www.todinhlinhson.com

mục lục

 

trang b́a

  • Thích Viên Giác & Thích Thiện Hiền
  • Linh Sơn Hành Khúc

  • Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận

  • thơ
  • Thiền Sư Minh Tịnh
  • chân dung

  • Ḥa Thượng Thích Tịch Tràng
  • chân dung
    tiểu sử
    một vài h́nh ảnh
  • Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ
  • Bài Minh
    câu đối
  • Giác Tâm
  • Nhớ Thầy
  • Thích Thiện Hiền
  • Hồi Kư về HT Thích Đức Nhuận
    Tâm T́nh Linh Sơn
    Cúng Thầy
    Ngủ Quên
    Vay Trả Tứ Đại
  • Hoài Thu Tử Lê Văn Long
  • Linh Sơn Ngày Về
    Linh Sơn 12 tháng nhớ
  • Nguyên Kim
  • Nén Hương Tưởng Niệm
  • Tâm Nhiên
  • Vạn Ninh - Linh Sơn
    Mái chùa xưa
    Thế Tôn Ca
    Nụ cười Linh Sơn
    Linh Sơn ngh́n năm
    vườn mây trắng
  • Lê Mạnh Thát
  • Tư Liệu Mới về Bồ Tát Thích Quảng Đức
    tựa
    chương I
    chương II
    chương III
    chương IV (kết)
     

     

    MỘT SỐ TƯ LIỆU MỚI VỀ BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
    TRÍ SIÊU - LÊ MẠNH THÁT

