh, duỗi ḷng xét nhận hầu giúp tâm thành của Đạt vươn thấu tới hư không, để cho một tấm hạ t́nh của Đạt chóng tiêu hết những lo lắng trần tục. Đạt khôn xiết cảm tạ đội ơn.
    Nay ruộng ba mẫu đem dâng cúng có ǵ cũng đem nơi chốn kê ra dưới đây. Nay lời dâng cúng ruộng xin kê:
    Dâng cúng ruộng 3 mẫu toạ lạc tại xứ Đồng Bé (đông giáp ruộng chùa và sông, tây giáp ruộng chùa, nam giáp đường sông và bắc giáp ruộng chùa).
    Sở ruộng 3 mẫu.(hạng nhất 7 sào, hạng nh́ 8 sào, hạng ba một mẫu và hạng tư 5 sào)
    Ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907).
    Bổn xă đồng kư.
    Xă Vinh Huề bổn xă đồng kư.
    Đệ tử hiệu Hoằng Thâm tự kư.
    Vâng viết lời: Đệ tử Phạm Ngũ Giáo tự kư.

    (đọc tiếp chương III)