    CHƯƠNG IV
    MẤY NHẬN XÉT

    Thông qua 27 văn kiện vừa công bố trên, trong đó có 14 văn kiện trực tiếp liên hệ đến Bồ tát Quảng Đức, chúng ta rút ra mấy nhận xét sau:
    Thứ nhất, đối với Bồ tát Quảng Đức, kể từ lúc xuất gia vào khoảng năm 1904 cho đến trước năm 1945, trong hơn 40 năm này, ngoài thời gian c̣n nhỏ, bồ tát đă có những hoạt động Phật sự rất sớm. Chẳng hạn, Văn kiện ngày mồng 6 tháng 6 năm Khải Định thứ 2 (1917), tức Văn kiện số 20 của Chương III, đă ghi nhận vào thời điểm ấy, lúc mới 20 tuổi, bồ tát đă giữ chức tri sự của tổ đ́nh Long Sơn. Tri sự là một chức vụ tương đối quan trọng trong chùa, chỉ đứng sau vị trú tŕ hay giám tự, lo quán xuyến đời sống kinh tế của chùa từ việc ăn uống hằng ngày của tăng chúng cho đến kỵ giỗ tu sửa xây cất chùa.
    Chùa Long Sơn lúc ấy không phải ngôi chùa nhỏ nằm trong một vùng heo hút không có người ở. Trái lại, bấy giờ, cũng từ Văn kiện số 20 vừa nêu, ta biết bổn sư của Bồ tát là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm đang làm giáo thọ, c̣n giám tự chùa là thiền sư Vô Vi. Ngoài ra, căn cứ vào Văn kiện ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907) về việc cúng ruộng của thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm công bố ở Chương II trên, ta biết tối thiểu chùa Long Sơn có tới 16 mẫu ruộng phải quản lư. Chắc chắn Bồ tát Quảng Đức với tư cách tri sự của chùa phải trực tiếp coi sóc 16 mẫu ruộng vừa nêu, ngay cả khi ta giả thiết Bồ tát đem ruộng cho người làm mướn.
    Sự thật th́ việc đem ruộng chùa cho mướn tại vùng Vạn Ninh vào thời điểm ấy không xảy ra phổ biến, như ta tưởng. Chỉ cần đọc lại Văn kiện ngày 10 tháng giêng Bảo Đại 16 (1941), tức Văn kiện số 5, ta thấy vào thời điểm ấy việc trùng tu tổ đ́nh Linh Sơn thiếu tiền, Bồ tát Quảng Đức muốn cho mướn ruộng, để lấy thêm tiền chi trả việc trùng tu, bồ tát phải viết văn kiện ấy để xin quan huyện Vạn Ninh cho phép. Điều nầy chứng tỏ việc cho mướn để lấy tiền thu tô không đơn giản chút nào, chùa phải tŕnh cho chính quyền huyện cho phép mới thực hiện được. Và đó là chưa kể phải thông qua sự cho phép của chính quyền sở tại là lư hào xă Hiền Lương. V́ thế, mười sáu mẫu ruộng của chùa Long Sơn thời đó phải được tri sự chùa Long Sơn là bồ tát Quảng Đức trực tiếp canh tác.
    Sau thời gian làm tri sự chùa Long Sơn, và khi bổn sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm viên tịch vào năm 1921, bồ tát Quảng Đức thọ tang thầy ḿnh xong, đă đến cầu pháp với thiền sư Thanh Chánh Quảng Đạt Phước Tường (1867-1932) tại chùa Thiên Bửu (thượng) xă Điềm Tịnh ở Ninh Ḥa khoảng những năm 1925 về sau nếu kể luôn 3 năm nhập thất tại ḥn Núi Đất thôn Mỹ Trạch xă Ninh Hà huyện Ninh Ḥa. Chính v́ cầu pháp với thiền sư Thanh Chánh Quảng Đạt Phước Tường, nên Bồ tát mới có thêm pháp hiệu Nhơn Tri. Nhân đây, cần nói thêm là sau khi thiền sư Hoằng Thâm viên tịch, một số đệ tử đă đến cầu pháp với thiền sư Phước Tường, nên có các pháp hiệu Nhơn Thọ, Nhơn Hoằng, Nhơn Sanh, Nhơn Duệ v.v…
    Đến năm 1933, Bồ tát đă đến trùng tu lại chùa Thiên Ân xă Phước Thuận nay là xă Ninh Đông huyện Ninh Ḥa, rồi đến năm 1937 đă làm đơn xin sắc tứ cho chùa Thiên Ân. Trước đó, năm 1935, Bồ tát đă đến khai sơn chùa Thiên Lộc trên đỉnh đồi Núi Đất, như biển chùa Thiên Lộc đă ghi (hiện đang treo tại chùa Thiên Tứ). Tiếp theo, sau khi tổ Thiên Hương viên tịch vào đầu năm 1939, bồ tát Quảng Đức đă được mời về làm trú tŕ tổ đ́nh Linh sơn. Một loạt văn kiện do bồ tát Quảng Đức viết để quyên góp cho việc trùng tu tổ đ́nh Linh Sơn cùng việc xin sắc tứ cho tổ đ́nh đă xuất hiện từ những năm 1940 đến năm 1944. Không những thế, bồ tát c̣n đứng ra mở rộng đất đai của chùa.
    Như vậy, thông qua số văn kiện liên hệ đến Bồ tát Quảng Đức, ta có nhận thức rơ hơn về các hoạt động Phật sự của Bồ tát trong nửa đầu thế kỷ XX. Đây là giai đoạn hoạt động hết sức tích cực của Bồ tát Quảng Đức tại vùng Vạn Ninh cũng như tỉnh Khánh Ḥa, mà kết quả là 14 ngôi chùa đă có những gắn kết với Bồ tát. Theo thống kê th́ trong đời của Bồ tát đă trùng tu và khai sơn 31 ngôi chùa, trong đó 17 ngôi ở miền Nam và 14 ngôi ở miền Trung. Về 14 ngôi ở miền Trung này, ta hiện đă xác minh được.
    Có một chi tiết mà Văn kiện ngày 12 tháng 6 năm Bảo Đại thứ 12 (1937), tức Văn kiện số 2 ở trên đề cập tới là việc Bồ tát Quảng Đức có gốc gác là “nguyên tùng cửu phẩm bá hộ cổ tích Thiên Ân tự yết ma”. Thế th́, tại sao vị Yết ma Quảng Đức của chùa Thiên Ân lại có chức tùng cửu phẩm bá hộ. Phải chăng để hợp thức hoá việc xuất gia của Bồ tát Quảng Đức nên thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm đă mua cho Bồ tát 1 hàm tùng cửu phẩm văn giai và chức bá hộ, để khỏi bị sưu dịch ở quê nhà, khi Bồ tát đă đến tuổi trưởng thành? Điều này c̣n cần làm rơ thêm trong tương lai.

    Để có một quá tŕnh hoạt động Phật sự tích cực, dẫn cuối cùng đến sự kiện lịch sử vị pháp thiêu thân ngày 11 tháng 6 năm 1963, tức ngày 20 tháng 4 nhuận năm Quư Măo, bồ tát đă có sự giáo dưỡng tác thành của thầy tổ, đặc biệt là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm chùa Long Sơn và tổ Chơn Hương Thiên Quang của tổ đ́nh Linh Sơn. Qua các văn kiện, từ số 15 đến số 27 công bố trên, ta thấy các vị thầy tổ này đă có những hoạt động Phật sự tích cực không kém trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh bảo vệ Phật giáo trong giai đoạn đất nước đang trải qua cuộc đấu tranh để phục hồi chủ quyền của đất nước. Những văn kiện vừa nêu từ đó đă cho ta một cái nh́n khá rơ nét không chỉ về bồ tát Quảng Đức cùng thầy tổ, mà c̣n cả về một giai đoạn Phật giáo và đất nước đầy những biến cố bi hùng.
    Thứ hai, về thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, với văn kiện cúng 22 mẫu ruộng cho ba chùa là Long Sơn, Linh Sơn và Long Ḥa vào năm Duy Tân thứ hai, ta biết thiền sư chắc chắn xuất thân từ một gia đ́nh tương đối khá giả. Chỉ có vấn đề là trong văn kiện cúng ruộng ấy, thiền sư đă nói chuyện đem “pháp khí tự sản tinh tự điền”, tức pháp khí, tài sản của chùa cùng ruộng chùa, để đem cúng cho ba chùa vừa nói. Vậy, phải chăng ruộng mà thiền sư đem cúng cho các chùa, là ruộng thuộc ngôi chùa tư của cha mẹ thiền sư ?
    Sự thật tên chùa Long Sơn xuất hiện từ việc đúc chuông vào tháng 2 và cúng ruộng vào tháng Chạp của năm Duy Tân thứ 2 (1907). Trước đó ngôi chùa này có tên là Thánh Kinh, mà ta c̣n thấy xuất hiện trong bài minh chùa Long Sơn. Nói rằng năm Thành Thái thứ 10 (1899) tổ Hoằng Thâm dựng chùa Long Sơn, thực ra là dựng chùa Thánh Kinh này. Cho nên, khi văn kiện cúng ruộng cho chùa Long Sơn, Linh Sơn và Long Hoà ghi là đem “tự điền và tự khí” để cúng, th́ thực chất là đồ dùng và ruộng đất của chùa Thánh Kinh vừa nói.
    Theo lời truyền lại của các vị bô lăo làng Phú Cang, th́ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thiền sư Hoằng Thâm đă phát canh nhiều ruộng đất tại làng ấy. Làng nầy là một làng tiếp giáp với rừng, có một cánh đồng khá rộng dưới chân núi. Số ruộng, mà thiền sư Hoằng Thâm đem cúng cho ba chùa, phải chăng là số ruộng phát canh mà dân làng nói tới ? Đây là một vấn đề cần nghiên cứu thêm, mới có thể làm rơ được.
    Thứ ba, về tổ Chơn Hương Thiên Quang, dù gốc gác từ Phú Yên vào hoằng hoá tại vùng Vạn Ninh, tổ đă có một ảnh hưởng rất lớn lên người dân vùng nầy. Nhờ thế, tổ đă huy động được sự đóng góp của nhiều giới Phật tử vào các Phật sự khác nhau từ việc xây chùa đúc tượng cho đến việc mở rộng đời sống hoạt động kinh tế của chùa. Đặc biệt là tổ đă thành công đào tạo được một lớp đệ tử mà sau nầy đủ khả năng và đức độ để giáo dưỡng và tác thành nên bồ tát Quảng Đức.
    Không những thế, sinh hoạt Phật sự thông qua việc quyên góp và lễ hội của chùa đă tạo nên một dạng tổ chức Phật giáo nối kết những người Phật tử tại những địa phương khác nhau thành một tập thể có tính thống nhất, nhằm thực hiện những công tŕnh Phật giáo. Dạng tổ chức nầy cho đến bây giờ chưa có một nghiên cứu đầy đủ. Hai mươi hai Văn kiện trên sẽ giúp cho chúng ta một phần tư liệu cho công tác nghiên cứu vừa nêu. Nói tóm lại, số tư liệu liên hệ tới những hoạt động Phật sự của bồ tát Quảng Đức tại vùng Khánh Ḥa như vậy đang hứa hẹn nhiều cái nh́n mới về t́nh h́nh Phật giáo của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX với nhiều biến cố của nó.
    Thông qua các văn kiện này, vấn đề truyền thừa trong ḍng thiền của bồ tát Quảng Đức đă có thể được vẽ lại. Ta đă biết thầy của bồ tát Quảng Đức là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm (1865-1921) và thầy của tổ Hoằng Thâm là thiền sư Chơn Hương Thiên Quang (1862-1939). Thiền sư Thiên Quang, ta đă biết xuất gia với tổ Ấn Chánh Tổ Tông Huệ Minh (?-1904) tại chùa Bảo Lâm ở Phú Yên. Tổ Ấn Chánh có nhiều đệ tử kế thừa, mà một trong số đó ta hiện có tư liệu phú pháp là thiền sư Chân Tâm Đạo Tánh Pháp Thân với bài kệ:
    Chánh pháp trung diệu lạc
    Vật trục tà kiến mê
    Cổ kim đa hiền thánh
    Giải liễu tức bồ đề
    (Vui mầu trong chánh pháp
    Thấy bậy chớ theo mê
    Xưa nay nhiều hiền thánh
    Hiểu được tức bồ đề)
    Tổ Ấn Chánh lại là đệ tử của tổ Chương Như Tông Chí Từ Ư tại chùa Thiên Hưng thôn Hội Phú xă An Ninh Đông huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Và tổ Chương Như lại là đệ tử của tổ Toàn Thể Vi Lương Linh Nguyên. Toàn Thể là tác giả của Từ Quang tự sa môn Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm nhân do sự tích chí viết vào năm Giáp Tư của vua Gia Long (1804) và là anh em đồng sư với một tác gia nổi tiếng của lịch sử văn học và Phật Phật giáo Việt Nam là Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài (1757-1834). Những tác gia này đều là học tṛ của một tác gia nổi tiếng khác là Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm (1726-1798). Đây là lư do giải thích tại sao Hứa sử truyện văn của Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài lại xuất hiện tại chùa Long Sơn của bồ tát Quảng Đức. Tổ Pháp Chuyên lại là đệ tử của tổ Thiệt Dinh Chánh Hiển Ân Triêm (1712-1796). Tổ Thiệt Dinh là cao đệ của tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo (1670-1746), người đă khai sáng ra ḍng thiền Chúc Thánh tại nước ta. Cây thiền phả của bồ tát Quảng Đức do thế có thể vẽ lại như sau:
    Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo
    Thiệt Dinh Chánh Hiển Ân Triêm
    Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm
    Toàn Thể Vi Lương Linh Nguyên
    Chương Như Tông Chí Từ Ư
    Ấn Chánh Tổ Tông Huệ Minh
    Chơn Hương (?) Thiên Quang
    Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm
    Thị Thuỷ Hạnh Pháp Quảng Đức
    Trên đây là một số nhận xét về những đóng góp của số tư liệu mà ta vừa phát hiện ở vùng Vạn Ninh. Đó là những tư liệu cực kỳ quư giá giúp ta hiểu một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng của dân tộc và Phật giáo tại một địa phương đất không rộng người không đông. Không những thế, đối với cuộc đời của bồ tát Quảng Đức, chúng cống hiến cho ta một cái nh́n rơ hơn về cuộc đời ấy trong nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt giúp ta tạo nên một niên biểu chi tiết cho bồ tát Quảng Đức.
    Năm Sự kiện
    1897 Bồ tát Quảng Đức sinh
    1898 Tổ Hoằng Thâm khai sơn chùa Thánh kinh
    1903 Bồ tát đến ở với tổ và đổi tên là Nguyễn Văn Khiết
    1907 Tổ Hoằng Thâm đổi chùa Thánh Kinh làm chùa Long Sơn, đúc đại hồng chung và đem 6 mẫu ruộng chùa Long Sơn cúng cho chùa Long Hoa và tổ đ́nh Linh Sơn
    1914 Bồ tát được gởi vào chùa Linh Sơn ở Cam Ranh tham học với thiền sư Thiện Tường
    1917 Bồ tát làm tri sự chùa Long Sơn
    1921 Tổ Hoằng Thâm viên tịch
    1925 Bồ tát vào tổ đ́nh Thiên Bửu, tham học với thiền sư Thanh Chánh Quảng Đạt Phước Tường (1867-1932)
    1927 Bồ tát nhập thất tại Núi Đất
    1933 Bồ tát trú tŕ chùa Thiên Ân
    1935 Bồ tát dựng chùa Thiên Lộc tại Núi Đất
    1936 Bồ tát xuống trú tŕ chùa Thiên Lộc, đúc 2 chiếc chuông gia tŕ hiện c̣n, một ghi Trú tŕ hiệu Quảng Đức kiến tạo Ất Hợi niên (1935) thập nhất nguyệt cát nhật và một ghi Hoà thượng hiệu Nhơn Tri kiến tạo, Bính Tư Bảo Đại thập nhất niên (1936) thất nguyệt thu
    Làm chứng minh cho hội Phật học Ninh Hoà và có thời gian đến trú tŕ chùa Khánh Long.
    1937 Khai sơn chùa Long Hà
    1940 Bồ tát về trú tŕ chùa Linh Sơn
    1941 Trùng tu tổ đ́nh Linh Sơn và chứng minh cho chùa Bảo Sơn dựng lại
    1942 Bồ tát chủ tŕ đón nhận bằng sắc tứ tổ đ́nh Linh Sơn
    1944 Trùng tu chánh điện tổ đ́nh Linh Sơn và mở rộng đất tổ đ́nh.